Hosting và tên miền

Điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa các tên miền và hosting trang web. Về cơ bản, một tên miền trỏ đến một thư mục riêng biệt trên một máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua tên miền mà không mua dịch vụ hosting. Nhiều người thường mua các tên miền khá lâu trước khi họ có thể tiến hành tạo lập một trang web. Còn ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì hãy chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, thế nên một số người khác không có được nó.

Mục lục

Hosting và tên miền

Hosting và tên miền

Để bắt đầu hoạt động bình thường, một website cần bắt buộc có 2 thứ sau: tên miền và hosting. Nhiệm vụ của bạn là phải kết nối chúng lại, hay thuật ngữ thường được dùng là trỏ tên miền về host.

Hosting: Hosting là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được. Khi lựa chọn hosting, bạn nên cân đối giữa chất lượng và ngân sách nhằm lựa chọn được hosting tốt đáp ứng được nhu cầu sử dụng và đảm bảo tải trang mượt mà với chi phí không quá lớn. Khi mua hosting, bạn sẽ được cung cấp địa chỉ Name Server cũng như IP chính xác của hosting. Đây sẽ là các thành phần quan trọng để bạn trỏ tên miền về host.

Tên miền: Tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ vật lý. Nó giống như là địa chỉ nhà hay zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường, một trình duyệt cũng cần một tên miền để dẫn đường tới website của bạn. Tên miền có thể được đăng ký mua tại nhiều trang web hoặc bên cung cấp thứ ba với thời hạn nhất định.

Hosting và tên miền liên quan với nhau như nào

Như đã nói, Web Hosting và Domain có mối quan hệ mật thiết gần như không thể tách rời nhau. Nếu không có hai hệ thống đó, website sẽ không thể hoạt động được. Đơn giản hơn là nếu không có tên miền Domain thì không tìm ra trang web, còn không có Hosting thì không tạo web được.

Tuỳ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, người dùng có thể thay đổi bất kì Hosting nào phù hợp nhưng với Domain lại không. Do đó, khách hàng có thể thay đổi Hosting để tìm được dịch vụ ưng ý nhất và chỉ có thể mua tên miền mới nếu Domain cũ không phù hợp nữa.

Mua Hosting và tên miền chung hay riêng?

Nhiều doanh nghiệp đã có thắc mắc rằng nên mua Hosting cùng Domain chung hay riêng công ty cung cấp thì câu trả lời chính là chung địa điểm cung cấp. Việc mua tại một địa điểm sẽ giúp người dùng dễ dàng điều khiển cũng như không tốn thời gian cho công đoạn trỏ tên miền về Hosting như bên sử dụng riêng. Ngoài ra, người dùng cũng không tốn thêm chi phí cho các vấn đề phát sinh giữa hai bên.

Ba cách trỏ tên miền về host

Để đưa một website đi vào hoạt động cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn, trong đó có bước trỏ tên miền về host. Sau khi trỏ tên miền về host thành công, việc tạo Website trên Wordpress sẽ trở nên đơn giản hơn. Sau đây là ba cách phổ biến để trỏ tên miền về host. 

Cách 1: Trỏ tên miền về Name Server của Hosting 

Trỏ tên miền về Hosting

Trỏ tên miền về Name Server của Hosting là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được nhiều người áp dụng nhờ vào việc thao tác dễ dàng, nhanh gọn và đem lại tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, việc tìm được địa chỉ Name Server của hosting cũng như việc truy cập khu vực quản lý Name Server và thao tác sẽ hơi khó khăn với người mới. 

Bước 1: Tìm địa chỉ Name Server của hosting 

Để bắt đầu trỏ tên miền về host với phương pháp Name Server, bước đầu tiên bạn sẽ cần tìm địa chỉ Name Server của hosting. Thông thường, sau khi mua và kích hoạt hosting, bạn sẽ nhận được thông tin về tài khoản để đăng nhập hosting, kèm theo đó là địa chỉ  của Name Server. 

Định dạng thông thường của thông tin server thường được gửi các nhà cung cấp hosting là: 

Nameserver 1: ns1.[tên nhà cung cấp].com

Nameserver 2: ns2.[tên nhà cung cấp].com 

Bước 2: Truy cập vào khu vực quản lý DNS của nhà cung cấp tên miền 

Sau khi đã xác định được địa chỉ Name Server, bước 2 này mục đích thực hiện là để thay đổi Name Server. Ngoài ra, bạn còn có thể thao tác đổi DNS nếu muốn. 

