Em đang gặp khó khăn về tấc độ load web

Em đang gặp khó khăn về tấc độ load web

Hiện tại em đang tối ưu onpage mấy trang web Lúc đầu đo tốc độ trên trang Google pageSpeed là 40 55 trang chủ Tối ưu xong đo lại thấy lên đến 90% Vấn đề ở đây là e đang SEO trang chủ và trang dịch vụ nên tối ưu đơn giản hơn Còn trang Sản phẩm và các danh mục con Sản phẩm thì vẫn còn 60 65
Em đang gặp khó khăn về tấc độ load web
Hiện tại em đang tối ưu onpage mấy trang web
Lúc đầu đo tốc độ trên trang Google pageSpeed là 40 - 55 (trang chủ)
Tối ưu xong đo lại thấy lên đến 90%
Vấn đề ở đây là e đang SEO trang chủ và trang dịch vụ nên tối ưu đơn giản hơn
Còn trang Sản phẩm và các danh mục con Sản phẩm thì vẫn còn 60 -65 thôi
Theo các bác cần tối ưu hết trang web hay không hay chỉ cần tối ưu các trang mình SEO thôi
Q

Chia sẻ cách lấy backlink tự nhiên

A

"Đừng mong đợi mọi người sẽ dẫn link tới website của bạn trong các bài viết của họ, chỉ có khoảng ít hơn 5% người sẽ tự động làm việc này. Nhưng có khoảng 20 – 25% người mà bạn email sẽ post lên facebook về bài viết của bạn. Điều này có thể giúp tăng lượng người truy cập website của bạn và một trong số đó có thể tiếp tục dẫn link của bạn đến các website khác."

Bạn có bao giờ mệt mỏi khi mọi người đều nói rằng nếu bạn tạo content thật tốt thì người khác sẽ tự động dẫn link bài viết của bạn trên website của họ. Điều đó có thể xảy ra trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu bạn đợi mọi người tự dẫn link bài viết của bạn về website của họ, bạn sẽ phải tốn rất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để tăng traffic website của mình. Vậy làm cách nào để có thể tạo backlinks mà không tốn nhiều thời gian? Làm theo 4 phương pháp dưới đây và bạn sẽ thấy traffic website bắt đầu gia tăng.

1. Dẫn link tới các website tương tự website của bạn Bạn có thể nghĩ rằng đây là lời khuyên điên rồ nhưng thật sự việc đặt link tới các website tương tự website của bạn là một cách cực kỳ hữu hiệu để xây dựng backlinks. Trước khi bạn đăng tải bài viết, bạn hãy xem qua các websites mà tôi dự định sẽ dẫn link và tìm địa chỉ email của người phụ trách các website này (có thể tìm trong phần Liên Hệ). Sau khi có được địa chỉ email, bạn hãy gửi cho họ một email với nội dung như sau:

Chào [tên người phụ trách website] Mình chỉ muốn nói với [tên] rằng mình thấy [link website của họ] là một nguồn thật tuyệt để mình nhắc đến trên bài viết mới nhất của mình [link bài viết của bạn]. Mình biết [tên họ] cũng đang bận công việc nên không cần phải trả lời email này đâu. Nhưng nếu [tên] có ít thời gian rãnh thì hãy xem qua website của [tên] đã được mình nhắc đến như thế nào trên bài viết của mình, ắt hẳn sẽ làm cho [tên] vui đấy, và hãy thoải mái nếu [tên] muốn chia sẻ lại bài viết nhé. Cảm ơn, [Tên của bạn]

Đừng mong đợi mọi người sẽ dẫn link tới website của bạn trong các bài viết của họ, chỉ có khoảng ít hơn 5% người sẽ tự động làm việc này. Nhưng có khoảng 20 – 25% người mà bạn email sẽ post lên facebook về bài viết của bạn. Điều này có thể giúp tăng lượng người truy cập website của bạn và một trong số đó có thể tiếp tục dẫn link của bạn đến các website khác.

