Tối ưu hóa website bán hàng tăng doanh số gấp 3 lần

Cách làm dễ nhất để tối ưu hóa website bán hàng online là chính bản thân bạn hãy đóng vai là 1 khách hàng, sau đó sử dụng trang web của mình, để cảm nhận suy nghĩ của khách hàng và bắt đầu tư đặt ra các câu hỏi.

Mục lục

Chỉ khi website được tối ưu, mọi chiến dịch marketing, chạy quảng cáo của chúng ta sau đó mới có ý nghĩa, nếu không bạn sẽ chẳng thể thu được lợi nhuận gì từ sự đầu tư đó cả. Trong bài viết này THIẾT KẾ WEBSITE NẮNG XANH sẽ chỉ ra những điểm mà bạn cần chú ý và tối ưu nếu kinh doanh online thực sự và mong muốn tăng cao doanh số, từ phần doanh thu online bèo bọt mỗi tháng của mình.

Tối ưu hóa website bán hàng

Các bước tối ưu hóa website thân thiện người dùng

Cách làm dễ nhất để tối ưu hóa website là chính bản thân bạn hãy đóng vai là 1 khách hàng, sau đó sử dụng trang web của mình, để cảm nhận suy nghĩ của khách hàng và bắt đầu tư đặt ra các câu hỏi:

  • Với cách thiết lập website như hiện tại, khách hàng có thể tìm được ngay sản phẩm mình cần trong vòng 3 giây không?
  • Khách hàng có thể tin tưởng và sẵn sàng thanh toán online để đặt hàng hay không?

Nếu câu trả lời là “không” thì chắc chắn việc tối ưu website của bạn đang gặp vấn đề và chúng ta cần làm mới lại nó. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể cải thiện để tác động đến tỷ lệ chuyển đổi, nhưng hãy bắt đầu với phần cơ bản nhất: Đó chính là thiết kế website.

Tối ưu hóa website phần khuyến mại

Một cách khác để lôi kéo khách hàng mua sắm (đặc biệt khách hàng mới) là hiển thị các chương trình khuyến mãi hấp dẫn trên trang chủ. Mọi người đều thích khuyến mãi và khi bạn đưa ra một tỷ lệ % giảm giá nhất định hoặc giảm giá/miễn phí vận chuyển, khách hàng mới sẽ có nhiều khả năng thử mua hàng của bạn. Sau khi trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời và các sản phẩm thú vị của bạn, họ sẽ trở lại để mua thêm với giá niêm yết.

Nếu các khuyến mãi được thể hiện trên slide/banner trên trang chủ, hãy đảm bảo rằng bạn đã liên kết đến ảnh slide đó đến danh mục các sản phẩm được giảm giá, hoặc liên kết cụ thể đến một chính sách chi tiết hơn, giúp khách hàng biết chính xác những gì họ có thể được giảm. Nếu cần đến một mã khuyến mãi, hãy hiển thị thật lớn và rõ ràng trong hình ảnh.

Khuyến mãi nên để bắt mắt, và tương phản cao với màu nền, kích thước lớn, nên đưa vào ngày kết thúc khuyến mại, số lượng sản phẩm có khuyến mại… để khách hàng cảm nhận sự gấp rút, và nhanh chóng thôi thúc hành động đặt hàng của họ.

Một cách thể khuyến mãi khác, ngày càng trở nên phổ biến trên các website bán hàng hiện nay là hiển thị các sản phẩm khuyễn mãi trong ngày, ngay dưới thanh điều hướng chính của trang chủ. Điều này giúp bất kể khách hàng nào khi truy cập vào website đều nhìn thấy, và biết được hôm nay shop có giảm giá/tặng quà gì hay không.

Tuy nhiên, cho dù bạn quyết định hiển thị khuyến mãi như thế nào, bản thân việc lựa chọn khuyến mãi là rất quan trọng. Bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Hãy bắt đầu với cái gì đó mà bạn biết mình có thể đủ khả năng – chẳng hạn như giảm 20% cho một trong những sản phẩm có lợi nhuận cao hơn của bạn – sau đó thử nghiệm các cách thức khác cho đến khi bạn tìm thấy cái gì đó đạt được lượng truy cập tốt nhất. Khi nhìn vào số liệu phân tích, hãy tập trung vào doanh số bán hàng từ khách hàng mới, vì đó là những người bạn đang thực sự nhắm mục tiêu để cung cấp.

