Đối với người dùng wordpress, kể cả trên hosting cá nhân hay dịch vụ wordpress.com, chúng ta đều có 2 phương thức phân loại bài viết là Catergory (Chuyên mục) và Tag (Thẻ). Để đạt được hiệu quả cao đối với cả bộ máy tìm kiếm và người sử dụng, ta nên vận dụng tối đa các thẻ keyword cho phần tag và phân loại đúng phân mục cho phần catergories. Catergory là gì ? Catergory (chuyên mục) là một trong những thành phần chính của website, nó giúp bạn tổng hợp và phân loại bài viết một cách khái quát nhất, thường thì catergory sẽ được xác định trước khi viết bài. Trên sitemap, hầu hết bài viết sẽ được hiển thị theo chuyên mục và hơn thế, mỗi chuyên mục trong wordpress sẽ có một rss feed riêng ! Ví dụ về các catergory trong một weblog mua bán xe máy: Suzuki, Honda, Yamaha, … bla bla Tag là gì ? Tag (hay còn gọi là đánh dấu, thẻ nội dụng, thẻ keyword,…) nhằm giúp bạn miêu tả và phân loại chi tiết hơn so với catergory, chúng không cố định và có thể thay đổi cũng như tương tác tốt giữa các bộ máy tìm kiếm. Thường thì tagsđược liệt kê sau khi bạn viết bài hoặc sử dụng những tags đã có trước đó. Bạn có tùy chỉnh cho việc hiển thị các thẻ tags này bằng widget Tags Cloud hay Cloud of Tags. Ví dụ trong bài viết về xe bắp xào, bạn có thể đánh dấu với các tag: tay ga, một động cơ, một máy, làm mát bằng gió,.. Tag và catergory trong SEO Trong SEO hay đúng hơn là trong con mắt của các bộ máy tìm kiếm, Catergory là thành phần lớn hơn và có giá trị hơn so với tag nhưng không thể phụ nhân sự xuất hiện và định hướng rất cừ của tags, nếu phân loại theo ví dụ tôi đã đưa ở trên, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm đặc điểm loại xe mà họ muốn thay vì tham khảo theo hãng, đây giống như việc phân loại thêm các sub-catergory nhưng nếu chỉ dùng catergory thì phân loại này sẽ lên đến vài chục thậm chí vài trăm mục ! Trong khi SEO, không phải việc xây dựng liên kết là rất quan trọng đó sao, cả catergory và tag đều cho bạn những liên kết rất liên quan đến bài viết, tạo các internal link hữu hiệu tuy nhiên bạn nên xây dựng tag phù hợp cho mỗi bài viết và phân loại sao cho tốt nhất, phù hợp nhất với nội dung và khi lướt thì người dùng cảm thấy thoải mái, đừng quá spam thẻ tag, phân loại lung tung và chọn cho một bài viết quá nhiều catergory, điều này dễ khiến trang liệt kê bài viết theo tag và cat bị dính vào duplicate content (trùng nội dung). Tóm lại, bạn nên vận dụng tối đa thẻ tags và phân loại đúng cat cho bài viết. Nhất là đối với những bạn sử dụng wordpress.com, các bài viết có tags liên quan sẽ được hiển thị tại trang tags như một directory của dịch vụ.
Backlink noffolow có tác dụng SEO hay không?
cho hỏi chút
Bên mình làm về camera thì áp dụng didital marketing thế nào cho phù hợp?
Có bác nào biết cách thoát bị phạt khi bị kện đạo luật DMCA không?