2. Sử dụng Forums Bạn đã bao giờ sử dụng forums để đặt backlinks hay chưa? Có thể bạn sẽ ngại sử dụng phương pháp này do lo lắng về thuật toán chim cách cụt (Penguin Penalty) của Google. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng một cách phù hợp và tránh không spam quá nhiều link thì hoàn toàn không phải lo lắng. Ví dụ, SEOmxh và một số forum về SEO khác thường mở các topic thảo luận về cách tối ưu SEO. Trong mỗi chủ đề thảo luận như vậy có từ 300 – 700 comment tham gia và với chỉ 1 link bạn đặt vào topic này cũng chẳng hề gây hại gì. Khi comment trên forum, bạn phải tuân thủ đúng nguyên tắc:  

"Chỉ share link khi link này thật sự liên quan tới comment của bạn hay chủ đề mà các thành viên forum đang thảo luận."​

Chú ý rằng nhất quyết không được spam trên forums, bạn nên có những câu trả lời có đầu tư về nội dung và phù hợp với chủ đề đang được thảo luận. Khi share link dẫn về website trên forums, bạn nên tránh sử dụng rich anchor text.

3. Tìm những backlink hỏng đến từ source website hoặc sản phẩm Backlink bị hỏng trong quá trình xây backlinks sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc SEO nếu bạn không tập trung sửa chúng. Rất nhiều blogs hay website có những backlinks hỏng tuy nhiên không ít SEO-er bỏ qua việc sửa các link này. Cách tốt nhất để sửa backlink hỏng là tìm kiếm các link hỏng này trong source website. Tôi để ý rằng các SEO-er thành công thường ưu tiên việc sửa các link hỏng trong source website vì điều này đem lại nhiều traffic hơn so với việc tạo các backlinks mới. Để tìm những backlink hỏng trong source website, bạn có thể sử dụng công cụ Broken Link Finder. Bạn sẽ phải trả phí để sử dụng công cụ này nhưng xét về mặt giá trị nó đem lại thì đáng để thử Nếu bạn quyết định sử dụng công cụ này, phải chắc rằng các từ khóa bạn tìm kiếm có chứa từ như “ resources” vì điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm chính xác các loại backlinks hỏng.

4. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm Bạn có biết rằng một số bài viết nổi tiếng và có lượng view cao đều là các bài viết chia sẻ kinh nghiệm. Làm thế nào để có thể thực hiện phương pháp này. Tất cả bạn cần làm là tìm các chuyên gia trong lĩnh vực website bạn đang hoạt động, sau đó email để hỏi xem họ có sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến trong bài viết của bạn. Hãy tập trung hỏi về điều này và đừng hỏi thêm bất cứ gì khác vì quá nhiều yêu cầu sẽ khiến cơ hội các chuyên gia trả lời email của bạn bị giảm đi. Bạn cần phải tìm được tối thiểu 30 chuyên gia để phát triển nội dung dạng chia sẻ kinh nghiệm này. Nên chọn những chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm và thành công thực tế để bài viết đáng tin cậy hơn. Khi email các chuyên gia này bạn nên thêm vào thời hạn để họ trả lời email. Thêm vào đó, bạn nên email nhiều gấp đôi số lượng chuyên gia mà bạn cần vì có thể có rất nhiều người sẽ không trả lời bạn. Khi đã đăng bài viết lên, bạn hãy email cho từng chuyên gia với nội dung như sau:  

Chào [tên chuyên gia] Mình chỉ muốn cảm ơn [tên] vì những kinh nghiệm của [anh/chị] chia sẻ trên bài viết của mình về [chủ đề bài viết của bạn] [Anh/chị] có thể tìm thấy bài viết tại [link bài viết của bạn], và tất nhiên mình cũng đã đặt link dẫn tới website của [anh/chị] rồi. Hãy thoải mái nếu [anh/chị] muốn chia sẻ lại bài viết cho fan của [anh/chị] nhé. Cảm ơn vì những đóng góp tuyệt vời của [anh/chị] [Tên của bạn]

