13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Việc có được địa chỉ .com hoàn hảo cũng cần nên được cân nhắc. Chúng ta đang tiến vào thời kì mà tên miền thay thế đang ngày càng thịnh hành, thế nhưng đuôi domain .com vẫn là nổi bật nhất. Nó có ở khắp mọi nơi. Khi mọi người nghĩ tới một website thì họ sẽ tự động nghĩ rằng đuôi miền sẽ là .com

Mục lục

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Đây chỉ là một phần khó khăn trong quá trình điều hành kinh doanh trong thời đại kĩ thuật số hiện nay: Bạn nghĩ ra được một tên miền hết sức hoàn hảo. Bạn thiết kế card business, bắt đầu làm hết các giấy tờ liên quan, và kể cho tất cả mọi người về ý tưởng của bạn. Nhưng đến khi bạn lên mạng để đăng kí tên miền thì bạn phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: tên miền hoàn hảo của bạn đã có người sử dụng.

Vậy bạn phải làm gì?

Bạn có phải từ bỏ cái tên đó không? Hay là bạn sẽ điều chỉnh nó theo cách nào đó? Thêm một vài dấu gạch hay là gạch chân? Hay là ghi một thứ gì kì lạ vào cuối tên miền (TLD)? Đây là một trong những tình huống gây go nhất đối với một nhà kinh doanh. Bởi nếu không cẩn trọng thì quá trình bạn vất vả chuẩn bị bấy lâu nay coi như đổ sông đổ biển. Tình huống này ép bạn phải xem xét lại toàn bộ nhãn hàng của mình. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Bạn sẽ làm khi việc này xảy ra?

THIẾT KẾ WEB NẮNG XANH đã từng nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề này rồi, và chúng tôi cũng có trong mình những giải pháp cho chuyện này.

Tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong bất kì chiến dịch SEO nào và nó sẽ ảnh hưởng tới độ biểu diễn của bạn. Nếu như bạn phạm phải sai lầm trong vấn đề tên miền thì nó sẽ ảnh hưởng rất lâu lên SEO của bạn. Một lượng lớn traffic sẽ tới từ những người dùng tìm kiếm nhãn hàng của bạn, đó được gọi là tìm kiếm định vị. Chính vì vậy việc sử dụng tên nhãn hàng làm URL là hết sức quan trọng. Nhưng nếu như bạn không thể làm vậy thì cũng đừng lo lắng quá. Vẫn có những cách thay thế bạn có thể sử dụng. Sau đây là 13 thủ thuật bạn có thể sử dụng nếu như bạn không có được tên miền trong mong đợi.

Mua tên miền

Quá hiển nhiên phải không?

Đây là một mẹo rất đơn giản nhưng nhiều người lại không suy nghĩ tới. Họ chỉ gõ tên miền lý tưởng của mình vào hệ thống đăng kí và khi phát hiện đã có ai đó sử dụng chúng thì bỏ cuộc. Nhưng nhiều lúc không nhất thiết phải như vậy. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có yếu điểm bởi không phải ai cũng có vài chục triệu để làm chuyện này. Rất có thể bạn chỉ là một startup và có ngân quỹ hạn hẹp. Trong trường hợp đó thì bạn rất có tể chỉ có thể mua được những tên miền mới, hết hạn hoặc đã bị quá hạn. Nếu như bạn ghé thăm tên miền lý tưởng của bạn, bạn sẽ nhìn thấy bảng sau:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Hoặc bạn sẽ nhìn thấy:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Nếu như bạn nhìn thấy những hình giống vậy thì là chuyện đáng mừng. Bởi chúng có nghĩa là người sở hữu đang không sử dụng tên miền này. Nếu như vậy thì bạn có thể mua lại tên miền này với một cái giá thấp. Cách tốt nhất chính là liên lạc trực tiếp với chủ tên miền. Bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm của Whois.com để làm chuyện này. Thông thường bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy địa chỉ liên lạc của chủ website. Đầu tiên, bấm vào Whois.com. Bạn sẽ thấy một thanh tìm kiếm ở đầu góc phải.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Gõ tên miền và bấm vào nút “WHOIS” Nếu như địa chỉ liên lạc được để công khai thì bạn sẽ thấy chúng trên trang như sau:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Đôi khi bạn sẽ nhìn thấy địa chỉ liên lạc như sau:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Để ý thấy tên liên lạc không phải là tên người không? Nếu như tìm hiểu kĩ hơn thì bạn sẽ thấy nó được đánh dấu “được bảo vệ”. Đây không phải là địa chỉ liên lạc thật sự. Điều này có nghĩa máy chủ đã riêng tư hóa thông tin liên lạc của chủ website. Trong trường hợp này, những gì bạn có thể làm là liên lạc với người sở hữu qua chính website đó. Hãy cố gắng tìm email liên lạc có thể dẫn bạn trực tiếp trao đổi với chủ website, tất nhiên trang liên lạc chung vẫn có thể có hiệu quả. Nếu như vẫn không được thì bạn có thể nhờ một người phá tên miền để giúp bạn nhưng giá cả sẽ là một vấn đề.