Thoát khỏi hình phạt tài khoản SPAM
Vào một ngày đẹp trời như bao ngày, sau khi vò đầu bứt tai nghĩ ra được một bài viết khá hay và đăng tải lên website, công việc của tôi cũng như một SEOerthường làm là mang link đi chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook, G+, Twiffer ...Chém gió đủ kiểu, buồn hành bóc lạc trên facebook chán chê tôi chuyển mình qua chiến trường Google Plus, nơi hội tụ những anh tài và luôn thường trực những cạm bẫy bất ngờ của Google. Khi vừa lướt qua GPlus(G+), tôi chợt nhận ra một dấu hiệu bất thường khác với mọi ngày, "sao Plus của mình hôm nay tải chậm vậy" - ý nghĩ đó chưa kịp tắt thì một dòng chữ trắng kèm theo nền đỏ rực hiện lên trên đầu trang GPlus của tôi "Tiểu sử của bạn bị tạm ngưng vì vi phạm chính sách về spam của chúng tôi". Nhìn cái dòng text thấy quen quen, hình như tôi chưa gặp bao giờ trên Plus của bản thân, copy dòng text và tôi bắt đầu tìm hiểu về ý nghĩa vĩ đại của nó. Đầu tiên là quăng nó lên facebook, và tôi cũng chẳng phải chờ lâu hay tìm kiếm ở đâu nữa, một loạt những comment, phản hồi mang tính chất tiêu cực cho cái status của tôi. Tóm tắt lại tôi hiểu rằng tài khoản của tôi đang bị Google cấm vì cố tình thải rác lên chính GPlus của mình. Tôi bắt đầu hỳ hụi tìm giải pháp cứu vãn kiếp nạn này, người bảo tôi để đó 1 tháng, người bảo tôi vứt bỏ tài khoản đó đi và lập tài khoản khác, sàng lọc ý kiến tôi chợt nhận được một ý kiến khá hay, tôi bắt đầu làm theo, đầu tiên là chỉnh sửa tên tài khoản GPlus, bổ sung 100% các thông tin trong hồ sơ, khâu trùng tu lại tại khoản đã xong, vì chịu trách nhiệm quản lý site cho công ty thiết kế website VinaGlue nên tôi tiến hành xác nhận Google Authorship cho các link chính trên tường, liên quan đến site tôi quản lý và xóa toàn bộ các link spam cùng nội dung, các status giống nhau đến trên 90%. Công việc tươm tất, tôi tiến hành gửi hồ sơ của mình lên Google để mong “Ô Pa” xem xét lại và chờ ngày đáo hạn kiếp tù. 3 ngày trôi qua, tôi lại liên tục gửi hồ sơ xem xét vì có lẽ Google bận quá nên không kiểm duyệt hết, không được “spam” trên G+ quả là một thiệt thòi so với anh em SEOer, vì thế tôi kiên trì bám trụ với tài khoản và click chuột của mình. 5 ngày trôi qua, vẫn thói quen viết bài xong và ném lên chiến trường G+, tôi chợt nhận thấy điều kỳ lạ tôi có thể gửi được link, comment, chém + bằng tài khoản của mình như ngày trước. Không đến nỗi phải la lên vì sung sướng, nhưng ruột gan cứ nhảy múa vì tài khoản của tôi sau 5 ngày đã được giải thoát. Và tôi tự thưởng bằng việc quăng tiếp 1 link lên tường nhà , rồi sang facebook la lối với anh em. Sau vụ này, tôi nghiệm ra một điều, tại sao tài khoản facebook của tôi hoạt động tương đương G+, cũng đăng link chém G+,…và hình phạt của hai “Ô Pa” khá giống nhau. Nhưng tài khoản facebook của tôi chưa bao giờ bị phạt, đơn giản tôi không coi facebook là cái thùng rác nhưng tôi lại làm điều ngược lại với G+. Các SEOer hãy chú ý điều này để tránh dính hình phạt của các mạng xã hội, forum, blog… Kết hợp hài hòa giữa những đoạn text, đường link, hình ảnh, thường xuyên quan tâm comment, like, + tới những tài khoản có trong vòng bạn bè sẽ tạo sự thân thiện cho tài khoản của bạn.
Cho em hỏi web mới thì đi bao nhiều backlink một ngày
Em làm website được 3 tháng rồi giời mới bắt đầu đi backlink,thì theo các pro mỗi ngày thì nên đi bao nhiêu backlink là tốt nhất ak?Và số lượng mỗi ngày tăng dần lên như thế nào ak?