Bạn thao tác xóa các Name Server cũ và điền thông tin Name Server mà bạn đã có được từ bước 1. Cách để kiểm tra bạn đã thực hiện trỏ tên miền về host thành công chưa là truy cập vào website https://who.is/

Lưu ý: Mọi thay đổi DNS sẽ có thể cần đến 24h để chính thức có hiệu lực. Vì vậy, sau khi thay đổi, bạn có thể quay lại hôm sau để kiểm tra. 

Trỏ tên miền về Hosting

Cách 2: Trỏ tên miền về địa chỉ IP của hosting: Dùng Name Server mặc định của nhà cung cấp tên miền

Khi mua tên miền thành công, bạn sẽ sử dụng luôn Name Server mặc định của nhà cung cấp. Trường hợp bạn có trỏ sang Name Server khác thì cần phải trỏ lại mặc định là được. Với cách này, bạn sẽ có toàn quyền lựa chọn Name Server, thao tác quản lý các record dễ dàng hơn, record cập nhật nhanh hơn cũng như tận dụng được một số dịch vụ cao cấp của Name Server. Tuy nhiên, để thực hiện được cách này, bạn sẽ cần có kiến thức cơ bản về các record A, CNAME, v.v cũng như cần tìm được chính xác IP của nhà cung cấp hosting. 

Bước 1: Xác định địa chỉ IP của hosting

Có 3 cách phổ biến để bạn có thể xác định địa chỉ IP của hosting:

  • Cách 1: Dùng cPanel. Bạn đăng nhập vào cPanel và tìm mục Advanced Zone Editor trong phần DOMAINS để xem thông tin. 
  • Cách 2: Dùng trang web hoặc ứng dụng bên thứ 3. Thông qua một số trang web hoặc các ứng dụng điện thoại, bạn có thể kiểm tra và xem thông tin địa chỉ IP. 
  • Cách 3: Xem trực tiếp tại trang quản trị web hosting của đơn vị cung cấp. Tùy từng nhà cung cấp sẽ có cách xem khác nhau. Thông thường, bạn có thể xem thông tin tại mục Server Information/ Thông tin máy chủ

Bước 2: Thay đổi A record 

Bạn sẽ cần thực hiện bước 2 trong phần quản lý tên miền của nhà cung cấp domain. 2 record cần thiết bắt buộc phải có để tên miền hoạt động được bình thường là:

Record @ (hay domain.com)

Record www (hay www.domain.com)

Cả 2 record này cần được trỏ về IP Hosting, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng ping.

Bước 3: Xác nhận tiến trình

Việc cập nhật sẽ cần thời gian. Bạn có thể thường xuyên kiểm tra xem thao tác của trỏ tên miền về host của bạn đã thành công chưa trong khoảng 1 ngày sau khi thực hiện xong 2 bước trên. 

Cách 3: Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting: Dùng Name Server trung gian

Trỏ tên miền về Hosting

Nhằm tiết kiệm băng thông cho máy chủ cũng như tăng tốc độ truy cập trang web nhờ vào bộ nhớ đệm trên máy chủ, nhiều người áp dụng phương pháp dùng Name Server trung gian. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng độ bảo mật website, hạn chế tấn công của DDoS. Đồng thời, việc sử dụng SSL miễn phí cũng có thể giúp bạn không tốn thêm chi phí mà vẫn có thể tăng độ tin tưởng của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, qua đó tối ưu SEO. 

Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Nếu Server Name Server trung gian bị down kéo theo website của bạn sẽ bị gián đoạn theo
  • SSL của Name Server trung gian (Cloudflare) không hoạt động trên các hệ điều hành cũ
  • Website của bạn có thể bị offline khi firewall của hosting hiểu lầm dải IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công

Nếu bạn dùng Name Server trung gian thay vì sử dụng của nhà cung cấp tên miền mặc định thì mỗi dịch vụ sẽ có những hướng dẫn riêng. Nhưng tựu chung lại sẽ có các bước thiết lập như sau:

Bước 1: Thêm Website vào Namer Server trung gian

Để thêm được site vào Namer Server trung gian như CloudFlare, Incapsula… bạn cần đăng ký một tài khoản tại các bên cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở mỗi nhà cung cấp dịch vụ, sẽ có tùy chọn thêm trang web vào khác nhau. Khi thêm xong, bạn phải xác nhận lại các bản ghi cho tên miền. Nếu mọi thứ ok thì bạn bấm xác nhận để tiếp tục.

Bước 2: Trỏ Name Server về nhà cung cấp Name Server trung gian

Tùy vào Name Server trung gian mà bạn sử dụng sẽ có địa chỉ khác nhau. Ở bước này, bạn truy cập vào khu vực quản lý tên miền của nhà cung cấp domain để thay đổi Name Server. 

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13255) - LikeAction (13455) - WriteAction (479)