Tăng tính trải nghiệm khách hàng trên web

Đối với một số công ty, điều này có nghĩa là giúp khách hàng đang thao tác dở có thể nhanh chóng hoàn thành đơn hàng. Đối với những công ty có chu trình bán hàng dài hơn, bạn có thể chia sẻ tư tưởng với khách hàng tiềm năng, hay với khách hàng đang tích cực tham gia vào chu trình mua hàng, hãy luôn cho họ biết tại sao bạn lại là sự lựa chọn an toàn. Nói rộng hơn, sử dụng trang web là cách bạn củng cố niềm tin từ email mà khách hàng tiềm năng đã nhìn thấy, tạo ra một trải nghiệm đích thực dù là bạn đã gửi tin nhắn đến họ hay họ tự đến với bạn.

Mục lục

Tăng tính trải nghiệm khách hàng trên web

Khách hàng của bạn là những người dùng đa kênh và đa thiết bị, họ có thể ghé thăm website của bạn, lướt qua ứng dụng mobile bạn cung cấp, rồi lại mở hòm mail cá nhân của mình. Những gì họ mong đợi là thông điệp marketing của bạn luôn đồng nhất trong suốt cuộc hành trình này của họ. Trong khi các nhà làm email marketing đã kết nối gần cận hơn với người dùng, điều đòi hỏi tiếp theo là phải cá nhân hóa thời gian thực trên website và thiết bị di động. Nói một cách đơn giản, trang web của bạn cũng nên được cá nhân hóa và mục tiêu hóa tương tự như email marketing của bạn.

Tăng tính trải nghiệm khách hàng trên web

Cá nhân hóa website

Chúng ta có công nghệ để tùy chỉnh trải nghiệm, tin nhắn, và nút kêu gọi hành động bất kể bạn đang dùng hệ thống quản lý nội dung (CMS) nào. Khi đã quyết định làm cho trang web được cá nhân hóa như email, bạn sẽ phải cân nhắc cách để phân đoạn và thiết lập khách hàng mục tiêu.

Thông tin người xem

Là chủ sở hữu website, bạn sẽ nắm bắt được thông tin người xem của mình đến từ đâu, chẳng hạn như Facebook, từ tìm kiếm tự nhiên, hoặc một liên kết trong email. Ngày nay, chúng ta có thể ngay lập tức phản ứng với nguồn dữ liệu ấy trong thời gian thực để phục vụ nội dung phù hợp. Tương tự, bạn có thể tùy chỉnh trang web cho người mới ghé thăm lần đầu hoặc khách đã từng truy cập. Ví dụ, bạn có thể hiển thị cho người xem mới thông điệp “Làm thế nào để bắt đầu”; và với một người truy cập lại, nhiều thông tin chi tiết hơn sẽ được hiện ra.

Nội dung gợi ý

Bạn có thể sử dụng chính nội dung cụ thể mà người xem quan tâm để hướng họ đến những trải nghiệm tương ứng tiếp theo. Chẳng hạn như, công ty du lịch của bạn có một blog với nội dung trải rộng trên nhiều chủ đề. Người khách A thường click chuột vào mục “du lịch tảng băng trôi”, vậy thì hãy hiển thị cho anh ta hành trình đến Alaska bạn cung cấp lên trang chủ.

Người khách B lại tìm kiếm chuyến bay đến Oahu, khi cô ấy mở ứng dụng di động của bạn thì hãy cho cô ấy thấy vé đến Hawaii. Với các giải pháp cá nhân hóa dữ liệu tuyệt vời ngày nay, việc tạo ra các đề xuất nội dung theo thời gian thực là cực kì dễ dàng.