Chia sẻ cách check từ khóa cho newbie
Đã dùng qua nhiều phần mềm như rankcheker, ranking.helu.vn hay spineditor nhưng thấy kết quả chỉ tương đối chứ không chính xác hết được . Tốt nhất check bằng tool lấy vị trị rồi check tay lại (sai số có nhưng sẽ dễ kiểm soát).
Cả nhà cho em hỏi seo không dấu và seo có dấu?
Mình có một vấn đề thắc mắc về SEO mong anh em tư vấn giúp: Bình thường mình tự viết bài, nội dung của mình luôn có dấu đầy đủ, cả thẻ title và meta cũng vậy. Nhưng khi người dùng search google, có những người sẽ search không dấu. Ví dụ thay vì "thủ thuật máy tính", họ lại tìm "thu thuat may tinh". Mình muốn hỏi là: anh em có viết không dấu ở đâu đó (onpage hoặc offpage) để SEO không? Và cách làm như thế nào ạ?
Bạn đã hiểu rõ về dữ liệu SEO?
SEO là một chiến lược phụ thuộc vào báo cáo số liệu khách quan và phân tích để có hiệu quả; nếu bạn không lắng nghe những dữ liệu khi nó cho bạn biết bạn đang làm gì đó sai, bạn có thể tự hủy hoại mình. Mặt khác, nếu bạn phân tích các dữ liệu một cách chính xác, bạn sẽ có tất cả nhưng hãy đảm bảo cho mình một con đường vững chắc về tương lai. Google Analytics và hàng trăm nền tảng phân tích trực tuyến tuyệt vời khác có thể cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu hơn bạn nghĩ bạn cần. Đối với chúng, bạn cần phải đặt ra những câu hỏi đúng về dữ liệu của bạn.
1. Tôi đã tạo ra những tiến triển gì cho các mục tiêu đó? Hãy xem những con số minh họa cho tiến trình hướng tới mục tiêu của bạn như thế nào. Ví dụ, giả sử bạn đang hy vọng tăng 50% lưu lượng truy cập tự nhiên trong 6 tháng đầu năm nay. Sau 6 tháng đầu tiên, bạn đã nhìn thấy có sự gia tăng về lưu lượng truy cập hay không? Đây là một câu hỏi cơ bản nhưng nó thường bị bỏ qua, mọi người có xu hướng nhìn vào những dữ liệu "tiến bộ" mà không đặt nó vào bối cảnh mục tiêu cuối cùng của họ. 2. Mục tiêu của tôi là gì? Bạn đã quen với các mục tiêu của bạn là gì chưa? Mục tiêu cụ thể của bạn là bạn đang cố gắng để tạo ra nhiều chuyển đổi? Bạn đang tập trung hoàn toàn vào lưu lượng truy cập? Những loại tăng trưởng lưu lượng truy cập nào mà bạn hy vọng có? Khoảng thời gian nào bạn cần nhìn lại? Điều này sẽ giúp bạn xác định các khu vực trọng điểm và kế hoạch bạn cần để đánh giá sự tiến bộ của bạn. 3. Mọi thứ đã thay đổi như thế nào? Ở đây, bạn sẽ muốn xem xét một loạt các điểm dữ liệu khác nhau. Hãy tìm ra những giá trị bên ngoài và những thay đổi ảnh hưởng từ các chuẩn mực bạn đang sử dụng. Ví dụ, giả sử tỷ lệ thoát đột nhiên tăng vọt hoặc một trong các trang nội bộ của bạn trở nên phổ biến, đây là thông tin quan trọng có thể cho bạn biết về cách thức một trong những thay đổi gần đây ảnh hưởng đến hành vi người dùng của bạn. 4. Tại sao thay đổi này xảy ra? Thật khó để xác định nguyên nhân của một sự thay đổi trong một chiến dịch SEO nhưng điều quan trọng là bạn phải cố gắng. Ví dụ, nếu bạn khởi động một chiến lược nội dung của bạn và thấy một sự gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên, ngay lập tức bạn sẽ nghĩ rằng chiến lược nội dung của bạn sẽ có hiệu quả. Điều này là có thể nhưng hãy nhìn vào mọi thứ xung quanh nó để cô lập những nguyên nhân cốt lõi thực sự.