Ngay cả sau khi bạn hài lòng với một mẫu khuyến mại nào đó có khả năng ‘bán hàng’ cao thì bạn cũng đừng nên ung dung và tự tin quá. Bạn cần phải thường xuyên làm mới khuyến mãi của mình, sáng tạo và tiếp tục thử nghiệm các khuyến mãi mới.

Tối ưu website phần mô tả sản phẩm

Thông thường việc chạy quảng cáo mọi người hay điều hướng đến các trang đích: Trang chủ, trang danh mục, hoặc là trang sản phẩm chi tiết. Và dù là trang nào thì việc tối ưu hóa website cho phần này vẫn hết sức quan trọng, bởi mọi dẫn dắt, cố gắng của bạn đều là điều hướng khách hàng vào trang chi tiết để xem sản phẩm. Nếu nội dung quảng cáo thân thiện, có tính thuyết phục cao, thông qua những lợi ích mà bạn đưa ra cho khách hàng, chắc chắn họ sẽ mua hàng.

Tối ưu website phần mô tả sản phẩm

Tối ưu giao diện website, tập trung vào sản phẩm

Khi ai đó truy cập vào website bán hàng của bạn, nếu muốn bán được sản phẩm thì chúng ta cần thể hiện rõ ràng những gì chúng ta đang bán. Cũng giống như khi mang rau ra chợ bán vậy thôi. Người thông minh sẽ trải đều các loại rau ra sàn, xịt một chút nước giữ cho rau tươi và nhìn ngon mắt. Khách qua đường nhìn thấy là bị hấp dẫn, chạy đến mua ngay và luôn. Dĩ nhiên, nếu rau để chất đống, hoặc cất kín trong giỏ, nhìn không tươi ngon, khách sẽ không ưng, hoặc không thể nào biết bạn bán những loại rau gì, và như thế chúng ta sẽ mất cơ hội để bán hàng.

Vì thế, cách tốt nhất để khắc phục điều đó là tối ưu hóa giao diện website luôn đẹp và chuyên nghiệp, với ảnh sản phẩm lớn, ảnh chất lượng cao. Thiết kế lộn xộn, rối mắt sẽ chỉ làm khách hàng sao nhãng khỏi những gì bạn muốn họ làm

Tối ưu hóa website bán hàng

Trong một nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Oneupweb, 70.8% khách hàng cho rằng việc hiển thị sản phẩm trên trang chủ là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng của họ. Vì thế khi lựa chọn hình ảnh để đưa lên trang chủ, bạn nên ưu tiên hiển thị các sản phẩm phổ biến nhất mà mình có. Hoặc cũng có thể là sản phẩm bán chạy nhất, sản phẩm khuyến mại lớn.

Nghiên cứu của Oneupweb cũng cho thấy 76.5% những người được khảo sát đều có quan điểm rằng, website cho họ cảm giác tin tưởng, và ảnh hưởng 66.7% hành vi mua hàng của họ.

Nhìn vào website bán hàng trên, bạn có thể thấy giao diện website có khả năng điều hướng đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ có một vài danh mục chính trên thanh điều hướng trên cùng và mỗi danh mục mở rộng khi di chuột lên để hiển thị tất cả các tiểu mục có liên quan. Một website tối ưu là website có khả năng giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc kiểm tra nội dung trang web và tìm thấy các sản phẩm mà họ thích một cách nhanh chóng.

Tối ưu phần thông tin liên hệ

Một cách khác để giúp tăng uy tín với khách hàng là hiển thị số điện thoại của bạn nổi bật trên tất cả các trang, tốt nhất là ngay phần đầu trang web. Điều này cho phép mọi người biết bạn không hoạt động mờ ám và họ có thể mua hàng của bạn với sự tin tưởng. Nó cũng tạo cho họ cảm giác rằng nếu có bất kỳ vấn đề gì với sản phẩm hoặc cửa hàng của bạn, chỉ cần một cuộc gọi điện thoại là họ sẽ được giúp đỡ.

Thông tin liên hệ không chỉ là số điện thoại, mà còn là địa chỉ cửa hàng được chứng thực, sẽ khiến người mua tin tưởng hơn để đặt hàng, thay vì suy nghĩ là một “shop ma”, chỉ dựng lên trang web để lừa đảo.

