Áp dụng đòn tâm lý trong truyền thông xã hội

Một nghiên cứu của Microsoft chỉ ra ba chế độ chú ý bản năng phản ánh cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số của người dùng. Một trong số đó được gọi là chế độ chú ý “thuận cả hai tay”, khi mà chúng ta “pha trộn” các công việc với nhau trên các thiết bị. Chúng ta sẽ có cảm giác tăng cường năng suất khi làm nhiều việc cùng một lúc như vậy, tuy nhiên thực tế có đúng như vậy không lại là một tranh luận hoàn toàn khác.

Mục lục

Chúng ta hay nói đùa với nhau về thói “nghiện” Snapchat hay Instagram, nhưng ít ai nghĩ đến việc các phương tiện truyền thông xã hội đang thay đổi không chỉ hành vi tức thời của con người mà còn nhiều hơn thế.

Hãy thử nhìn lại: chúng ta rất thường xuyên thấy những quảng cáo thương mại sử dụng ý tưởng minh họa từ việc ảnh hưởng của các chất kích thích bất hợp pháp lên não bộ. Nhưng đâu có ai nói về những thứ tưởng chừng vô thưởng vô phạt như các phương tiện truyền thông xã hội cũng có tác động tương tự lên tâm trí và hành vi của mọi người. Dưới góc độ của các nhà làm Marketing, đây là vấn đề rất đáng lưu tâm.

Áp dụng đòn tâm lý trong truyền thông xã hội

Các phương tiện truyền thông xã hội đang thay đổi không chỉ hành vi tức thời của con người

Bất cứ sự tương tác nào giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội đều tác động đến nhận thức chủ động và bị động của họ về thương hiệu của bạn. Có thể bạn đã biết điều đó rồi, nhưng bạn không biết tương tác đó được hoàn thiện đến mức nào, và sẽ đi tới đâu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội thực sự kích thích sản xuất dopamine, mang đến cho bạn những trải nghiệm cảm xúc tích cực vô cùng mạnh mẽ mỗi lúc bạn đăng một trạng thái, thích, bình luận, chia sẻ các bài đăng khác… Thực tế, có nhiều thứ đang diễn ra trong tâm trí mỗi người dùng mạng xã hội hơn ta tưởng, chúng ta hãy cùng khám phá một số khái niệm tâm lý có liên quan đến chủ đề này.

5 khái niệm tâm lý đẩy mạnh chiến lược truyền thông xã hội của bạn:

1. Lo lắng về vị thế (Status Anxiety)

Tại thời điểm này, chúng ta đã xác định được rằng các phương tiện truyền thông xã hội có thể làm cho con người lo lắng hoặc kích động cảm xúc tiêu cực … nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải sử dụng nó cho mục đích tiêu cực. Cũng giống như việc chúng ta đã tìm thấy cách tích cực để thể hiện các khái niệm về FOMO, chúng ta có thể làm tương tự cho hội chứng “lo lắng về vị thế” này.

Điều cần biết là: Con người đã có những lo lắng về vị thế nhất định cho đến khi chúng ta đã hình thành bộ lạc và tập hợp thành nhóm. Chúng ta có nhu cầu cao về việc được đón nhận. Chúng ta mong muốn mình được chào đón. Chúng ta muốn được coi là thông minh, hấp dẫn và hài hước. Và chúng ta muốn được xem như là một thành viên quan trọng của nhóm.

Về cơ bản, chúng ta muốn thương hiệu của được yêu mến – và chúng ta cũng muốn được “thích” trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng khi bạn được “thích”, chia sẻ, tương tác càng nhiều thì càng giống con đường hai chiều: bạn phải “thích” lại người khác, và làm cho họ cảm thấy hài long về các tương tác đạt được với thương hiệu. Bạn cần phải làm gì đó để họ cảm thấy mình được “nâng cao vị thế” trong cùng một nhóm.

Với các nhà làm Marketing, điều này có nghĩa bạn có thể khen thưởng hoặc gửi lời cảm ơn tới những khách hàng quan trọng trên phương tiện truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, hãy cung cấp cho họ một đặc quyền hữu hạn nào đó như những lời mời độc quyền hoặc nội dung đặc biệt nào đó.

Những người nhận được phần thưởng trực tiếp sẽ ngay lập tức cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ chia sẻ và người khác có thể thấy lo lắng vì vị thế và cảm giác bị bỏ rơi – có thể làm dấy lên sự vận động tham gia mới cho chiến dịch của bạn.