5. Điểm khác biệt là như thế nào và tôi mong đợi những gì? Điều quan trọng là phải làm rõ sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả mong đợi của bạn, vì điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược SEO của bạn. Nó buộc bạn thử thách với các giả định của bạn và chấp nhận thực tế rằng những ý tưởng của bạn có thể sai mà hầu hết các nhà marketing sợ phải thừa nhận. Ví dụ, giả sử bạn vừa mới tung ra một chiến dịch truyền thông xã hội mới nhưng lưu lượng truy cập xã hội của bạn không phát triển nhiều như bạn nghĩ. Tại sao vậy? 6. Những thay đổi nào là đáng chú ý? Hãy đào sâu hơn vào những thay đổi lớn trong báo cáo của bạn để tìm hiểu những thay đổi. Ví dụ, giả sử bạn nhìn thấy một sự gia tăng lưu lượng truy cập lớn trong một tháng. Nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng này? Những trang nào đang đi tiên phong? 7. Tôi có thể bị mất những gì? Đây là một câu hỏi lớn và rất khó để trả lời nhưng nó là một cách quan trọng để thách thức chính bạn. Hãy suy nghĩ về tất cả các điểm dữ liệu, tất cả những thay đổi. Bạn được kích thích để tìm ra bạn đã làm sai điều gì đó, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội để cải thiện. Tìm hiểu về khóa học seo
Chia sẻ cách lấy backlink tự nhiên
"Đừng mong đợi mọi người sẽ dẫn link tới website của bạn trong các bài viết của họ, chỉ có khoảng ít hơn 5% người sẽ tự động làm việc này. Nhưng có khoảng 20 – 25% người mà bạn email sẽ post lên facebook về bài viết của bạn. Điều này có thể giúp tăng lượng người truy cập website của bạn và một trong số đó có thể tiếp tục dẫn link của bạn đến các website khác."
Bạn có bao giờ mệt mỏi khi mọi người đều nói rằng nếu bạn tạo content thật tốt thì người khác sẽ tự động dẫn link bài viết của bạn trên website của họ. Điều đó có thể xảy ra trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu bạn đợi mọi người tự dẫn link bài viết của bạn về website của họ, bạn sẽ phải tốn rất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để tăng traffic website của mình. Vậy làm cách nào để có thể tạo backlinks mà không tốn nhiều thời gian? Làm theo 4 phương pháp dưới đây và bạn sẽ thấy traffic website bắt đầu gia tăng.
1. Dẫn link tới các website tương tự website của bạn Bạn có thể nghĩ rằng đây là lời khuyên điên rồ nhưng thật sự việc đặt link tới các website tương tự website của bạn là một cách cực kỳ hữu hiệu để xây dựng backlinks. Trước khi bạn đăng tải bài viết, bạn hãy xem qua các websites mà tôi dự định sẽ dẫn link và tìm địa chỉ email của người phụ trách các website này (có thể tìm trong phần Liên Hệ). Sau khi có được địa chỉ email, bạn hãy gửi cho họ một email với nội dung như sau:
Đừng mong đợi mọi người sẽ dẫn link tới website của bạn trong các bài viết của họ, chỉ có khoảng ít hơn 5% người sẽ tự động làm việc này. Nhưng có khoảng 20 – 25% người mà bạn email sẽ post lên facebook về bài viết của bạn. Điều này có thể giúp tăng lượng người truy cập website của bạn và một trong số đó có thể tiếp tục dẫn link của bạn đến các website khác.