Thêm động từ vào tên miền của bạn

Đây là một cách hữu dụng để đi đường vòng với những tên miền đã được sử dụng. Thủ thuật này có hai lợi ích lớn. Lợi ích đầu tiên chính là bạn vẫn có thể sử dụng URL đó. Lợi ích thứ hai chính là bạn không phải xem xét sử dụng TLD khác. Những động từ như “mua” và “thử” những lựa chọn phổ biến để thêm vào tên miền. Ví dụ, Pocket sử dụng getpocket.com

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Cách này nhìn thường tốt hơn những TLD thay thế khác và chúng cũng thường dễ nhớ hơn.

Thêm chi tiết tên nhãn hàng trong URL

Cho tới trước 2016 thì Tesla Motor vẫn chưa sở hữu tên miền Tesla.com bởi vì đã có người lấy rồi. Vậy họ đã làm gì trước đó? Họ lấy tên miền là TeslaMotor.com URL đó đã đi cùng với họ hàng năm trời bởi vì từ khóa “Motor”đi kèm với tên họ vô cùng thuận miệng, tự nhiên. Phương pháp này có tác dụng đảm bảo độ tin tưởng trong URL của bạn. Lưu ý là gì? Nhớ đừng cứ từ nào cũng ném vào tên miền để mở rộng nó. Từ khóa đó phải có liên quan và nói lên được tính chất nào đó trong công việc của bạn. Gogo – một website cung cấp mạng Internet trong chuyến bay – sử dụng từ khóa “air” đi kèm với tên nhãn hàng của họ.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Nếu như bạn nghĩ thử thì bạn sẽ thấy từ khóa này thực sự phù hợp với website này. Mặt khác, nếu như họ sử dụng tên miền gì đó như “GogoToday” thì có lẽ nhãn hàng của họ sẽ không được thuận tai và cũng không giống như một tên miền thuần. Mẹo phải nắm trong đây chính là bạn phải cân nhắc những từ khóa bạn thêm vào tên miền phải đảm bảo sự tự nhiên, phải dễ nhớ cũng như có ý nghĩa. Có những từ khóa mà bản thân chúng thuộc về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể rồi. Ví dụ nếu như bạn bán phần mềm thì bạn có thể sử dụng từ khóa “app” trong URL như là trang Invision làm:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Đây có thể là cách tốt nhất nếu như bạn muốn đuôi miền là .com và giữ tên nhãn hàng của bạn trong URL.

Xem xét sử dụng một ccTLD

Mặc dù đuôi .com là một tiêu chí quốc tế, đặc biệt ở Mỹ đuôi miền này được đánh giá rất cao. Tuy nhiên ở những nước khác thì những mã code TLDs (ccTLDs) bình dân cũng rất được tin tưởng. Mặc dù ở Mỹ, ccTLD không thực sự nổi bật nhưng đôi lúc ccTLD lại quan trọng hơn đuôi miền .com Ví dụ như ở Đức, đuôi miền .de được ưa chuộng hơn .com rất nhiều. Chính vì vậy bạn có thể sử dụng TLD khác ngoài .com, không thành vấn đề. Tuy nhiên, sẽ có vài vấn đề có thể xảy ra. Ví dụ như có những ccTLD như là .ru hoặc là .cn thường biết tới bằng việc spam website.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Và cũng có một vài ccTLD bị cấm ở một số nước. Điều này không có nghĩa là bạn không thể sử dụng ccTLD, bạn chỉ phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chọn một mà thôi.