Thêm nữa, bắt buộc website bán hàng cần cài đặt một phần mềm chat live nào đó, như Zopim chat, Subiz Live chat, Facebook live chat… để khách hàng dễ dàng trò chuyện với bạn khi họ chưa rõ ràng về một thông tin nào đó, hoặc muốn liên hệ đặt hàng.

Tối ưu hóa website rõ ràng phần giá cả và phí vận chuyển

Những thứ mập mờ, không rõ ràng sẽ luôn khiến tâm lý đối phương bị dao động, hoài nghi. Vì sao anh không để giá công khai? Phải chăng anh định lừa bán đắt cho tôi… Khi giá cả không rõ ràng, người mua sẵn sàng out ngay khỏi trang web mà không cần suy nghĩ thêm bất cứ điều gì khác. Bới vậy mới nói, tối ưu hóa website, phần giá cả và phí vận chuyển phải hết sức minh bạch.

Bạn đã biết rằng 44% giỏ hàng bị bỏ vì chi phí vận chuyển cao, nhưng nghiên cứu đó cũng cho thấy 25% đã bị bỏ bởi vì sản phẩm có giá cao hơn dự kiến ​​và 22 % do chi phí vận chuyển đã được liệt kê quá muộn trong quy trình thanh toán. Vì vậy, đầy đủ là 91% giỏ hàng bị bỏ vì lý do liên quan đến giá cả hay vận chuyển.

Tối ưu hóa website rõ ràng phần giá cả và phí vận chuyển

Nếu từng đó số liệu không đủ để thuyết phục bạn, trong nghiên cứu người tiêu dùng của Oneupweb đã được đề cập trước đó,  95.5% số người trả lời cho biết giá cả và thông tin vận chuyển là một yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong việc đưa ra quyết định mua hàng.

Hãy đảm bảo rằng giá cả của sản phẩm được quy định rõ ràng, cho dù là trên trang chủ hay trên trang sản phẩm. Nếu có thể, hãy cố gắng tính toán thuế và phí vận chuyển thêm vào giỏ hàng để khách hàng của bạn biết giá cuối cùng trước khi chúng được chuyển sang trang thanh toán.

Hiển thị đầy đủ các ưu đãi có lợi cho khách hàng

Bạn có thể nhận thấy những trang thương mại điện tử hàng đầu hiện nay, họ đều hiển thị rất rõ ràng các chính sách/ưu đãi có lợi cho khách mua hàng, chẳng hạn như miễn phí vận chuyển, chính sách hoàn trả linh hoạt… Đó là một cách tuyệt vời để thu hút người mua hàng, cho họ thêm động lực và lý do chính đáng vì sao nên mua hàng từ website của bạn.

Vận chuyển là khúc mắc quan trọng nhất cần giải quyết, bởi vì đây là lý do hàng đầu khiến khách hàng từ bỏ giỏ hàng. Một nghiên cứu của Forrester cho thấy 44% số giỏ hàng bị bỏ vì chi phí vận chuyển cao. Tất nhiên giá cả luôn luôn là một vấn đề và chính sách hoàn trả là một vấn đề lớn đối với các cửa hàng trực tuyến.

Nếu bạn miễn phí vận chuyển, đi kèm một chính sách hoàn trả tuyệt vời, đưa ra một sự đảm bảo giá cả, hay làm bất cứ điều gì khác để có thể giúp khách hàng quyết định mua hàng của bạn. Hãy đảm bảo những nội dung này được hiển thị to, rõ ràng và đầy tự hào ngay trên trang chủ của bạn.

Hãy cố gắng làm cho chúng càng chi tiết càng tốt trong không gian nhỏ. Sẽ tốt hơn nhiều khi nói “Miễn phí vận chuyển với đơn đặt hàng trên 99 USD” thay vì chỉ “Miễn phí vận chuyển*”. Hãy rõ ràng nhất có thể về các chính sách thân thiện với người tiêu dùng của bạn để sự mong đợi được thiết lập đúng ngay từ đầu. Không ai mong muốn mình bị “đánh lừa” bởi chi phí vận chuyển ở phút cuối cùng, chỉ vì đơn hàng của họ không đạt mức tối thiểu giá trị đơn hàng bạn yêu cầu để được hưởng miễn phí đúng không nào.

Tối ưu website phần đối tác, khách hàng lớn

Chúng ta đã biết 76.5% khách hàng được khảo sát nói rằng trang web trông đáng tin cậy là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua hàng. Một cách dễ dàng để cải thiện độ tin cậy của bạn là dựa hơi từ một số các tổ chức đáng tin cậy.