2. Sử dụng Forums Bạn đã bao giờ sử dụng forums để đặt backlinks hay chưa? Có thể bạn sẽ ngại sử dụng phương pháp này do lo lắng về thuật toán chim cách cụt (Penguin Penalty) của Google. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng một cách phù hợp và tránh không spam quá nhiều link thì hoàn toàn không phải lo lắng. Ví dụ, SEOmxh và một số forum về SEO khác thường mở các topic thảo luận về cách tối ưu SEO. Trong mỗi chủ đề thảo luận như vậy có từ 300 – 700 comment tham gia và với chỉ 1 link bạn đặt vào topic này cũng chẳng hề gây hại gì. Khi comment trên forum, bạn phải tuân thủ đúng nguyên tắc:
Chú ý rằng nhất quyết không được spam trên forums, bạn nên có những câu trả lời có đầu tư về nội dung và phù hợp với chủ đề đang được thảo luận. Khi share link dẫn về website trên forums, bạn nên tránh sử dụng rich anchor text.
3. Tìm những backlink hỏng đến từ source website hoặc sản phẩm Backlink bị hỏng trong quá trình xây backlinks sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc SEO nếu bạn không tập trung sửa chúng. Rất nhiều blogs hay website có những backlinks hỏng tuy nhiên không ít SEO-er bỏ qua việc sửa các link này. Cách tốt nhất để sửa backlink hỏng là tìm kiếm các link hỏng này trong source website. Tôi để ý rằng các SEO-er thành công thường ưu tiên việc sửa các link hỏng trong source website vì điều này đem lại nhiều traffic hơn so với việc tạo các backlinks mới. Để tìm những backlink hỏng trong source website, bạn có thể sử dụng công cụ Broken Link Finder. Bạn sẽ phải trả phí để sử dụng công cụ này nhưng xét về mặt giá trị nó đem lại thì đáng để thử Nếu bạn quyết định sử dụng công cụ này, phải chắc rằng các từ khóa bạn tìm kiếm có chứa từ như “ resources” vì điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm chính xác các loại backlinks hỏng.
4. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm Bạn có biết rằng một số bài viết nổi tiếng và có lượng view cao đều là các bài viết chia sẻ kinh nghiệm. Làm thế nào để có thể thực hiện phương pháp này. Tất cả bạn cần làm là tìm các chuyên gia trong lĩnh vực website bạn đang hoạt động, sau đó email để hỏi xem họ có sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến trong bài viết của bạn. Hãy tập trung hỏi về điều này và đừng hỏi thêm bất cứ gì khác vì quá nhiều yêu cầu sẽ khiến cơ hội các chuyên gia trả lời email của bạn bị giảm đi. Bạn cần phải tìm được tối thiểu 30 chuyên gia để phát triển nội dung dạng chia sẻ kinh nghiệm này. Nên chọn những chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm và thành công thực tế để bài viết đáng tin cậy hơn. Khi email các chuyên gia này bạn nên thêm vào thời hạn để họ trả lời email. Thêm vào đó, bạn nên email nhiều gấp đôi số lượng chuyên gia mà bạn cần vì có thể có rất nhiều người sẽ không trả lời bạn. Khi đã đăng bài viết lên, bạn hãy email cho từng chuyên gia với nội dung như sau:
Tương tự như tip thứ #3, phương pháp này sẽ đem lại lượng người xem lớn từ các kênh social. Một số người xem có thể sẽ share link của bạn lên các website khác Kết luận Tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc bài viết tốt chưa chắc khiến người khác tự dộng dẫn link của bạn. Nếu bạn muốn xây dựng hệ thống backlinks, và quan trọng hơn là tăng traffic cho website, bạn cần phải thật chủ động. Hãy làm thử theo những phương pháp mà đã nêu ra trong bài viết này, bạn sẽ cảm nhận thấy độ hiệu quả bằng việc có thêm được backlinks và nhiều traffic đến từ search hơn. Bạn đồng thời sẽ nâng được lượng referral traffic đến website của bạn. Cuối cùng, để kiểm tra lại hiệu quả của tất cả việc này, các bạn hãy dùng một công cụ kiểm tra thứ hạng đáng tin cậy để xem thứ hạng tăng lên như thế nào nhé! Học seo ở đâu tốt