Thêm tên nước bạn vào tên miền

Bạn có bao giờ nghe tới định luật tên miền Nissan chưa? Trở lại năm 1994, một công ty tên là Nissan Computer Corp đăng kí tên miền là nissan.com Nhưng tên miền đó đã được một doanh nhân tên Uzi Nissan lấy trước và sử dụng từ năm 1980. Vào năm 2000, công ty Nissan Motor khởi kiện Uzi Nissan với mục tiêu: lấy được tên miền nissan.com Nhưng kết quả là công ty Nissan không lấy được tên miền đó. Nếu như bạn gõ nissan.com thì bạn sẽ thấy trang của Uzi Nissan hiện lên.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Vậy công ty Nissan Motor đó đã làm gì? Họ thêm từ khóa USA vào URL của họ:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Đây chính là một giải pháp khá tốt nếu như bạn đang gặp vấn đề tên miền. Thực tế tên miền như vậy lại khá hay – nissanusa.com thực chất là một URL chất lượng, và vẫn chứa được tên nhãn hàng trong đó. Bạn cũng có thể dùng tên thành phố nếu như bạn ở một thành phố trung tâm. Ví dụ như công ty Loud Marketing dùng từ khóa “Barcelona” trong URL của họ:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Và trang The Eugene một wesbite về xây dựng căn hộ cao cấp trong thành phố New York sử dụng từ khóa “NYC”:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Cách này có hiệu quả cao nhất khi dịch vụ bạn cung cấp nằm gói gọn trong một nước hoặc thành phố nhất định. Bạn có thể sử dụng tên nước của bạn trong URL để hàm ý bạn đến từ đâu, nhưng khách hàng cũng có thể nghĩ rằng bạn chỉ cung cấp dịch vụ trong khu vực đó thôi. Cho nên hãy suy nghĩ trước khi sử dụng đuôi miền này.

Sử dụng các TLD thay thế

Trong hầu hết trường hợp, nếu như tên miền bạn thích đã có người sử dụng thì rất có thể đuôi miền .com cũng đã bị lấy rồi. Và những TLD khác sẽ thường có sẵn cho nên bạn có thể chọn một TLD để thay thế cho đuôi miền. Nhưng đừng vội mua bất kì TLD nào mà bạn tìm được trước tiên. Đây thực chất là một quyết định rất phức tạp yêu cầu sự cân nhắc kĩ càng. Sau đây là vài yếu tố bạn có thể lưu ý trước khi sử dụng một TLD thay thế.

Trước hết, mọi người tin tưởng vào những URL có đuôi .com hơn những TLD thay thế rất nhiều. Đuôi miền .com có rất nhiều mặt lợi ích. Nó quen thuộc, có mặt từ rất lâu và đã là tiêu chuẩn vàng cho các TLD suốt những năm qua. Thứ hai, có nhiều người nghĩ các TLD chỉ chứa spam mà thôi. Mọi người có xu hướng nghĩ URL có đuôi .com thì an toàn còn những TLD khác thì không như vậy. Tất nhiên không phải lúc nào cũng vậy nhưng có những người vẫn một mực tin điều đó. Họ không thể nào nghĩ được có những websit nào an toàn hơn những website có đuôi miền .com

Thứ ba, những TLD thay thế không đem lại lợi ích về SEO. Chuyên gia John Mueller của Google đã tuyên bố trong bài đăng của mình xác nhận rằng những TLD thay thế không đem lại lợi ích về thứ hạng cho website. Vậy việc này có nghĩa là gì? Nếu như bạn muốn sử dụng một TLD không phải .com, bạn vẫn có thể làm vậy mà không mất đi bất kì sức mạnh SEO nào. Nhưng không chắc khán giả của bạn tin điều đó. Tuy nhiên, nếu như TLD đó liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hoặc công việc của bạn thì nó vẫn mang lại hiệu quả. Twitch – một website phát sóng người dùng chơi video game trong thời gian thực tế - đã rất thông minh khi sử dụng TLD .tv cho website.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Nhưng có dù gì đi nữa, thì bạn cũng phải cân nhắc tới việc khiến cho người dùng dễ dàng nhớ tên URL của bạn và tin tưởng vào một tên miền không có đuôi .com ra sao.

