Hướng dẫn tạo sitemap cho website

Sitemap là phần không thể thiếu đối với một website nó có ảnh hưởng lớn tới SEO. Google khuyên bạn nên tạo Sitemap theo một số chuẩn sau đây. Một site map nên tương ứng với thiết kế của trang web. Hãy xuất phát từ khái niệm thông thường, như được đề cập trong bất cứ tài liệu tương tự khác nào, một site map không mang lại cho trang web của bạn sự đánh giá đầy đủ về mức độ thu hút mà thậm chí ngược lại còn có thể làm những người dùng hoảng sợ.

Mục lục

create sitemap

Dịnh dạng của Sitemap

  • xmlns:image="http://www.google.com/schemas/sitemap-image/1.1" 
  • xmlns:video="http://www.google.com/schemas/sitemap-video/1.1">
  • http://www.example.com/foo.html 
  • http://example.com/image.jpg 
  • http://www.example.com/video123.flv
  • http://www.example.com/videoplayer.swf?video=123
  • http://www.example.com/thumbs/123.jpg
  • Grilling steaks for summer 
  • Get perfectly done steaks every time

Độ dài của Sitemap không quá 50.000 URL dung lượng không lớn hơn 50Mb

Nếu số lượng url trong web bạn có nhiều hơn bạn có thể tạo thành nhiều sitemap (sitemap.xml, sitemap1.xml...).

Sitemap đặt ở đâu trên website

  • Sitemap mằm cùng cấp với fila index
  • http://www.example.com/file1.html
  • http://www.example.com/file1.html

Bạn có thể truy cập vào trang web này để tạo sitemap cho website  http://www.xml-sitemaps.com/

Cách tạo sitemap cho website

Hiện nay có rất nhiều công cụ khác nhau để tạo sitemap nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo sitemap trực tiếp trên internet rất hiệu quả và rất nhiều SEOer sử dụng

Chuẩn bị:

  • Website đang hoạt động
  • Notepad ++ để set thông số Priority cho các url theo ý bạn

Bước 1: vào http://www.xml-sitemaps.com/

Bước 2 : Điền các thông số yêu cầu:

  • Starting URL: Gõ địa chỉ website của bạn vào
  • Change frequencty: Nên chọn là daily (bạn có thể chọn thông số phù hợp)
  • Last modification: Nên chọn Use server's response
  • Priority: Nên để tự động (Automatically calculated priority

Sau đó bạn bấm vào Start chờ cho nó chạy xong, sẽ rất nhanh nếu website bạn đơn giản và ít trang và ngược lại. Khi chạy xong bạn sẽ nhận được 1 list các file sitemap, nhưng bạn chỉ cần chú ý đến 4 file sau: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt

Bước 3 : Download file xml về

  • Sử dụng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các url theo ý bạn.
  • Lưu ý phần này: thông số Priority quy định sự quan trong của các url đối với website của bạn, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10

Bước 4: Up file xml lên website (Ngang bằng với file index của bạn)

Bước 5: Vào công cụ seo Google Webmaster Tools để cập nhật sitemap.

Đừng bỏ qua yếu tố quan trọng tạo sitemap cho website nếu muốn website của bạn được đánh giá cao nhé!

 Sitemap website là gì?

Sitemap (bản đồ trang web hoặc sơ đồ trang web) là một danh sách các trang của một trang web được thiết kế dành cho trình thu thập dữ liệu hoặc người sử dụng . Nó có thể là một tài liệu dưới hình thức bất kỳ được sử dụng như một công cụ lập kế hoạch thiết kế web, hoặc là một page liệt kê các trang trên một trang web, thường tổ chức theo thứ tự thời gian.

Website có sitemap giúp du khách và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục các trang trên trang web.“Bản đồ trang”, là thể các tổng quan về hệ thống website của bạn. Sitemap thường được lưu trữ dưới định dạng XML, hoặc HTML trên website.

Sitemap là cách dễ dàng khi webmaster muốn thông báo cho công cụ tìm kiếm về các trang trên trang web của họ. Hình thức đơn giản nhất của Sitemap là một tập tin XML liệt kê các URL của một trang web cùng với siêu dữ liệu bổ sung về mỗi URL (thời điểm được cập nhật lần cuối, mức độ thường xuyên thay đổi, mức độ quan trọng như thế nào, so với các URL khác trong trang web ) để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web một cách thông minh hơn.