Tương tự như tip thứ #3, phương pháp này sẽ đem lại lượng người xem lớn từ các kênh social. Một số người xem có thể sẽ share link của bạn lên các website khác Kết luận Tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc bài viết tốt chưa chắc khiến người khác tự dộng dẫn link của bạn. Nếu bạn muốn xây dựng hệ thống backlinks, và quan trọng hơn là tăng traffic cho website, bạn cần phải thật chủ động. Hãy làm thử theo những phương pháp mà đã nêu ra trong bài viết này, bạn sẽ cảm nhận thấy độ hiệu quả bằng việc có thêm được backlinks và nhiều traffic đến từ search hơn. Bạn đồng thời sẽ nâng được lượng referral traffic đến website của bạn. Cuối cùng, để kiểm tra lại hiệu quả của tất cả việc này, các bạn hãy dùng một công cụ kiểm tra thứ hạng đáng tin cậy để xem thứ hạng tăng lên như thế nào nhé! Học seo ở đâu tốt

Q

Mẹo SEO Video trên Youtube

A

Trong quá trình làm Internet Marketing, tôi được biết có rất nhiều cách để SEO thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn lên top Google. Nào là SEO Website, SEO Blog, SEO bài viết, SEO Slide, SEO Map, SEO Hình ảnh... Và còn một trong cách SEO rất hiệu quả nữa chính là SEO Video. Và hôm nay Quang Imark chia sẻ với các bạn về một số "Mẹo" SEO Video Youtube để lên top Google. Seo Video Youtube có hiệu quả như thế nào? Thứ nhất: Youtube là mạng xã hội Video lớn nhất thế giới với lượng truy cập vài triệu người một ngày. Thứ hai: Khi tìm kiếm từ khóa trên google thì kết quả trả về thường có một đến hai kết quả là Video youtube. Chính vì thế mà SEO Video Youtube rất hiệu quả và quan trọng. Sau đây, Quang Imark chia sẻ với các bạn một số cách để SEO cũng như marketing video 1 cách hiệu quả trên Youtube: Tối ưu nội tại của đoạn video khi đưa lên youtubeTiêu đề: Phải chưa từ khóa, không quá dài và nặp lại từ khóa càng tốt. + Mô tả: Phải chứa từ khóa, từ khóa lên lặp lại trong phần mô tả, .... và phải liên quan đến tiêu đề của video. + Tags: chứa các từ khóa, các từ khóa phải liên quan đến tiêu đề và phần mô tả cả Video. + Số lần xem: Số lượt xem cũng giúp cho video của bạn được ưu tiên. Nếu video có được lượt xem nhiều thì sẽ ưu tiên và seo tốt hơn. + Đánh giá: Youtube hay Google sẽ đánh giá cao những video được like nhiều, được share nhiều, lượt comment nhiều. Chính vì thế bạn lên share video, thu hút comment nhiều trên video của bạn. 1. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Youtube Những liên kết, hoạt động, chia sẻ của cộng đồng/ mạng xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định thứ hạng trên công cụ tìm kiếm video. Nó bao gồm: Ratings, Favorites, Playlists, Comments, Honors, Views, Embedding, Response Videos, and Linking. Đơn giản nhất bạn hãy vào xem 1 trang video của đối thủ, xem tab “Statistics & Data” và phân tích các yếu tố để từ đó xác định được các yếu tố, phương hướng cần để phát triển và vượt qua họ. 2. Kích thước video Không nên tập trung vào widescreen! Mặc dù hiện tại Youtube có hỗ trợ tính năng xuất bản video dưới chế độ wide: 16:9, nhưng bạn vẫn nên để ở dạng 4:3 bởi vì chuẩn 4:3 là định dạng mục tiêu của công cụ tìm kiếm và chuyển đổi. 3. Trường mô tả Độ dài anchor description tối đa 27 ký tự Chứa 1 URL trong dòng đầu tiên của thẻ mô tả. 4. Video Image Là các hình ảnh dưới dạng thumbnails (1/4 , ½ hoặc ¾) hiển thị các video liên quan. 5. Chia sẻ, lan truyền Comment trên các video nhiều người xem và dẫn link về video channel của mình. Tạo 1 đoạn video liên quan, tương đồng với những video nhiều người xem nhưng không copy tiêu đề, mô tả.. để xuất hiện như 1 related video. 6. Xây dựng liên kết YouTube sử dụng “nofollow” cho tất cả các tiêu đề video … ngoại trừ những những video trong mục “Hoạt động gần đây”. Nếu có thể bạn hãy cố luôn để video cần seo trong mục này. Độ dài anchor text link trong mục này là 27 ký tự. Xây dựng liên kết đến các video trên youtube từ website (on-page seo) và liên kết đến kênh video cũng giúp cho việc marketing video hiệu quả hơn. 7. Theo dõi, đánh giá Kiểm tra YouTube Insight cho phân tích số liệu thống kê: Nguồn xem. (Nguồn xem có thể đến từ video có liên quan, tìm kiếm trên Youtube, Google Search, nhúng video, hoặc liên kết bên ngoài.) Xem thông tin nhân khẩu học. (Độ tuổi phạm vi và giới tính) Xem thời gian xem video. Các trang web liên kết đến video của bạn Địa lý xem. (Video của bạn ở địa phương, khu vực, hoặc các quốc gia nào là phổ biến nhất.) Biểu đồ thống kê tăng giảm lượt xem video của bạn. 8. Tối ưu hóa website khi nhúng video trên youtube vào Nhúng video YouTube trên trang web của bạn không chỉ tiết kiệm chi phí về lưu trữ, nmà bạn có thể nhận được từ YouTube số liệu thống kê theo dõi miễn phí. Dưới đây là 1 số cách thức tối ưu khi nhúng video trên youtube vào website: Tạo một trang tối ưu hóa riêng biệt cho mỗi video trên trang web của bạn. Bao quanh đoạn video với một mô tả và liên kết đến trang YouTube của bạn với mật độ là các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng.