Sử dụng hack tên miền

Hack tên miền là một cách sáng tạo để biến TLD thay thế thành một từ hoặc một cụm từ. Bởi vì cách này chứa nhiều yếu tố mới lạ cho nên thường sẽ khá dễ nhớ. Một ví dụ điển hình cho việc này chính là trang của blogger Matthew Mullenweg trên Wordpress.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Tuy nhiên cũng có một vài yếu điểm trong thủ thuật này. Một yếu điểm chính là khó có thể đọc dễ dàng tên miền này. Một website nổi tiếng về social bookmarking tên Delicious cũng sử dụng hack này:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Nhưng để đọc được tên miền này thì rất khó phải không? Việc này gây nhầm lẫn khá nhiều và không được khuyến khích lắm. Tất nhiên không phải hack tên miền nào cũng tuân thủ luật này. Tên miền Visual.ly vẫn dễ nói và đánh vần được. Ngoài ra cũng có thêm một khuyết điểm về SEO nếu sử dụng hack tên miền chính là công cụ tìm kiếm không quan tâm và xét tới tới đuôi miền, cho nên trong hack tên miền ma.tt thì chỉ có “ma” là có lợi cho SEO. Tuy nhiên, cũng tùy vào độ chuẩn xác của hack tên miền mà vấn đề này có thể khắc phục được. Có thể có đủ URL để thu về lợi thế trong SEO. Hack tên miền không phải ai cũng nên làm, nhưng nếu như bạn nhãn hàng có xu hướng hơn thì bạn có thể thử.

Thử rút gọn tên miền

Đôi lúc bạn có thể rút gọn một hoặc nhiều từ trong URL mà không sợ mất đi độ dễ tìm kiếm hoặc ảnh hưởng tới SEO. Đây không phải là giải pháp tối ưu nhất, nhưng cách này thường sẽ giúp bạn có được đuôi miền .com Thông thường thì những từ khóa không chứ tên nhãn hàng sẽ được rút gọn. Ví dụ như website Fox Plumbing and Heating sử dụng tên miền là FoxPH.com

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Đây cũng là trường hợp khá phổ biế ở Mỹ. Trang GreenDreams cũng rút ngắn từ Florida trong URL của họ:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Xin được nhắc lại, đây không phải là giải pháp lý tưởng nhất. Nhưng mà nếu như đuôi miền .com là thứ bạn đang muốn có thì đây chính là giải pháp hoàn hảo cho tên miền của bạn. Bạn cũng có thể rút gọn toàn bộ tên kinh doanh của mình như cách trang Tulsa Area United Way làm:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Dùng câu nói kinh điển

Mọi người thường sẽ nhớ tới các câu nói kinh điển. Ví dụ khi nhắc tới Ngọc Trinh thì nhiều người sẽ nhớ tới câu nói “Không tiền cạp đất mà ăn”. Những câu này thường gây dấu ấn rất tốt, cho nên chúng rất phù hợp để dùng trong URL. Bạn cũng có thể sử dụng câu nói kinh điển đi kém với một TLD thay thế. Ví dụ như nhạc sĩ Gareth Emery đang dẫn một chương trình Radio tên Electric For Life và anh ta tận dụng tên đó để tạo thành một TLD thay thế:

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Dùng dấu hyphen ( - )

Đây là một mẹo gây nhiều tranh cãi. Khi nhắc tới việc sử dụng dấu hyphen ( - ) thì có người thích nhưng cũng có người không thích. Chuyện nhiều người không thích thủ thuật này cũng khá dễ hiễu vì chúng khá khó nhớ. Một số người còn cho rằng nhìn tên miền như vậy thì rất rẻ tiền và không có hứa hẹn gì. Nhưng việc sử dụng dấu hyphen này cho phép bạn sử dụng được tên miền mà bạn mong muốn chỉ với một thay đổi nhỏ. Có rất nhiều webiste khi sử dụng dấu hyphen cũng có thành công như là trang Go-Gala.com và trang  Merriam-Webster.com

