Những Công Cụ Tìm Kiếm Hoạt Động Thế Nào?

Những công cụ tìm kiếm có 2 chức năng chính: Thu thập dữ liệu và xây dựng chỉ mục; Cung cấp cho người tìm kiếm một danh sách theo thứ tự các website mà chúng xác định rằng có liên quan nhất cho người tìm kiếm. Nói cách khác, đó là thu thập dữ liệu và mang đến cho người dùng những câu trả lời thích hợp với điều họ tìm kiếm.

Mục lục

Những Công Cụ Tìm Kiếm Hoạt Động Thế Nào?

Thứ nhất: Thu thập dữ liệu và xây dựng chỉ mục ( Crawling & Index)

Hãy tưởng tượng rằng mạng World Wide Web giống như mạng lưới các điểm dừng trong hệ thống tàu điện ngầm của siêu đô thị. Mỗi điểm dừng là một nguồn dữ liệu độc đáo, nên những công cụ tìm kiếm cần có cách để thu thập được toàn bộ dữ liệu của các điểm dừng trong  thành phố và chúng sử dụng cách tốt nhất có thể, đó là các đường link.

Cấu trúc của các đường link của web phục vụ mục đích liên kết tất cả các trang với nhau. Các đường link cho phép các robot tự động của công cụ tìm kiếm, hay được gọi là các con “ bọ”, “ nhện”, để tiếp cận hàng tỷ nguồn dữ liệu liên kết với nhau trên web.

Khi những công cụ tìm kiếm tìm thấy các trang, chúng giải mã các code và lưu trữ trên một nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ, để có thể lấy ra khi được yêu cầu truy vấn tìm kiếm.  Để có thể thực hiện được việc liên kết hàng tỷ trang web trong vòng chưa đến 1 giây, thì những công ty chủ quản của các công cụ tìm kiếm đặt trụ sở dữ liệu trên toàn thế giới.

Các cơ sở dữ liệu khổng lồ có hàng nghìn máy xử lý một lượng lớn thông tin rất nhanh chóng. Khi một người thực hiện việc tìm kiếm ở bất kỳ nơi nào, họ đều cần có kết quả ngay lập tức, thậm chí là trễ trong vòng 1-2 giây cũng kiến họ bất mãn. Cho nên các công cụ tìm kiếm hoạt động rất cật lực, bền bỉ để cung cấp những câu trả lời nhanh nhất có thể.

Thứ hai: Cung cấp kết quả tìm kiếm

Những công cụ tìm kiếm là những cỗ máy trả lời. Khi một người thực hiện việc tìm kiếm online, công cụ tìm kiếm lùng sục hàng tỷ dữ liệu và làm 2 việc sau: thứ nhất là trả về những những kết quả có liên quan, có ích cho truy vấn của người tìm kiếm; thứ hai là xếp hạng những kết quả theo sự phổ biến của website cung cấp thông tin đó. Cả hai việc này đều liên quan mật thiết đến SEO. SEO có thể ảnh hưởng đến kết quả của việc tìm kiếm về mặt xếp hạng và sự phổ biến của trang web. Theo như kinh nghiệm của THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO, hiện tại các trang web đều cần đến SEO, cho dù là quy mô doanh nghiệp lớn nhỏ ra sao. THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO đã thực hiện hàng trăm dự án cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ ở Việt Nam, và đúc kết ra rằng, để lên top trang web, để thương hiệu được phổ biến, thân thiện hơn trong mắt người tìm kiếm online, bạn nhất thiết phải chuẩn SEO website của mình.