Tín hiệu của nội dung có chất lượng
Đối với SEO, phát triển "nội dung lớn" là những yêu cầu hàng đầu đòi hỏi thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Nội dung hấp dẫn, hữu ích là rất quan trọng đối với quá trình SEO bất chấp những điều kiện rập khuân. 1. Engagement Metrics (Số liệu gắn kết) Khi SE trả về một trang các kết quả, chúng có thể đo lường sự thành công của mình thông qua quan sát cách con người kết nối với các kết quả đó. Nếu bạn nhấn vào link đầu tiên, ngay sau đó nhấn "back" để thử với link tiếp theo. Điều này chỉ ra rằng bạn hoàn toàn không hài lòng với kết quả đầu tiên. Ngay từ khi mới bắt đầu, SE luôn cố gắng kiếm cho được "long-click" nơi người sử dụng khi họ click vào một kết quả mà không phải trở về trang tìm kiếm để thử lại ngay sau đó. Thực hiện tổng hợp thông qua hàng triệu triệu các truy vấn trong một ngày, máy tìm kiếm đã xây dựng lên một hồ bơi dữ liệu phong phú để đánh giáchất lượng của các kết quả mà SE trả về. 2. Máy học Năm 2011, Google cho ra mắt phiên bản Panda update - thuật toán xếp hạng, thay đổi đáng kể cách thức đánh giá chất lượng một trang web. Google cũng bắt đầu vận dụng đánh giá của con người, tìm kiếm nội dung "chất lượng thấp". Google sau đó cũng kết hợp vào máy những tính năng tương tự các đánh giá của con người. Một khi máy tính của họ có thể dự đoán một cách chính xác những đánh giá của con người cho một trang kém chất lượng, thuật toán được giới thiệu qua hàng triệu trang web đang hoạt động trên internet. Kết quả cuối cùng là một sự thay đổi địa chấn sắp xếp lại tới 20% trong tổng các kết quả tìm kiếm của Google. Để biết thêm thông tin về bản cập nhập Panda, tham khảo một sốbài viết hữu ích: 7 thuộc tính của link, và suy đoán sự thay đổi của google sau khi update panda 3.3 và Tối ưu hóa liên kết nội bộ phù hợp Google Panda. 3. Các mô hình liên kết Các công cụ sớm phát hiện ra rằng cấu trúc liên kết của trang web có thể đảm trách như một proxy cho các vote và độ nổi tiếng - các trang web và các thông tin chất lượng tốt hơn sẽ thu được nhiều link hơn các trang chất lượng kém và độ hữu ích không cao. Ngày nay, các thuật toán phân tích liên kết đã tiến bộ đáng kể, tuy nhiên những nguyên tắc này vẫn được áp dụng. Tất cả sự chú ý và phản ứng tích cực xung quanh nội dung được đưa đến bởi một trang mới được biến đổi từ bộ máy phân tích cú pháp của liên kết (và các thuật toán có giá trị). Thời gian, nguồn, anchor text, và số lượng link tới một site mới, tất cả được xem như các nhân tố tiềm năng cho các truy vấn liên quan tạicác máy tìm kiếm. Tưởng tượng rằng trang web không hề tuyệt vời như vậy, hay nói đó chỉ là trang web bình thường chẳng có bất cứ điều gì thú vị hay ấn tượng cả. Phác thảo nội dung: Đối với thành công của SE Đối với SEO, phát triển "nội dung lớn" là những yêu cầu hàng đầu đòi hỏi thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Nội dung hấp dẫn, hữu ích là rất quan trọng đối với quá trình SEO bất chấp những điều kiện rập khuân. Tất cả các tìm kiếm đều được thực hiện trên máy đi kèm với một mục đích đó là: tìm kiếm, tìm hiểu, giải quyết, mua bán, sửa chữa, hay chỉ đơn giản để hiểu. Các SE xếp hạng các trang web trên các kết quả tìm kiếm nhằm đáp ứng nhu cầu đó theo cách tốt nhất có thể. Và việc tạo ra nội dung đầy đủ, kỹ lưỡng nhất nhằm hướng tới nhu cầu của người tìm kiếm, cung cấp cho họ cơ hội tốt nhất để đạt thứ hạng cao nhất trong bảng tìm kiếm.