Tối ưu hóa website bán hàng

Bằng cách liên kết cửa hàng của bạn với các nhóm và các thương hiệu mua sắm tin cậy, một số người sẽ tin tưởng hơn ở bạn. Các nghiên cứu của McAfee và VeriSign cho thấy doanh số bán hàng trực tuyến có thể tăng lên đến 36% khi một trang web bán lẻ hiển thị các chứng nhận uy tín quen thuộc.

Do đó, hãy lấy xác nhận của các nhóm đại diện, chẳng hạn như các đối tác, tổ chức liên kết uy tín,  khách hàng lớn, những chứng thực từ cơ quan thẩm quyền (chẳng hạn như đạt chuẩn Iso, các giải thưởng, vệ sinh an toàn thực phẩm…)… Sau đó hiển thị logo của họ nổi bật trên đầu trang hoặc chân trang web.

Tối ưu Ý kiến khách hàng

Nếu bạn đã biết rằng tính năng đánh giá sản phẩm có thể cải thiện doanh số bán hàng lên đến 18%, nghiên cứu của Oneupweb cho thấy những lời đánh giá và chứng thực của khách hàng được coi là một yếu tố quan trọng trong việc mua hàng với 40.9% số người được hỏi trả lời. Nhưng tại sao phải lưu giữ lại tất cả những lời tốt đẹp đó cho các trang sản phẩm của bạn?

Bạn có thể lấy một vài đánh giá hay nhất và thêm ngay vào trang chủ của bạn theo hình thức trích dẫn lời chứng thực. Sẽ tốt hơn nếu bạn có được một bức ảnh đi cùng với trích dẫn và tên của khách hàng – việc thấy được những người thực sự đã mua và yêu thích các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ làm tăng uy tín của bạn với khách hàng.

Trang Giới thiệu cửa hàng

Một cách để tạo sự khác biệt cho cửa hàng của bạn so với các đối thủ cạnh tranh là kể câu chuyện độc đáo của bạn. Cách dễ nhất để làm điều đó là một Giới thiệu cửa hàng mà bạn liên kết đến trên thanh điều hướng của trang web. Nhiều nền tảng thương mại điện tử tích hợp sẵn trang Giới thiệu cửa hàng khiến mọi việc đặc biệt dễ dàng. Nhưng ngay cả khi nền tảng bạn lựa chọn không tích hợp, việc này cũng đáng để nỗ lực.

Bạn có thể thấy rằng cả hai chủ sở hữu đều kể một câu chuyện cá nhân về cách thức và lý do tại sao họ bắt đầu cửa hàng của mình. Điều đó giúp họ ‘gắn kết’ với khách hàng và đem đến cho họ một lý do thú vị để mua hàng từ các cửa hàng này hơn là những cửa hàng khác.

Trang Giới thiệu cửa hàng

Hãy suy nghĩ về những điều khiến cho câu chuyện thương mại điện tử của bạn độc đáo, đáng yêu, hài hước hay đáng nhớ. Sau đó nói với khách hàng của bạn trên một trang Giới thiệu cửa hàng.

Hướng dẫn tối ưu SEO website bán hàng

Nếu so với trước đây, SEO website hiện đã không còn đơn giản vì các công cụ tìm kiếm, cụ thể là Google đã trở nên “khắt khe” hơn với sự ra đời của một loạt thuật toán như Google Panda, Google Penguin,… Song, cuối cùng thì thiết kế webchuẩn SEO vẫn là điều kiện tiên quyết để Google quyết định thứ hạng website của bạn, từ đó giúp bạn tiếp cận gần hơn với các khách hàng tiềm năng. Không thể phủ nhận chuẩn SEO onpage đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự đánh giá này của Google.

SEO onpage là một quá trình tối ưu hoá nội dung, hình ảnh và cấu trúc website, theo đúng những quy tắc mà các công cụ tìm kiếm đề ra nhằm giúp website trở nên thân thiện hơn với các công cụ này, đặc biệt là Google. Do đó, nếu là một SEOer, bạn cần hiểu rằng việc tối ưu onpage nên là việc làm được thực hiện đầu tiên trước khi đi link cho website của mình.