Q

Từ khóa nhẩy liên tục có phải tại web mình không có nội dung?

A

Bữa nay mình thấy có trang www.maihienminhanh.com Trang web không có nội dung bài viết chỉ có hình ảnh với từ khóa nhồi nhét. mà buổi sáng lên thì lên top 2 trang nhất tối kiểm tra thì lại thấy về trang 7. thật khó hiểu quá không tin các bạn có thể kiểm tra bằng từ khóa : mai xep di dong hồi đầu mình cứ tưởng bị dence nhưng mình theo dõi mấy tháng nay cứ thấy lặp đi lặp lại như vậy có ai biết kiểu seo này là gì không ?

Q

Có bác nào biết cách đưa web vào list Dmoz không?

A
DMOZ là tên viết tắt của Open Directory Project (ODP). Hẳn các bạn webmaster đã biết việc website của mình được listed vào danh sách của nó giá trị như thế nào. Việc listed không được làm một cách tự động, mà nó phải được kiểm tra bởi các biên tập viên hoặc thành viên tự nguyện.
Mình đã thử submit nhiều web của mình lên Dmoz nhưng chưa có lần nào thành công. Có bác nào từng làm được chia sẻ cho mn với ạ, có mẹo gì không nhi?. Vụ này khó nhằn thật! Có người nói là một số MOD người Việt trên đó dìm hàng web Việt.
Q

