Bí quyết tối ưu hóa tìm kiếm thương hiệu

Hầu hết những người tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm đều tập trung vào những kết quả hoàn toàn hữu cơ, dựa trên những từ khóa hữu cơ có liên quan đến thương hiệu, lĩnh vực của bạn. Ví dụ như, nếu bạn là một đơn vị marketing agency, bạn có lẽ sẽ dành thời gian tối ưu hóa cho mệnh đề “ online marketing agency”.

Mục lục

Bí quyết tối ưu hóa tìm kiếm thương hiệu

Vấn đề là, dù sử dụng những mệnh đề như vậy, bạn vẫn đang phụ thuộc vào những người tìm kiếm-đối tượng không nhận thức thương hiệu của bạn một cách cụ thể và đa phần chỉ tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp.

Còn đối với những người dùng đã biết về thương hiệu của bạn thì sao? Bạn muốn họ nhìn thấy những kết quả gắn bó với thương hiệu của bạn, click vào và chuyển đổi thành khách hàng của bạn, đúng không?

Dưới đây là một số cách bạn có thể cải thiện những kết quả về thương hiệu của bạn một cách tổng thể và đạt hiệu quả như bạn mong đợi.

Sự phân biệt rõ ràng

Đầu tiên, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng tên thương hiệu của bạn được đề cập một cách thích hợp xuyên suốt web của bạn. Việc này giúp liên kết những đề cập về tên thương hiệu đến trang chủ của bạn. Ngoài ra, cũng nên chắc chắn rằng bạn tối ưu hóa tên thương hiệu và mô tả công ty của bạn trong thẻ tiêu đề và mô tả meta xuyên suốt web.

Mở rộng liên kết trang web

Mọi người đều muốn những liên kết web càng lớn càng tốt trong kết quả tìm kiếm. Không may là, hầy hết quá trình mở rộng sitelink đều là tự động, chưa kể đến các biến còn phụ thuộc vào truy vấn của người dùng. Tất cả các điều bạn có thể làm là thiết lập điều hướng trang web càng triệt để càng tốt. Hãy cố chắc ràng bạn đính kèm các trang quan trọng của bạn trong đó. Và viết những thẻ tiêu đề, thẻ mô tả cho từng trang.

Mở rộng liên kết trang web

Kể từ đó, việc quyết định xem cung cấp mở rộng liên kết link cho từng truy vấn liên quan đến thương hiệu của bạn tùy thuộc vào Google. Càng nhiều các lượng tìm kiếm đến thương hiệu của bạn, càng có nhiều khả năng mở rộng các sitelinks, và việc hỗ trợ cho chiến lược content marketing để phát triển thương hiệu của bạn cùng nằm ở đây.

Profile ở mạng xã hội

Profile trên mạng xã hội có nhiều khả năng xuất hiện trên các tìm kiếm về thương hiệu của bạn. Theo đó, bạn sẽ muốn khẳng định profile trên nhiều kênh mạng xã hội như là Facebook, Twitter, Linkedln, Youtube.. và hoàn thiện thông tin ở đó càng chỉn chu càng tốt. Hãy nhớ link chúng từ web của bạn. Và link từng profile trên mạng xã hội tới trang chủ web của bạn.

Sử dụng Knowlegde Graph

Knowlegde Graph kéo thông tin từ một số nguồn nhưng hầu hết là từ trang web của bạn. Bạn có thể cho Google biết là thông tin nào là liên quan nhất, và phân loại thông tin đó ( ví dụ như giờ làm việc ) bằng cách sử dụng cấu trúc đánh dấu. Bạn có thể tìm thấy hướng dẫn sử dụng tại Schema.org. Bạn cũng nên yêu cầu những trích dẫn địa phương nếu có thể, thông qua Yelp và thư mục của một bên thứ ba khác, và tối ưu hóa các phản hồi về công ty của bạn.

Sử dụng Google Review

Google Review đánh giá những điểm nổi bật trong Knowledge Graph ( hoặc trong những kết quả địa phương, tùy thuộc vào những gì bạn hiển thị.

Do đó, bạn cần đảm bảo rằng những nội dung của bạn luôn trong tình trạng tốt. Số lượng và chất lượng của các ý kiến mà bạn kiếm được có thể sẽ giúp xếp hạng trong tìm kiếm hữu cơ của bạn tăng lên. Nhưng điều quan trọng hơn là, những yếu tố này sẽ giúp những người tìm kiếm về thương hiệu của bạn quyết định  công ty của bạn liệu có xứng đáng và phù hợp để hợp tác chung không.

Hãy tìm cách khuyến khích những khách hàng tiềm năng của bạn đánh giá chi tiết càng tốt về thương hiệu của bạn trên tài khoản Google của họ. Và làm những gì bạn có thể để khắc phục những đánh giá không tốt. Trước khi bạn có được những đánh giá đó, bạn sẽ cần phải thiết lập và thể hiện profile của bạn trên Google My Business. Nếu bạn vẫn chưa làm thì hãy làm liền.

Những bài viết quảng bá

Sau khi có web chính và profile trên mạng xã hội, vẫn còn một nơi bạn cần đầu tư: những bài viết quảng bá thương hiệu trên trang 1 của những kết quả tìm kiếm. Có khả năng có những kết quả tiêu cực, không như mong muốn ở đây. Nên cho dù bạn cố gắng ngăn chặn những kết quả như vậy hay hạn chế chúng xuất hiện trong tương lai, bạn sẽ mong muốn lấp đầy không gian Google bằng những kết quả càng tích cực càng tốt.

Những bài viết quảng bá

Liên kết với kết quả mong muốn nhất của bạn

Cuối cùng, hãy xây dựng những liên kết tới kết quả mong muốn nhất của bạn-những cái mà bạn muốn đẩy vị trí càng cao càng tốt trên những kết quả tìm kiếm. Ngay cả kết quả trên trang 2 hay các trang sau cũng sẽ giúp thúc đẩy các liên kết nhiều hơn. 

Với những chiến lược trên, bạn có thể đảm bảo một cách thực tế là những nguồn tài nguyên trực tuyến của bạn là những nền tảng đầu tiên có mặt cho bất kỳ tìm kiếm thương hiệu nào. Nhưng hơn thế nữa, bạn sẽ đảm bảo được rằng thương hiệu của bạn tạo được ấn tượng tốt cho người tìm kiếm mới, người tìm kiếm cũ. Bạn sẽ phải mô tả một cách chính xác hơn, đa dạng thông tin hơn, nhằm có tỷ lệ click chuột cao hơn, sự chuyển đổi cao hơn và ít rủi ro với thương hiệu trên trực tuyến của bạn. Đó là một cách tiếp cận vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả bạn có thể áp dụng được cho thương hiệu của mình.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9556) - LikeAction (9756) - WriteAction (929)