Các trình thu thập Web thường khám phá các trang từ các liên kết trong trang web (Internal link) và từ các trang web khác (backlink). Sitemap bổ sung dữ liệu này để cho phép trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm tìm hiểu kỹ hơn về những URL với các siêu dữ liệu liên quan. Sử dụng Sitemap không đảm bảo rằng các trang web được index, nhưng là cách dễ nhất cung cấp gợi ý cho trình thu thập web để công cụ tìm kiếm làm việc tốt hơn khi thu thập dữ liệu trang web của bạn.

HTML sitemap

  • Cấu trúc: HTML sitemap liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của Blog hay Website.
  • Thứ tự: URL được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục và hiển thị theo tiêu đề trang.
  • Đối tượng: HTML sitemap giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng.

XML sitemap

  • Cấu trúc: XML sitemap hiển thị danh sách các URLs của blog hay Website theo chuẩn đặc biệt XML. Tham khảo ( Sitemap trên wikipedia ).
  • Thứ tự: URL được liệt kê theo thứ tự ưu tiên tùy vào tiêu chí của Webmaster.
  • Đối tượng: XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới Google về các URLs trên blog hay Website nhằm tạo thuận lợi cho quá trình index.

Ví dụ:

  • HTML Sitemap: https://www.google.com/sitemap.html
  • XML Sitemap: https://seongon.com/sitemap_index.xml

Sitemap hữu ích khi nào?

  • Trang web của bạn có nội dung động.
  • Trang web của bạn không thuận lợi cho Googlebot thu thập dữ liệu ví dụ, các trang AJAX hoặc hình ảnh phong phú.
  • Trang web của bạn là mới.
  • Trang web của bạn có một kho lưu trữ lớn của các trang nội dung không được liên kết với nhau.

Một site map nên được bao gồm như sau

Một chú thích ngắn về website, sử dụng các từ khoá cơ bản trong các đường link text dẫn đến các trang chính của bảng điều hướng chuẩn trên site của bạn (bảng này cũng có nhiều từ khóa) nơi có mọi đường link khác kết nối tới tất cả các trang trên website.

Một site map tốt nên dẫn tới được mọi vị trí trên website. Bằng cách này bạn sẽ có được sự ưu tiên lớn trong khi tìm kiếm hệ thống.

Lời khuyên quan trọng khi tạo các site map

Một site map nên tương ứng với thiết kế của trang web. Hãy xuất phát từ khái niệm thông thường, như được đề cập trong bất cứ tài liệu tương tự khác nào, một site map không mang lại cho trang web của bạn sự đánh giá đầy đủ về mức độ thu hút mà thậm chí ngược lại còn có thể làm những người dùng hoảng sợ.

Không nên sử dụng những yếu tố đồ hoạ trong khi tạo một site map. Thời gian gần đây, hầu hết người sử dụng lướt Web vào những trang trên Internet ở chế độ ngăn chặn đồ họa. Vì lý do này nên sự xuất hiện của đồ hoạ như là những yếu tố điều hướng truy cập trên site map của bạn sẽ không được xem là có ích lắm, vì chúng sẽ không hoạt động cho tất cả người dùng, và sơ đồ sẽ chỉ là sự thể hiện chưa được thành công cho sáng tạo của bạn. Bởi thế, lý tưởng là một site map nên nhìn giống nhau trong tất cả các trình duyệt khi mọi người truy cập web.

Cấu trúc của sơ đồ nên có tương quan với chính hệ thống có tính phân cấp của web. Vì cấu trúc của một sơ đồ trang web nên cần được sử dụng các tiêu đề và danh sách. Không nên sử dụng các bảng cho cấu trúc sơ đồ vì nó khiến cho quy trình này nhiều khó khăn hơn.

Nên đặt đường liên kết tới sơ đồ website trên trang chính hoặc trang đầu của trang web hoặc theo một cách nào đó tương tự để người dùng có thể sử dụng được dễ dàng khi cần thiết. Sao cho người sử dụng sẽ không ngừng một giây nào để nghĩ về điều họ nên làm gì, khi họ không biết làm gì hơn nữa sau khi truy cập vào website của bạn.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12315) - LikeAction (12515) - WriteAction (900)