2. Neuroplasticity (Cơ chế thần kinh mềm dẻo)

Bộ não con người không ngừng thay đổi hành vi và phản ứng của nó theo các kích thích dựa trên những trải nghiệm mới – điều này không có gì phải bàn cãi. Sự phát triển của Internet (đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội) đã buộc não bộ của chúng ta trở nên thích nghi hơn.

Loại tiến hóa này được gọi là “Cơ chế thần kinh mềm dẻo”. Công nghệ càng phát triển, ảnh hưởng của nó lên cơ chế này càng mạnh theo trong 1-2 thập kỉ qua. Đối với các nhà Marketing, giao điểm của cơ chế thần kinh mềm dẻo và truyền thông xã hội có thể gói gọn trong câu sau:

Khả năng chú ý giảm = thông điệp cần rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Sự “tấn công” hàng loạt của thông tin đến từ các nền tảng và thiết bị khác nhau khiến khả năng tập trung chú ý của chúng ta càng ngày càng bị chia nhỏ. Trong thực tế, một nghiên cứu của Microsoft cho rằng con người có xu hướng mất tập trung chỉ sau tám giây.

Neuroplasticity (Cơ chế thần kinh mềm dẻo)

Sự “tấn công” hàng loạt của thông tin đến từ các nền tảng và thiết bị khác nhau khiến khả năng tập trung chú ý của chúng ta càng ngày càng bị chia nhỏ.

Đối với các nhà Marketing, điều này có nghĩa là cần tìm cách để đưa ra thông điệp dễ hiểu mà vẫn đủ nổi bật để nắm bắt được sự quan tâm của khán giả. Để hiểu rõ hơn về việc làm thế nào để tạo ra những thông điệp như vậy, hãy thử đọc các bài viết về bí quyết xây dựng nội dung của THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO.

Đa nhiệm tăng = nhu cầu về tiếp thị đa kênh.

Xã hội của chúng ta đang ngày càng trở nên “đa nhiệm”. Khả năng thực hiện nhiều công việc một lúc và tương tác theo nhiều cách khác nhau trong cùng một thời điểm đã khiến não bộ của chúng ta dần trở nên nhạy bén và linh hoạt không ngừng.

Một nghiên cứu của Microsoft chỉ ra ba chế độ chú ý bản năng phản ánh cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số của người dùng. Một trong số đó được gọi là chế độ chú ý “thuận cả hai tay”, khi mà chúng ta “pha trộn” các công việc với nhau trên các thiết bị. Chúng ta sẽ có cảm giác tăng cường năng suất khi làm nhiều việc cùng một lúc như vậy, tuy nhiên thực tế có đúng như vậy không lại là một tranh luận hoàn toàn khác.

Với các nhà làm Marketing, mong muốn này đang trở thành một thử thách thú vị. Và kết quả là chúng ta có cảm ứng đa điểm hay trải nghiệm đa kênh trong nỗ lực ghi dấu ấn với người tiêu dùng. Để có thể vạch ra một chiến lược truyền thông xã hội trải dài trên nhiều nền tảng, hãy tìm đọc những bài viết hữu ích trên blog Subiz về cách làm Marketing trên Facebook, Twitter và Instagram.

3. Hội chứng sợ bị lãng quên (FOMO: Fear Of Missing Out)

Khái niệm này không mới, nhưng nó đã phát triển đáng kể từ khi chúng ta bắt đầu chia sẻ mọi hoạt động của mình trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng giờ đây, chẳng cần đợi đến khi nhìn bạn bè chúng ta thông báo rằng họ đang làm việc này việc kia mà hội chứng này mới xuất hiện . Trong thực tế, chỉ cần lướt qua một vòng bảng tin là cảm xúc này có thể dễ dàng xuất hiện trong tâm trí con người. Và đây là điều mà các nhà tiếp thị thương hiệu có thể sử dụng lợi thế của mình trong lĩnh vực xã hội.

Gần như tất cả mọi người đều theo dõi một vài tài khoản thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội – cho dù đó là Instagram, Twitter, Facebook, Snapchat, vv Đối với thương hiệu, điều này có nghĩa là chúng có cơ hội khai thác hội chứng tâm lý sợ bị bỏ rơi này. Các nhãn hiệu sẽ đưa ra gợi ý rằng bạn sẽ bị lạc lõng nếu không mua sản phẩm của tôi, hoặc hãy cùng tham dự các hội thảo trên web cùng mọi người đi,… khách hàng sẽ dễ dàng làm theo.

