Thành lập công ty sản xuất bao bì

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bao bì, cùng với chi tiết thủ tục để thành lập công ty sản xuất bao bì thành công. Hy vọng, nội dung bài viết phần nào giúp độc giả nắm được những điều kiện về vốn, cơ sở vật chất cần thiết để kinh doanh sản xuất bao bì. Nếu còn vướng mắc gì liên quan đến thủ tục mở xưởng bao bì, hãy liên hệ với Chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ mọi vướng mắc trên con đường kiến tạo và phát triển doanh nghiệp!

Mục lục

Mở xưởng sản xuất bao bì ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng, bởi đây là ngành nghề đem lại hiệu quả và lợi nhuận khá cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ quá trình, thủ tục thành lập công ty sản xuất bao bì thì đây là trở ngại lớn đối với nhiều người muốn hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Do vậy, để giúp cá nhân/tổ chức thuận lợi hơn khi mở công ty, Chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể những giấy tờ, thủ tục cần thiết và kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bao bì thành công giúp bạn thành lập công ty dễ dàng và nhanh chóng.

Thành lập công ty sản xuất bao bì

Thủ tục thành lập công ty sản xuất bao bì

Sản xuất bao bì hiện đang là ngành nghề kinh doanh quan trọng ở Việt Nam hiện nay. Ngành nghề kinh doanh sản xuất bao bì không phải mới nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng rất cao hiện nay. Tuy nhiên, thành lập công ty sản xuất bao bì thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật.

1. Hồ sơ thành lập công ty sản xuất bao bì.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất bao bì gồm có:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty sản xuất bao bì;
  • Điều lệ công ty sản xuất bao bì;
  • Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn vào công ty;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của thành viên/ cổ đông công ty;
  • Giấy tờ liên quan khác nếu có (ví dụ: giấy phép đầu tư. quyết định thành lập,…)

Ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty sản xuất bao bì:

  • 2220: Sản xuất sản phẩm từ plastic;
  • 1811: In ấn;
  • 1812: Dịch vụ liên quan đến in;
  • 1702: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa;
  • 3290: Sản xuất khác chưa được phân vào đâu;
  • 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình;
  • 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu;
  • 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
  • Một số ngành nghề phụ trợ liên quan khác. (Ví dụ xuất- nhập khẩu, bán lẻ,…).

2. Thủ tục thành lập công ty sản xuất bao bì.

Thành lập công ty sản xuất bao bì theo trình tự sau:

  • Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng cách:
    • Nộp qua mạng thông qua cổng thông tin dịch vụ công quốc gia;
    • Nộp trực tiếp qua bưu điện hoặc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ;
  • Sau 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh công ty sản xuất bao bì.
  • Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục sau thành lập:
    • Nộp tờ khai môn bài, nộp phí môn bài;
    • Mở tài khoản ngân hàng;
    • Đặt mua con dấu pháp nhân, chữ ký số công ty;
    • Phát hành hóa đơn công ty;
    • Treo biển trụ sở công ty;…

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ:

  • Thủ tục đăng ký kinh doanh: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh;
  • Thủ tục phát hành hóa đơn công ty: Cục thuế hoặc Chi cục thuế nơi đặt trụ sở.

3. Thủ tục báo cáo thuế sau khi thành lập công ty sản xuất bao bì.

Sau khi thành lập công ty sản xuất bao bì phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo thuế sau:

  • Báo cáo thuế giá trị gia tăng;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Báo cáo thuế thu nhập cá nhân;….

Ngoài ra, doanh nghiệp phải nộp các thuế sau:

  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế xuất – nhập khẩu (nếu có);
  • Thuế đất (nếu có);…

Mở xưởng sản xuất bao bì cần chuẩn bị những gì?

1. Lựa chọn trụ sở chính, địa điểm hoạt động mở xưởng sản xuất bao bì

Trụ sở chính của công ty sản xuất bao bì không đặt ở khu tập thể hay khi dân cư hay các khu vực cấm đặt doanh nghiệp. Trường hợp này, bạn có thể tận dụng nhà riêng hoặc đi thuê văn phòng.

Hãy lưu ý là nếu đi thuê thì phải yêu cầu chủ cho thuê cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo bạn không thuê phải địa chỉ không tồn tại hay nơi không đúng pháp luật.

2. Mở xường sản xuất bao bì cần bao nhiêu vốn?

Ngành nghề sản xuất bao bì là ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định. Nên bạn chỉ cần đăng kí vốn điều lệ theo mong muốn, khả năng của mình. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài mà doanh nghiệp đóng hằng năm, nên bạn cũng hãy cân nhắc kỹ lưỡng.