Hôm nay, Markdao sẽ đề cập đến các yếu tố quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi tối ưu SEO onpage:

  1. URLs
  2. Tiêu đề trang (Meta title)
  3. Thẻ miêu tả (Meta description)
  4. Headings (H1 → H6)
  5. Hình ảnh
  6. Từ khoá
  7. AMP
  8. Microformats
  9. Schema
  10. Sitemap
  11. Robot.txt
  12. Internal links
  13. External links
  14. Quản lý website cùng Google Analytics

Ở bài hướng dẫn tối ưu SEO website phần 1 này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết đến các bạn 7 yếu tố đầu tiên, 7 yếu tố tiếp theo sẽ được đề cập trong phần 2, hãy đón xem nhé!

URLs, meta title hay meta description… là những yếu tố rất hay được nhắc đến khi đọc những bài viết hướng dẫn tối ưu SEO website, nhưng thực chất những khái niệm này là gì, chúng sẽ xuất hiện ở đâu trong website của bạn?

Tối ưu hình ảnh khi tối ưu SEO onpage cần thiết không?

Hướng dẫn tối ưu SEO website không chỉ dừng lại ở việc tối ưu các câu chữ, cấu trúc website mà còn phải lưu ý đến phần hình ảnh trong trang web hay trong bài viết. Vì chính hình ảnh là một công cụ tuyệt vời để dẫn người dùng Internet vào website của bạn và giữ chân họ lại. Ngoài ra, trong trang kết quả tìm kiếm, Google không những trả ra những kết quả liên quan đến tin tức, thông tin mà còn có cả… hình ảnh, do đó nếu không tối ưu yếu tố này, có lẽ bạn sẽ bỏ lỡ đáng tiếc nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mình.

Tối ưu hình ảnh khi tối ưu SEO onpage cần thiết không?

Để tối ưu hình ảnh, những yếu tố bạn cần phải lưu ý là:

  • Kích thước hình ảnh: Lý do kích thước hình ảnh không được phép quên lúc tối ưu SEO onpage là vì kích thước hình ảnh sẽ tác động khá lớn đến tốc độ tải trang - yếu tố được Google bot xem xét hàng đầu khi đánh giá website của bạn. Do đó, kích thước hình ảnh được đăng tải trên trang web nên nằm trong khoảng từ 360 pixel đến 1280 pixel.
  • Tỉ lệ hình ảnh: bên cạnh kích thước hình ảnh thì tỷ lệ hình ảnh cũng là yếu tố bạn không thể bỏ qua. Tỉ lệ hình ảnh được sử dụng thường xuyên nhất là hình vuông, 4:3 và 16:10.
  • Thuộc tính ALT: Google bot không thể đọc được hình ảnh, chính vì thế bạn cần thêm văn bản thay thế (Alt ảnh) cho những hình ảnh mà bạn đăng tải. Mục đích của việc này không những cho các Google bot vào đọc hiểu hình ảnh của bạn đang thể hiện nội dung gì mà còn hướng đến người dùng khiếm thị.
  • Tên tệp tin: bên cạnh thuộc tính ALT, tên file hay tên tệp tin cũng đóng vai trò quan trọng không kém, vì đa phần các các hình ảnh được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm đều có chứa từ khoá trong tên tệp tin trùng khớp với từ khoá dùng để truy vấn. Lưu ý tên tệp tin nên ngắn gọn không quá 6 từ và cũng như alt ảnh, tên file nên thể hiện đúng nội dung trong hình ảnh.
  • Kích thước file: mặc dù kích thước tệp tin hình ảnh không ảnh hưởng đến việc xếp hạng, nhưng bạn cũng nên nén các file khi đăng tải, tốt nhất là không quá 400KB mà vẫn đảm bảo chất lượng của hình ảnh.

URL quan trọng thế nào?

URL quan trọng thế nào?

URL là viết tắt của từ Uniform Resource Locator, được dùng để tham chiếu tài nguyên trên Internet đồng thời có thể mang lại khả năng siêu liên kết cho các trang web. Nói một cách đơn giản hơn, URL là địa chỉ dẫn đến một trang web cố định đã xuất hiện trên Internet.

Nhờ có URL, người dùng Internet và Google bot mới có thể đến với website hay các trang web của bạn, do đó đây là yếu tố quan trọng mà bài hướng dẫn tối ưu SEO website của Markdao sẽ đề cập đến đầu tiên, lý do là vì:

  • Tối ưu URL là tiền đề giúp bạn tăng thứ hạng website trên các trang kết quả tìm kiếm
  • Tối ưu URL sẽ giúp cho người dùng và robot các công cụ tìm kiếm hiểu được trang web của bạn đề cập đến chủ đề nào. Nếu URL thân thiện với hai đối tượng này thì tỉ lệ truy cập vào trang của bạn sẽ được cải thiện.