Vị trí

Phân tích địa chỉ IP của khách truy cập có thể cung cấp cho bạn vị trí địa lý của họ, và bạn có thể cá nhân hoá trải nghiệm dựa vào thông tin đó. Chẳng hạn, Subiz sử dụng vị trí của bạn để cá nhân hóa đơn vị tiền tệ và hiển thị bảng giá cho trải nghiệm của bạn dễ dàng hơn. Một ví dụ khác, một nhà bán lẻ quần áo có thể cung cấp cho một vị khách ở TP Hồ Chí Minh một chiếc quần short mát mẻ, trong khi sẽ hiển thị một chiếc áo ấm cho khách đến từ Hà Nội đang trong mùa đông lạnh. Xa hơn nữa, họ thậm chí có thể ngay lập tức cung cấp cho bạn áo khoác và một chiếc ô nếu khu vực của bạn đang mưa.

Cá nhân hóa theo vị trí

Cá nhân hóa theo vị trí

Tính cách

Nhiều công ty đã tạo ra một bản miêu tả tính cách chi tiết, họ biết những nội dung và thông điệp nào hiệu quả nhất cho mỗi dạng tính cách. Bằng cách kết hợp công nghệ cá nhân hóa trang web với các công cụ tự động hóa tiếp thị, bạn có thể tùy chỉnh nội dung website cho từng khách hàng có dạng tính cách tương ứng, và đưa cho họ những thông điệp phù hợp nhất.

Thông điệp

Đây là nơi bạn nhắm đến mục tiêu 1-1: cá nhân hóa hoàn toàn, riêng biệt. Bạn tuỳ chỉnh trải nghiệm của mỗi khách truy cập theo chính xác người đó là ai – chứ không phải làm việc cho công ty nào, ngành nghề nào hay thích cái gì – mà là lịch sử và mối quan hệ của họ với công ty của bạn.

Đối với một số công ty, điều này có nghĩa là giúp khách hàng đang thao tác dở có thể nhanh chóng hoàn thành đơn hàng. Đối với những công ty có chu trình bán hàng dài hơn, bạn có thể chia sẻ tư tưởng với khách hàng tiềm năng, hay với khách hàng đang tích cực tham gia vào chu trình mua hàng, hãy luôn cho họ biết tại sao bạn lại là sự lựa chọn an toàn. Nói rộng hơn, sử dụng trang web là cách bạn củng cố niềm tin từ email mà khách hàng tiềm năng đã nhìn thấy, tạo ra một trải nghiệm đích thực dù là bạn đã gửi tin nhắn đến họ hay họ tự đến với bạn.

Tài khoản và ngành nghề

Nếu một người vào website của bạn trong giờ làm việc, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP để biết về công ty của họ. Điều này sẽ giúp bạn cá nhân hóa khách hàng với một ngành cụ thể. Hiểu được ngành nghề họ đang làm việc có thể giúp bạn xác định hình ảnh mà bạn sẽ sử dụng, sản phẩm bạn cung cấp cho họ, những câu chuyện liên quan đến họ nhiều hơn. Ví dụ đơn giản nhất là khách đến từ ngành y tế có thể được hiển thị hình ảnh của bác sĩ và các phòng khám, trong khi những người từ ngành dịch vụ tài chính thích được hiển thị các tòa nhà và tiền hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng công nghệ này để tương tác với các tài khoản mục tiêu cụ thể. Tạo nội dung tiếp thị tùy chỉnh cho một công ty mục tiêu, và sau đó cung cấp nội dung cụ thể cho bất cứ ai ghé thăm trang web hoặc ứng dụng di động thông qua địa chỉ IP của công ty đó.

Ngày nay, các nhà làm Marketing phải là bậc thầy về trải nghiệm khách hàng

Trên tất cả, cá nhân hóa là chìa khóa để tạo trải nghiệm có mục tiêu, có liên quan trên tất cả các kênh tiếp thị của bạn. Bạn có thể dễ dàng khiến website và nội dung di động của mình được cá nhân hóa như các chiến dịch email marketing vậy. THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO chuyên thiết kế web trọn gói, tư vấn seo, hướng dẫn quảng cáo.... Quý Khách Hàng có nhu cầu liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13253) - LikeAction (13453) - WriteAction (479)