3. Đặt tên cho công ty, cơ sở sản xuất bao bì

Tên cho công ty sản xuất bao bì nên đặt là tên riêng, để phân biệt. Tên công ty không được giống với những doanh nghiệp khác.

Không dùng từ ngữ cấm, từ ngữ không được phép dùng ở Việt Nam.

Không lấy tên cơ quan nhà nước để làm tên công ty

4. Chọn loại hình kinh doanh khi mở công ty sản xuất bao bì

Khi thành lập công ty sản xuất bao bì thì một trong những việc chủ doanh nghiệp phải đau đầu nhất chính là lựa chọn hình thức, loại hình cho doanh nghiệp của mình. Bởi vì loại hình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

Chủ công ty sản xuất bao bì có thể cân nhắc và chọn loại hình công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần làm hình thức hoạt động cho doanh nghiệp mình.

5. Chọn ngành nghề sản xuất bao bì

Ngành nghề bạn chọn khi phát triển sản xuất bao bì cần có mã ngành cụ thể theo như quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo ngành nghề chi tiết mà Chúng tôi nêu dưới đây khi đăng ký kinh doanh mở xưởng sản xuất bao bì.

Ngành nghề chi tiết

Mã ngành chi tiết

Sản xuất sản phẩm từ plastic.

Chi tiết: Sản xuất bao bì từ plastic; Sản xuất sản phẩm khác từ plastic (trừ sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b, trừ tái chế phế thải tại trụ sở)

2220

In ấn

(Trừ in tráng bao bì kim loại, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may đan tại trụ sở)

1811

Dịch vụ liên quan đến in

1812

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

(Trừ sản xuất bột giấy)

1702

Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất bao bì các loại (không hoạt động tại trụ sở)

3290

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

(Trừ dược phẩm)

4649

Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Bán buôn bao bì các loại, giấy, mực in các loại, các sản phẩm từ plastic

4669

Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Chi tiết: Thiết kế in ấn, tạo mẫu, quảng cáo.

7410

Lưu ý: Các ngành nghề đăng ký kinh doanh sản xuất bao bì, túi ni lông không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định nên khi đăng ký kinh doanh bạn không cần phải chứng minh vốn.

6. Chọn người đại diện pháp luật khi mở xưởng sản xuất bao bì

Doanh nghiệp cần chọn người đại diện pháp luật có năng lực, kinh nghiệm để làm người đại diện. Người đại diện có thể là giám đốc, tổng giảm đốc, quản lý hoặc chỉ đảm nhận chức danh người đại diện.

Hướng dẫn thủ tục sau khi đăng ký kinh doanh mở xưởng sản xuất bao bì

Khi việc thành lập công ty sản xuất bao bì đã cơ bản hoàn thành, nhiều doanh nghiệp không lưu ý đến những vấn đề cần thực hiện sau này, dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra, khiến công ty bị phạt. Do vậy, sau đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn hoàn thành những việc này:

  • Thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan quản lý đăng ký hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất bao bì cần tiến hành kê khai thuê và nốp các loại thuế được quy định theo đúng luật.
  • In hóa đơn, đặt in hay đặt mua ở cơ quan thuế để sử dụng.
  • Khắc dấu tròn có đủ thông tin doanh nghiệp rồi thực hiện công bố.
  • Nếu công ty có góp vốn thì thời hạn để thực hiện là 90 ngày từ ngày có giấy phép hoạt động.
  • Đăng ký chữ ký số để tiến hành nộp thuế điện tử qua mạng internet.
  • Hoàn tất các thủ tục để công bố đăng ký doanh nghiệp sản xuất bao bì trên cổng thông tin.

Trao đổi ngay với chuyên viên tại công ty Chúng tôi để được hướng dẫn làm hồ sơ xin giấy phép sản xuất bao bì ngay.

Chuẩn bị hồ sơ để mở công ty sản xuất bao bì

Để thành lập công ty sản xuất bao bì, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh công ty sản xuất bao bì theo mẫu quy định.
  • Biên bản điều lệ doanh nghiệp trong đó ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về vốn điều lệ, tên công ty, loại hình hoạt động... và tất cả những thông tin liên quan khác như đúng quy định.
  • Bản sao CMND, thẻ căn cước hay hộ chiếu.
  • Bản sao của giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của thành viên doanh nghiệp và các cổ đông trực thuộc công ty.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp sản xuất bao bì hay tài liệu tương đương có xác nhận hợp lệ.
  • Giấy ủy quyền (trường hợp chủ doanh nghiệp không tự thực hiện)

Khi đã hoàn thành đầy đủ những giấy tờ cần thiết, bạn nộp hồ sơ này cho Sở KH&ĐT và Phòng đăng ký kinh doanh.