Đối với một công cụ tìm kiếm, sự liên quan có nhiều nghĩa hơn là việc tìm kiếm một trang với từ khóa chính xác. Trong thời kỳ đầu tiên của các web, những công cụ tìm kiếm không làm gì phức tạp hơn vậy nên những kết quả tìm kiếm thường bị giới hạn. Qua nhiều năm sau, những kỹ sư thông minh đã nghĩ ra những cách tốt hơn để kết nối những kết quả với truy vấn của người tìm kiếm. Ngày nay, hàng trăm yếu tố ảnh hưởng đến sự liên quan, phù hợp của kết quả tìm kiếm với truy vấn. Các công cụ tìm kiếm thường và cơ bản định nghĩa rằng một trang, mục, tài liệu càng phổ biến thì thông tin nó chứa đựng càng có giá trị. Giả định này được chứng minh khá chính xác trong việc đo lường sự hài lòng của người dùng với kết quả tìm kiếm.

Sự phổ biến và sự liên quan dĩ nhiên là không được đo đếm bằng tay. Thay vào đó, các công cụ tìm kiếm sử dụng các thuật toán để sắp xếp các nội dung liên quan, sau đó mới xếp hạng nội dung nào phổ biến hơn. Các thuật toán này thường bao gồm hàng trăm biến. Trong lĩnh vực tiếp thị tìm kiếm, chúng ta gọi chúng là "các yếu tố xếp hạng."

Làm thế nào để marketing thành công?

Những thuật toán phức tạp của công cụ tìm kiếm có thể dường như bất khả xâm phạm. Các công cụ tự cung cấp ít hiểu biết làm thế nào để đạt được kết quả tốt hơn hoặc thu hút lượng truy cập hơn. Những gì họ làm cho chúng ta về tối ưu hóa và thực hành tốt nhất được mô tả dưới đây:

Hướng dẫn SEO từ Google

Hướng dẫn SEO từ Google

Google gợi ý những điều dưới đây để có thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm của họ:

  1. Hãy thiết kế trang chủ yếu hướng về người dùng, chứ không phải cho công cụ tìm kiếm. Đừng lừa dối người dùng, hay đưa ra các nội dung khác để công cụ tìm kiếm thể hiện cho các user; làm vậy gọi là che đậy-không hay chút nào.
  2. Hãy thiết kế trang với hệ thống phân cấp và văn bản liên kết rõ ràng.
  3. Tạo nên nguồn thông tin hữu ích, phong phú; trình bày trang rõ ràng, chính xác. Hãy đảm bảo rằng mục tiêu đề, thuộc tính ALT được mô tả chính xác.
  4. Sử dụng từ khóa để tạo nên các URL dễ nhận biết, thân thiện với người dùng.

Hướng dẫn SEO từ Bing

Bing gợi ý những điều dưới đây để có thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm của họ:

Hướng dẫn SEO từ Bing

  1. Đảm bảo từ khóa, cấu trúc URL rõ ràng
  2. Hãy chắc chắn rằng nội dung không bị chìm ngập trong các kênh media (Adobe Flash Player, JavaScript, Ajax) và xác minh rằng các kênh media không ẩn link trước các “ bọ”, “ nhện”.
  3. Tạo nội dung từ khóa phong phú và các từ khóa phù hợp với những gì người dùng đang tìm kiếm. Tạo nội dung mới thường xuyên.
  4. Đừng để văn bản bạn muốn lập chỉ mục bị chìm bên trong ảnh. Ví dụ, nếu bạn muốn tên công ty hoặc địa chỉ của bạn được lập chỉ mục, chắc chắn rằng nó không bị hiển thị bên trong một logo của công ty.

Tất cả những gợi ý trên chỉ là một phần rất nhỏ trong hàng trăm điều bạn cần biết về cách SEO trên các công cụ tìm kiếm. Theo như kinh nghiệm của chúng tôi, để tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm, bạn cần được học cách ứng dụng những lí thuyết đó vào thực tế, và nhất là bạn được hướng dẫn cụ thể để thực hiện. THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO nên là định hướng và mục tiêu của bạn trong hiện tại và tương lai, và chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ bạn thực hiện điều đó. 

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12315) - LikeAction (12515) - WriteAction (900)