Một URL tối ưu chuẩn SEO là URL không nên chứa các ký tự đặc biệt như @, #, $, %, &, *... và chữ không được để dấu. Tiếp theo, một điểm cộng nếu URL được bắt đầu bằng từ khoá chính mà trang web đó sẽ đề cập tới. Bạn nên sử dụng dấu gạch ngang (-) trong cấu trúc, vì như vậy sẽ giúp URL thân thiện hơn với người dùng và Google bot. Điều quan trọng cuối cùng là các URL không nên quá dài, tốt nhất là vào độ khoảng 60 ký tự và nếu có sự phân cấp trong URL hay còn gọi là slug, thì không nên có quá 3 slug trong một URL chuẩn SEO.

Một lưu ý nhỏ, khi trang web đã được lập chỉ mục (index), bạn không nên thay đổi URL, vì sẽ dẫn đến lỗi 404. Nhưng nếu cần thay đổi, đừng quên redirect 301 về URL mới nhé!

Tối ưu thẻ meta description bằng cách nào?

Meta description hay thẻ mô tả là đoạn trích tóm tắt nội dung mà trang web hay bài viết sẽ nói đến. Giống như meta title, meta description cũng là một thuộc tính của HTML, nằm trong thẻ meta tag, do đó là một yếu tố cũng hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp đến kết quả SEO.

Thẻ mô tả của một trang web là phần không được hiển thị trong cấu trúc bài viết nhưng lại được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm ngay dưới tiêu đề (meta title). Khi người dùng truy vấn kết quả tìm kiếm với thông tin mà họ đang cần thì công cụ tìm kiếm sẽ bôi đậm từ khóa có trong thẻ mô tả phù hợp với những truy vấn của người dùng. Đa số các bài hướng dẫn tối ưu SEO Website đều cho rằng nếu đoạn mô tả càng hấp dẫn, thì tỷ lệ truy cập vào trang web sẽ càng cao, và điều đó cũng là điều mà Markdao muốn lưu ý đến các bạn.

Nhưng để thẻ mô tả trở nên hấp dẫn thì trước hết nội dung tóm tắt trong thẻ cần phải liên quan với nội dung mà trang web sẽ đề cập và cần được chèn từ khoá một cách thông minh, cụ thể không chèn quá 5 lần cho từ khoá chính. Đối với Google, độ đài của một thẻ mô tả không nên nhiều hơn 320 ký tự, những ký tự vượt con số này sẽ bị chuyển sang dấu (...). Hơn nữa, mỗi trang web chỉ nên có một thẻ mô tả mà thôi.

Tối ưu thẻ meta description bằng cách nào?

Các heading sẽ được tối ưu như thế nào?

Một bài viết tối ưu chuẩn SEO không phải là một bài viết dài thược với hàng ngàn chữ, mà nên là một bài viết với các phần cụ thể khác nhau và được chia cắt bởi các headings. Các headings này được đặt ra với mục đích nhấn mạnh các ý chính trong trang web hay bài viết, gồm có 6 loại H1, H2, H3, H4, H5, H6 - trong đó H1, H2, H3 là 3 yếu tố bắt buộc phải có và cần được phân bổ một cách thông minh.

Theo như đa số các bài hướng dẫn tối ưu SEO website, H1 là heading quan trọng nhất, vì như trên đã đề cập, H1 là nơi chúng ta sẽ đặt meta title, giúp người đọc và Google bot hiểu được trang web sẽ nói đến vấn đề gì. Sau khi biết chủ đề bài viết, bằng cách nhìn tổng quát qua H2 và H3, cả hai đối tượng này sẽ biết những ý chính mà bạn muốn đề cập tới trong bài viết. Nhờ những Headings này, mà việc đọc bài viết của người dùng Internet hay crawler của Google sẽ diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn.