Trường hợp các loại giấy tờ mở xưởng sản xuất bao bì bạn nộp đều đảm bảo đúng, hợp lệ theo pháp luật, cơ quan nhà nước sẽ nhanh chóng trả kết quả cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất. Nhưng nếu hồ sơ không đúng, bạn sẽ được thông báo lý do.

Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bao bì thành công

Để mở xưởng sản xuất bao bì thành công, không chỉ cần vốn, dây chuyền công nghệ mà còn nhiều yếu tố khác. Vậy làm thế nào để mở xưởng sản xuất bao bì hoạt động một cách hiệu quả, có lợi nhuận? Dưới đây là kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bao bì thành công mà Chúng tôi tổng hợp được, mời bạn đọc tham khảo:

Thứ nhất, chuẩn bị vốn, nhà xưởng

Việc chuẩn bị vốn để đầu tư mở xưởng sản xuất bao bì phụ thuộc vào chi phí thuê mặt bằng và tiền cọc mặt bằng, chi phí mua máy móc thiết bị sản xuất, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí quan hệ đối tác, chi phí sinh hoạt, chi phí quảng bá, chi phí dự trù,... Bạn cần ước lượng và hạch toán nguồn vốn rõ ràng để chuẩn bị chi phí hợp lý, hạn chế được những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong tương lai.

Thứ hai, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Để mở xưởng sản xuất bao bì thành công và nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, bạn cần giải quyết những vấn đề sau đây:

  • Thị trường đang có nhu cầu về những mặt hàng hàng nào?
  • Khả năng bán hàng của bạn sẽ bán được bao nhiêu tấn trong một tháng trong thời gian đầu sau khi mở xưởng?
  • Sau khi mở xưởng 6 tháng thì quy mô bán hàng sẽ dự tính sẽ phát triển như thế nào?

Thứ ba, chọn nhà cung cấp máy móc thiết bị để sản xuất bao bì

Tiêu chí để lựa chọn được nhà cung cấp máy móc thiết bị sản xuất bao bì đó là: Chất lượng máy móc thiết bị, quá trình chuyển giao công nghệ; chế độ sau bán hàng,...

Các kênh tìm kiếm khách hàng hiệu quả

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp thì bước tiếp theo chính là lập kế hoạch tìm kiếm khách hàng.

Mời bạn tiếp tục tham khảo những kênh tìm kiếm khách hàng hiệu quả sau đây.

Thông qua các triển lãm, sự kiện

Đây là một kênh offline vô cùng quan trọng để tìm kiếm khách hàng. Việc đặt các booth bán hàng tại các triển lãm, sự kiện giúp cho việc quảng bá sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng vô cùng tối ưu mà không mất quá nhiều chi phí.

Đồng thời, bạn có thể giữ liên lạc với các khách hàng đã mua sản phẩm/ dịch vụ tại các triển lãm, sự kiện để tiếp tục chăm sóc họ trở thành một khách hàng quen thuộc cho thương hiệu.

Tìm kiếm khách hàng qua hội thảo

Tương tự như kênh triển lãm, sự kiện, tìm kiếm khách qua hội thảo cũng là một trong các kênh tìm kiếm khách hàng hiệu quả.

Tìm kiếm khách hàng qua kênh này giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận được chính xác khách hàng tiềm năng của mình một cách nhanh chóng.

Những người tìm đến bạn để được tư vấn dịch vụ/ sản phẩm trong các hội thảo thực sự là những người quan tâm đến các sản phẩm/ dịch vụ đó. Hãy chăm sóc họ thật tốt để biến họ trở thành khách hàng thực sự.

Tìm kiếm khách hàng qua KOLs

Kênh KOLs cũng là một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng mà Chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Trong những năm gần đây, việc thuê những người nổi tiếng để quảng cáo, PR sản phẩm ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Mỗi KOL đều có một lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội và một lượng fan nhất định. Do đó, sản phẩm được họ PR, quảng cáo cũng phần nào ảnh hưởng đến quyết định của người theo dõi và fan của mình.