Catergory và tag trong WordPress

A

Đối với người dùng wordpress, kể cả trên hosting cá nhân hay dịch vụ wordpress.com, chúng ta đều có 2 phương thức phân loại bài viết là Catergory (Chuyên mục) và Tag (Thẻ). Để đạt được hiệu quả cao đối với cả bộ máy tìm kiếm và người sử dụng, ta nên vận dụng tối đa các thẻ keyword cho phần tag và phân loại đúng phân mục cho phần catergories. Catergory là gì ? Catergory (chuyên mục) là một trong những thành phần chính của website, nó giúp bạn tổng hợp và phân loại bài viết một cách khái quát nhất, thường thì catergory sẽ được xác định trước khi viết bài. Trên sitemap, hầu hết bài viết sẽ được hiển thị theo chuyên mục và hơn thế, mỗi chuyên mục trong wordpress sẽ có một rss feed riêng ! Ví dụ về các catergory trong một weblog mua bán xe máy: Suzuki, Honda, Yamaha, … bla bla Tag là gì ? Tag (hay còn gọi là đánh dấu, thẻ nội dụng, thẻ keyword,…) nhằm giúp bạn miêu tả và phân loại chi tiết hơn so với catergory, chúng không cố định và có thể thay đổi cũng như tương tác tốt giữa các bộ máy tìm kiếm. Thường thì tagsđược liệt kê sau khi bạn viết bài hoặc sử dụng những tags đã có trước đó. Bạn có tùy chỉnh cho việc hiển thị các thẻ tags này bằng widget Tags Cloud hay Cloud of Tags. Ví dụ trong bài viết về xe bắp xào, bạn có thể đánh dấu với các tag: tay ga, một động cơ, một máy, làm mát bằng gió,.. Tag và catergory trong SEO Trong SEO hay đúng hơn là trong con mắt của các bộ máy tìm kiếm, Catergory là thành phần lớn hơn và có giá trị hơn so với tag nhưng không thể phụ nhân sự xuất hiện và định hướng rất cừ của tags, nếu phân loại theo ví dụ tôi đã đưa ở trên, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm đặc điểm loại xe mà họ muốn thay vì tham khảo theo hãng, đây giống như việc phân loại thêm các sub-catergory nhưng nếu chỉ dùng catergory thì phân loại này sẽ lên đến vài chục thậm chí vài trăm mục ! Trong khi SEO, không phải việc xây dựng liên kết là rất quan trọng đó sao, cả catergory và tag đều cho bạn những liên kết rất liên quan đến bài viết, tạo các internal link hữu hiệu tuy nhiên bạn nên xây dựng tag phù hợp cho mỗi bài viết và phân loại sao cho tốt nhất, phù hợp nhất với nội dung và khi lướt thì người dùng cảm thấy thoải mái, đừng quá spam thẻ tag, phân loại lung tung và chọn cho một bài viết quá nhiều catergory, điều này dễ khiến trang liệt kê bài viết theo tag và cat bị dính vào duplicate content (trùng nội dung). Tóm lại, bạn nên vận dụng tối đa thẻ tags và phân loại đúng cat cho bài viết. Nhất là đối với những bạn sử dụng wordpress.com, các bài viết có tags liên quan sẽ được hiển thị tại trang tags như một directory của dịch vụ.

Q

Mình đang băn khoăn không biết nên làm site vệ tinh bằng google site hay blogger

A

Mình đang có 1 site về bất động sản - chỉ làm chuyên về 1 dự án. Mình lười đi link nên định làm site vệ tinh (Vì cái này mình làm quen rồi - Trước kia hay tự làm để quảng cáo dự án) Theo cả nhà mình nên làm trên google site hay blogger tốt hơn? Thứ mình nên làm mấy site vệ tinh thì vừa? vì từ khóa của mình cạnh tranh khá quyết liệt

Q

Danh sách forum PR 8 ngon lành cho ae

A

List forum PR = 8 chiến đê anh em ơi http://forum.joomla.org http://chronicle.com/forums/ http://forum.siteground.com http://c7y-bb.phparchitect.com http://forums.myspace.com/ http://forums.cpanel.net http://forum.meebo.com

Q

Cả nhà cho em hỏi seo không dấu và seo có dấu?

A

Mình có một vấn đề thắc mắc về SEO mong anh em tư vấn giúp:  Bình thường mình tự viết bài, nội dung của mình luôn có dấu đầy đủ, cả thẻ title và meta cũng vậy. Nhưng khi người dùng search google, có những người sẽ search không dấu. Ví dụ thay vì "thủ thuật máy tính", họ lại tìm "thu thuat may tinh".  Mình muốn hỏi là: anh em có viết không dấu ở đâu đó (onpage hoặc offpage) để SEO không? Và cách làm như thế nào ạ?