Nhưng phân bổ các headings một cách thông minh trong một trang web là như thế nào? Thứ nhất, đối với H1, chỉ nên có 1 H1 cho mỗi trang web, H2 thì không vượt quá 4 và H3 không vượt quá 6 trong một bài viết. Tất cả các headings này nên được chèn từ khoá, tuy nhiên chèn từ khoá ở đây không có nghĩa là nhồi nhét nhiều từ vào là sẽ tốt. Kế tiếp không nên để các headings ở dạng text ẩn, điều này rất dễ làm trang web của bạn mắc các lỗi thuật toán của Google. Cuối cùng, các nội dung trong tất cả các headings này không được trùng nhau và cần được viết như thế nào để thu hút người dùng ở lại trang web của bạn lâu hơn.

Các heading sẽ được tối ưu như thế nào?

Tối ưu onpage không thể quên tối ưu Meta title

Meta title là thẻ tiêu đề cho một trang web hay một bài blog. Điều lưu ý là mỗi trang web chỉ nên có một thẻ tiêu đề mà thôi. Meta title cực kỳ quan trọng vì nó sẽ cùng meta description xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm, và sẽ là yếu tố chủ chốt để khiến người dùng có quyết định bấm vào trang web của bạn hay không.

Để làm được điều này, meta title cần phải được tối ưu. Thứ nhất thẻ tiêu đề bạn cần có từ khoá, vì ở những trang kết quả tìm kiếm, chính từ khoá trong tiêu đề sẽ được tự động in đậm nếu nó có xuất hiện trong truy vấn tìm kiếm của người dùng Internet, và sẽ là điểm cộng nếu như từ khoá được đặt ở đầu. Thứ hai, theo quy định Google, những tiêu đề vượt quá 70 ký tự thì những ký tự dư ở phần cuối sẽ chuyển thành dấu (...), thật tồi tệ nếu phần giấu đi ấy có chứa từ khoá. Thứ ba, tiêu đề phải phản ánh đúng nội dung mà trang web sẽ đề cập tới, vì Google bot thông minh hơn bạn nghĩ, nếu bot thấy tiêu đề và nội dung trong trang không trùng khớp thì chúng sẽ ngừng ngay việc index. Cuối cùng, nếu tiêu đề được đặt trong H1, google bot sẽ tìm đến và lập chỉ mục nhanh hơn.

Tối ưu onpage không thể quên tối ưu Meta title

Lựa chọn từ khoá tốt cũng là một cách tối ưu onpage hiệu quả

Phần tiếp theo trong bài viết hướng dẫn tối ưu SEO website này, Markdao sẽ đề cập đến việc tối ưu từ khoá như thế nào là hợp lý. Mỗi lần nhắc đến từ khoá, dân SEO đều có cái định nghĩa vui “từ khoá chính là vàng cho bất kỳ chiến dịch SEO nào”. Nếu như trước đây việc đặt bao nhiêu từ khoá vào bài viết để tối ưu chưa được Google siết chặt - nhờ có vậy mà tốc độ từ khoá tăng hạng rất nhanh chóng. Nhưng bây giờ, Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác đã thông minh hơn, nên việc nhồi nhét từ khoá đã trở nên vô nghĩa, thậm chí có thể khiến thứ hạng website của bạn giậm chân tại chỗ hoặc tệ hơn là dính các thuật toán.

Lựa chọn từ khoá tốt cũng là một cách tối ưu onpage hiệu quả

Do đó khi tối ưu từ khoá, bạn cần phải lưu ý hai vấn đề: mật độ từ khoá như thế nào là hợp lý và nên đặt từ khoá ở đâu là tối ưu nhất.

Về mật độ từ khoá, như chúng tôi vừa đề cập việc nhồi nhét từ khoá không những bị Google crawler đánh giá thấp mà còn khiến người dùng Internet khó chịu. Vì thế bạn cần đảm bảo nội dung của mình thật tự nhiên và các từ khoá nên được phân bố hợp lý trong nội dung ấy. Cụ thể, từ khoá chính nên được xuất hiện ở mật độ từ 2 - 5%, đối với những từ khoá phụ thì nên có mức độ thấp hơn.

Về vị trí đặt từ khoá, ngoài được dàn trải hợp lý xuyên suốt nội dung, google bot sẽ ưu tiên cho những trang web hoặc bài viết có từ khoá được đặt ngay những ký tự đầu tiên, trong khoảng 50 - 100 ký tự đầu là tốt nhất. Hơn nữa, những nơi quan trọng khác mà bạn nên chèn từ khoá vào đó là:

  • Thẻ meta title
  • Thẻ meta description
  • Các thẻ headings
  • Văn bản thay thế trong hình ảnh

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9533) - LikeAction (9733) - WriteAction (929)