9 sai lầm cơ bản trong marketing online

Các nhà tiếp thị ví von nếu không hiểu khách hàng thì tiền đổ vào quảng cáo giống như đang dành để làm từ thiện. Việc hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ cung cấp sẽ phù hợp với phân khúc người dùng nào rất quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp nghiên cứu hành vi và tâm lý đối tượng, xác định chiến lược, tạo nội dung và mua quảng cáo.

Mục lục

9 sai lầm cơ bản trong marketing online

Các công ty nhỏ không có thế mạnh về vốn nên việc đầu tư cho marketing có phần hạn chế. Vì vậy cần tối ưu hóa nguồn ngân sách này, cân nhắc sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi triển khai tiếp thị trực tuyến.

Thiếu sự kiểm soát 

Nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ đơn thuần mua quảng cáo mà không kiểm tra tiến trình thực hiệu, hiệu quả thực tế, chỉ số đo lường cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng "ném tiền qua cửa sổ".

Có nhiều công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề này. Đơn cử như với hệ thống Google AdWords, doanh nghiệp có thể hoàn toàn miễn phí. Chỉ khi có người dùng nhấp vào quảng cáo để truy cập đến website của công ty thì lúc đó hệ thống mới tính tiền. Chi phí khá linh hoạt với mức đầu tư ban đầu chỉ khoảng vài USD.

Quá dàn trải

Doanh nghiệp nhỏ vốn có nguồn lực hạn chế nên chỉ đặt ra những mục tiêu sát sướng, thực tế, có thể triển khai. Không nên "vẽ" ra những kế hoạch đồ sộ vì không đủ nhân lực lẫn tài chính để hiện thực hóa. Tập trung vào nền tảng cốt lõi,  sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội nền tảng, các công cụ tiếp thị chính yếu mà phân khúc khách hàng của doanh nghiệp quan tâm.

Quá chú trọng truyền thông xã hội

Không thể phủ nhận tính hiệu quả của kênh truyền thông này trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện tại, tuy nhiên cần tránh làm theo "mốt", chạy theo xu hướng đám đông.

Nhiều người xem Facebook như công cụ quảng cáo miễn phí hiệu quả vì nó cho phép lập nên những Fanpage tập hợp người dùng, chia sẻ thông tin rộng rãi. Nhưng thuật toán của mạng xã hội này liên tục thay đổi nên chỉ một phần nhỏ lượng thông tin cần thiết của doanh nghiệp được thể hiện trên trang chủ của những người theo dõi. Điều này bắt buộc các công ty phải mua quảng cáo từ Facebook để nội dung  hiển thị rõ ràng hơn đến người dùng. Chi phí tất nhiên sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp muốn đẩy mạnh quảng bá trên nhiều nền tảng xã hội khác. Do vậy cần cân nhắc hiệu quả đầu tư với chi phí bỏ ra để đạt mục đích truyền thông cho thương hiệu.

Doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra một kênh giao tiếp riêng qua việc thiết lập thông tin của những khách hàng trung thành, những người thường xuyên truy cập website hoặc Fanpage... Từ đó tạo danh sách e-mail và gửi những thông tin hữu ích đến khách hàng như thư mời tham dự sự kiện, mã giảm giá, thông tin chương trình khuyến mãi, danh sách các mặt hàng "hot"...

Đặt nhiều kỳ vọng và thiếu kiên nhẫn

Các chuyên gia cho biết có đến 30% doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp thất bại trong vòng 2 năm và tỷ lệ này tăng lên 50% trong vòng 5 năm. Nhiều doanh nghiệp nhỏ có sự khởi đầu mạnh mẽ nhưng sau chỉ vài tháng mọi việc cứ lụi tàn dần. Vấn đề ở đây là họ đã quá thổi phồng sự kỳ vọng, muốn đạt được thành quả chỉ trong vài tháng. Tuy nhiên kinh doanh là một cuộc chơi dài hơi và người thắng cuộc thuộc về những ai tạo được nền tảng tốt và luôn kiên trì thực hiện mục tiêu đề ra.

Do vậy không nên thực hiện quảng bá rầm rộ lúc bắt đầu lập nghiệp mà cần phác thảo chiến lược truyền thông cho từng giai đoạn cụ thể, đưa ra chỉ tiêu ngân sách cho từng thời kỳ cũng như cho những chiến dịch đột xuất. Tần suất thông tin truyền tải vừa đủ trong 2 năm đầu sẽ dần tạo dấu ấn thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo nền để tiếp tục thúc đẩy trong giai đoạn kế tiếp.

Đổ tiền tập trung vào một chiến dịch quảng cáo lớn

Doanh nghiệp nhỏ có ngân sách marketing hạn chế vì vậy cần "lựa cơm gắp mắm", chọn chiến dịch phù hợp quy mô phát triển. Các chuyên gia khuyên, bước đầu chỉ cần một mức chi phí ít để thực hiện quảng cáo nhằm thăm dò phản ứng của thị trường, nếu tốt sẽ tiếp tục tăng cường nguồn tiền để đẩy mạnh. Còn khi không đạt hiệu quả, có thể chọn các kênh quảng bá khác hay thay đổi nội dung truyền tải mà vẫn có đủ ngân sách để thực hiện.

Không hiểu khách hàng

Các nhà tiếp thị ví von nếu không hiểu khách hàng thì tiền đổ vào quảng cáo giống như đang dành để làm từ thiện. Việc hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ cung cấp sẽ phù hợp với phân khúc người dùng nào rất quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp nghiên cứu hành vi và tâm lý đối tượng, xác định chiến lược, tạo nội dung và mua quảng cáo.

Không xác định khách hàng trọng tâm

Đây chính là những người tạo ra nguồn thu chính cho doanh nghiệp. Có thể họ chỉ chiếm khoảng 20% lượng khách hàng nhưng tổng số tiền mang lại vượt hơn một nửa tổng doanh thu. Cần xây dựng danh sách khách hàng VIP, từ đó đưa ra cách tiếp cận cùng những ưu đãi riêng biệt, biến họ thành những khách hàng trung thành trong tương lai. 

Không điều chỉnh chiến lược tiếp thị 

Cho dù một kế hoạch được xây dựng và triển khai đúng hướng ngay từ ban đầu vẫn có thể không hiệu quả vào thời gian sau do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan. Thị trường luôn biến đổi và sở thích, nhu cầu khách hàng cũng thay đổi tương tự. Vì vậy, người làm kinh doanh cần thường xuyên đánh giá, phân tích những mặt được và tồn tại của chiến dịch, đưa ra những điều chỉnh, cập nhập nhằm theo kịp xu hướng thị trường.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9370) - LikeAction (9570) - WriteAction (929)