Q

Hướng dẫn các bác sử dụng các thẻ từ H1 đến H6 đúng cách

A

Định nghĩ thẻ heading Các thẻ heading được định nghĩa bởi W3Schools: Các thẻ

đến

được sử dụng để xác định tiêu đề trên một tài liệu web. ​

"Theo W3Schools.com -

là tiêu đề đầu tiên quan trọng với bất kỳ tài liệu web và

là tiêu đề ít quan trọng hơn trong một tài liệu so với các nhóm thẻ khác". Các thẻ heading được xác định là:

Đặt text tại đây

Đặt text tại đây

Đặt text tại đây

Đặt text tại đây

Đặt text tại đây
Đặt text tại đây
Thẻ h1 phải chứa tiêu đề chính. Kích thước phông chữ h1 là to nhất trong khi h6 là nhỏ nhất. Các thẻ heading đi kèm với các thuộc tính khác nhau để làm cho trang web thân thiện với người dùng nhưng công cụ tìm kiếm sử dụng nhóm này để index cấu trúc và nội dung tài liệu web bao gồm cả bài viết blog. Hay nói cách khác, bạn có thể nói rằng các thẻ heading được sử dụng để hiển thị cấu trúc tài liệu web.

Mục đích sử dụng các thẻ heading Mục đích chính của việc phân loại nội dung với các heading khác nhau để thiết kế của bạn trở nên thân thiện với người dùng và mọi người sẽ thấy trang web của bạn dễ dàng hơn bằng cách chỉ đọc các sub-heading. Khi chúng ta đã biết thẻ h1 là thẻ quan trọng nhất, vì vậy bất cứ khi nào bạn sử dụng nó cho trang web của bạn, chỉ cần cố gắng để làm cho nó thực sự rõ ràng với người đọc. Vì vậy, thẻ H1 phải mô tả tất cả mọi thứ về trag web của bạn.

Các thẻ heading với các từ khóa Các từ khóa là những ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất đối với các chuyên gia SEO. Trong vấn đề này, đầu tiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu các từ khóa tốt nhất cho web page và sau đó phân loại các từ khóa thành từ khóa tập trung, từ khóa chính, từ khóa phụ. Các từ khóa tập trung luôn là số một đối với web page. Tốt hơn hết bạn nên để nó vào các titele, thẻ meta và h1 của webpage. Tần suất sử dụng thẻ heading đặc biệt là thẻ h1 Bạn nên sử dụng thẻ h1 trên mỗi web page bởi vì thẻ h1 phải giống như một tiêu đề của một tờ báo và những nội dung khác cần được cấu trúc với các sub-heading theo thứ bậc của các thẻ heading. Sử dụng các sub-heading phụ thuộc vào cách nội dung của bạn được cấu trúc. Làm thế nào để sử dụng thẻ Heading cho SEO? Ngoài quan điểm về thiết kế web, có một vài chi tiết những điều bạn cần biết về nhóm thẻ heading. Hệ thống phân cấp Hệ thống phân cấp trên web page của bạn phải là

tiếp đó là

,

,

,

và cuối cùng là
. Để SEO tốt hơn với web page của bạn, mọi người cần phải làm theo hệ thống phân cấp này. Thẻ H1 trong HTML5 mới nhất Trong phiên bản trước của HTML, chỉ có thẻ H1 được phép thiết kế để sử dụng cho mỗi tài liệu web và những gì mọi người làm tại thời điểm đó - họ chỉ cần sử dụng thẻ H1 để bao bọc logo trên web page của các trang web kinh doanh và bắt đầu với các heading chính của web page với thẻ H2. Nhưng với sự trợ giúp của bản cập nhật HTML, HTML5 cho phép các nhà thiết kế có nhiều thẻ h1 trên web page theo yêu cầu thiết kế web page.  

Q

Hướng dẫn tìm diễn đàn đi link chất

A
- Lâu lâu mới có thời gian chém gió cùng anh em.
- Thấy các bạn newbi hay kêu ca không có forum chất để đi link. Mình có mấy cách để anh em kiếm nơi chất đi link thế này 
1. Anh em lên Google seach forum , diễn đàn , đăng ký , register...anh em dịch ra tiếng khá nữa mà đăng ký và đi link.
2.Anh em kiếm trang nào đó chất , check ahrefs pro sẽ có vô vàn site khủng đê anh em học hỏi đi theo. Ví dụ anh em check tg pacsun .com đi. Có mà đi mệt.
3. Vào forum việt cho dễ , qua mục chia sẻ liên kết buil link xem cac trang admin hay mod share. 
Xong.với 3 cách đơn giản , tha hồ cho ajh em có trang đi link mỏi gẫy tay