Việc tạo ra một chút cảm giác lo lắng và ghen tỵ chưa thể là chặng đường dài hướng tới việc thiết lập kết nối với công chúng mục tiêu của bạn, nhưng chắc chắn sẽ hiệu quả nếu sử dụng một cách khôn ngoan. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy FOMO cũng gây ra hậu quả thực sự – chẳng hạn như “làm tăng sự bất mãn với cuộc sống” và”giảm sự riêng tư” – vì vậy, để giữ lợi ích cho người khác, hãy giữ cho mọi thứ thân thiện và có chừng mực.

Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời từ SXSW cho câu hỏi làm thế nào để khai thác vào FOMO đúng cách:

4. Kinh tế thần kinh học (Neuroeconomics)

Các nghiên cứu về kinh tế thần kinh học, một sự kết hợp giữa kinh tế học, tâm lý học và khoa học thần kinh đã trở thành một lĩnh vực thú vị cho các nhà tiếp thị khám phá.

Tại sao lại nói như vậy? Trong ngắn hạn: kinh tế thần kinh học tập trung vào điểm chung mà lĩnh vực nói trên giao nhau, và làm thế nào các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và ra quyết định của con người. Đối với các nhà tiếp thị, tìm hiểu hoạt động bên trong kiểu hành vi của con người là điều thực sự có giá trị.

Paul J. Zak, giáo sư tại Đại học Claremont Graduate giảng dạy về “kinh tế thần kinh học”, có một quan điểm thú vị về những điều thúc đẩy chúng ta ham muốn, đưa ra quyết định và hành động khi tham gia vào truyền thông xã hội.

Rất nhiều nghiên cứu của Zak bắt nguồn từ ý tưởng rằng phương tiện truyền thông xã hội có khả năng tăng mức độ oxytocin của con người – một hormone được biết đến như chất xúc tác tốt nhất thúc đẩy mối quan hệ giữa mẹ và bé. Theo một bài báo từ Fast Company, Zak cho thấy oxytocin đóng vai trò là “keo xã hội” gắn kết gia đình, cộng đồng. Và như vậy, hoạt động như một “chất bôi trơn kinh tế” giúp con người tham gia vào tất cả các loại giao dịch.

Nói cách khác, việc sản sinh ra các hormone này có thể tác động mạnh mẽ đến cách chúng ta tương tác với bạn bè, gia đình, các thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội. Và cuối cùng, nó có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của chúng ta.

5. Bộ nhớ giao dịch (Transactive Memory)

Ít ai biết trong cơ thể chúng ta có một cấu tạo tên là “bộ nhớ giao dịch”. Nói cách khác, chúng ta dựa vào những tác động xã hội, hay “bộ nhớ hỗ trợ bên ngoài” để ghép thành những kí ức trong trong trí.

Phương tiện truyền thông xã hội đã đưa khái niệm này lên một cấp độ cao hơn, kể từ khi chúng ta có thể duy trì mạng lưới kỹ thuật số lớn hơn nhiều (cả về số lượng và chất lượng) so với chính chúng ta trong cuộc sống thực.

Tất nhiên, điều này đã gây ảnh hưởng lên bộ nhớ chung và khả năng chú ý của con người- dù tích cực hay tiêu cực đi nữa (nhưng chúng ta sẽ chưa nhắc đến ở đây). Mà thay vào đó, các nhà tiếp thị nên xem xét điều này khi tạo nội dung dành cho phương tiện truyền thông xã hội.

Con người thường sẽ không đầu tư quá nhiều thời gian của mình vào bất cứ điều gì một thương hiệu tạo ra khi mới tiếp xúc lần đầu, nhưng điều đó không phải vì họ không quan tâm. Họ sẽ chỉ đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn với những gì xứng đáng với sự chú ý của họ. Vì vậy, không chỉ các nội dung thương hiệu cần phải có một ấn tượng ban đầu bắt mắt, nó còn cần phải đến từ một nguồn mà các họ cho là đáng tin cậy và xác thực – nơi mà bộ nhớ giao dịch của họ xác định được. 

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9311) - LikeAction (9511) - WriteAction (929)