Tuy nhiên, khi sử dụng KOLs bạn cũng cần lưu ý một vài điều:

  • KOLs phải phù hợp với hình ảnh của thương hiệu
  • Luôn có phương án dự phòng bởi KOLs có thể gặp scandal bất cứ lúc nào và điều đó sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu & sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Thông qua các website (LinkedIn, Mailtester,…)

Ngoài các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… các website như LinkedIn, Mailtester, … cũng là một trong các kênh tìm kiếm khách hàng hiệu quả.

Linkedin là một nền tảng mạng xã hội cho những người đi làm và doanh nghiệp. Do đó, bạn có thể viết những bài quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của mình để tiếp cận nhiều đối tượng tiềm năng một cách hoàn toàn miễn phí.

Tìm kiếm khách hàng qua telesale

Đây là cách tìm khách hàng tiềm năng truyền thống nhưng chưa bao giờ lỗi thời. Hiệu quả của phương pháp này cũng luôn đạt mức đáng mong đợi, giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt phương pháp này, bạn cần chọn lọc kỹ data khách hàng để tránh mất thời gian.

Việc gọi điện cho khách hàng có thể làm phiền họ. Do đó, trước khi tiến hành phương pháp này, hãy đào tạo thật kỹ đội ngũ telesales tại doanh nghiệp và rèn luyện kỹ năng telesales để chuẩn bị ứng phó cho những tình huống xấu nhất.

Kế hoạch tìm kiếm khách hàng qua báo chí

Tìm kiếm khách hàng qua kênh báo chí cũng là một câu trả lời cho câu hỏi tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở đâu.

Từ xưa đến nay, báo chí luôn là một phương tiện đưa tin rất tốt. Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, báo chí không gói gọn trong khuôn khổ báo giấy, mà còn ở báo điện tử.

Một bài quảng cáo sản phẩm khéo léo, dẫn dắt hấp dẫn trên những trang báo điện tử chắc chắn có những tác động rất hiệu quả đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Tìm kiếm khách hàng thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…)

Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ số và sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng của mình.

Để tìm kiếm được khách hàng trên mạng xã hội, trước tiên bạn cần xác định được chân dung khách hàng tiềm năng của mình và hình dung được thói quen, hành vi của họ trên các trang mạng xã hội.

Từ đó, bạn tham gia vào các trang, hội nhóm – nơi tập trung nhiều khách hàng để quảng cáo, giới thiệu thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp một cách khéo léo.

Thông qua email marketing

Tương tự như các trang mạng xã hội, với thời đại công nghệ số hiện nay, email cũng là một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Để thu thập email từ khách hàng, bạn có thể sưu tập những tài liệu cung cấp kiến thức hữu ích cho khách hàng, chương trình khuyến mãi, catalogue chào hàng, … và mời khách hàng đăng ký nhận bằng cách gửi qua mail.

Sau khi đã có được mail của khách, hãy soạn ngay những chương trình khuyến mãi, chào hàng mới với nội dung chắc lọc, hình ảnh bắt mắt, dễ hiểu để gửi ngay cho họ.

Sử dụng Google Adwords

Google Adwords là một trong những cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp bạn đẩy nhanh doanh số. Bởi nó có thể giúp khách hàng tìm kiếm được sản phẩm/dịch vụ của bạn trên Google thông qua từ khóa mà họ tìm kiếm.

Tuy nhiên, việc sử dụng Google Adwords sẽ phải có trả phí, do đó bạn cần có chiến lược lựa chọn từ khóa hợp lý.

Tìm kiếm khách hàng mới qua chiến dịch SEO website

Tương tự như cách tìm kiếm khách hàng tiềm năngqua Google Adwords, tìm kiếm khách hàng qua các chiến dịch SEO cũng cho phép khách hàng có thể tìm đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn qua các từ khóa.

Điểm khác biệt ở đây là với chiến dịch SEO bạn sẽ không phải mất chi phí cho những lần khách hàng nhấp chuột vào link sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

Tuy nhiên để SEO website, bạn cần phải đầu tư thời gian, công sức và tốn một khoảng kinh phí. Nhưng khi từ khóa về sản phẩm/ dịch vụ của bạn đã lên top trang tìm kiếm Google thì kết quả mang lại sẽ là phần thưởng xứng đáng cho bạn.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Ngoài các kênh kể trên thì đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những kênh giúp bạn tìm được khách hàng.

Hãy luôn theo dõi các chiến dịch quảng cáo, marketing từ các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường.

Nếu họ thành công, bạn có thể học hỏi và tùy tình huống để áp dụng cho sản phẩm/ dịch vụ của mình. Còn nếu họ thất bại, hãy xem xét để tránh đi vào vết xe đổ của họ.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thành lập web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9340) - LikeAction (9540) - WriteAction (929)