Sử dụng ccTLD (để hack)

Việc kết hợp hai thủ thuật này để tạo ra một URL dễ nhớ và thân thiện với SEO nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn tên nhãn hàng của bạn là hoàn toàn có thể. Theo lý thuyết chính là sử dụng một ccTLD như là một phần của hack tên miền. Có những ccTLD đáng lý ra phải là đại diện cho tên nước nhưng việc rút gọn có thể được áp dụng để tạo ra hack tên miền. Bạn có biết trang mạng xã hội About.me không?

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Đuôi miền .me đó thực chất là ccTD đại diện cho Montenegro. Với những webiste kết thúc với tên miền .tv thì sao? Đó không hoàn toàn là những hack tên miền hoàn toàn nhưng cũng rơi vào cùng thể loại đó. Cũng như ví dụ Twitch.tv như trên là một trong những webiste nổi tiếng với đuôi tên miền bao gồm tên miền pscp.tv của trang Periscope. Thực chất đuôi tên miền .tv là ccTD đại diện cho Tuvalu, một hòn đảo trong Đại Tây Dương. Và Instargram cũng khởi đầu với tên miền Instargr.am với ccTD viết tắt của “America”. Hiện nay đang có 249 ccTLD có thể sử dụng, cho nên bạn có thể sáng tạo tùy thích. Nhưng có một điều bạn phải lưu ý trước khi sử dụng chiến lược này. Google thường có suy rằng nếu như bạn đag sử dụng một ccTLD nào thì bạn đang nhắm cụ thể tới khách hàng tiềm năng trong nước đó.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Có những ccTLD như là .io đã được chấp nhận rộng rãi và được xem là những TLD chung chung, nhưng nếu như bạn muốn sử dụng một TLD ít người biết tới hơn thì rất có nguy cơ Google sẽ nghĩ việc kinh doanh của bạn chỉ tập trung vào đất nước đó. Mặc dù việc này với nhiều người cũng không quan trọng nhưng thực tế đây lại là điều bạn nên lường tính trước.

Đặt theo dõi tên miền

Bạn vẫn muốn có được đuôi miền .com đó? Có lẽ tất cả những thủ thuật trên đều không thể thuyết phục bạn muốn thử điều gì khác, và như vậy cũng không sao hết. Nếu như đuôi miền .com là mục tiêu mơ ước của bạn thì bạn cũng có thể có được nó. Giả dụ rằng bạn chỉ muốn có một địa chỉ .com cụ thể đó nhưng lại có ai đó sử dụng tên đó rồi. Nếu như bạn không có khả năng mua lại tên miền đó hoặc chủ sở hữu không muốn bán cho bạn thì bạn có thể sử dụng công cụ giám sát để theo dõi tên miền đó có hết hạn không. Bạn có thể sử dụng công cụ như là DomainTools Domain Monitor để theo dõi bất kì thay đổi trong thanh đăng kí trạng thái của tên miền đó.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Nếu như tên miền đó hết hạn và chủ sở hữu chưa làm mới chúng thì bạn có thể nhanh chân và giành lấy tên miền đó. Đây không phải là một thủ thuật đảm bảo cao, nhưng nó có thể giúp bạn có được đúng thứ mà bạn muốn. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng những chiến lược để tạo ra một tên miền tạm thời. Một khi bạn có thể nắm được tên miền lý tưởng thì bạn có thể cài 301 redirect cho URL mới.

Tận dụng thời cơ để suy nghĩ một cái tên mới cho nhãn hàng

Bạn có thể nghĩ ý tưởng này không khác gì từ bỏ. Nhưng ý tưởng này cũng có giá trị riêng của nó. Hãy tưởng tượng có hai nhà doanh nhân cùng tạo ra một công cụ tìm kiếm. Cái tên khả dụng lúc đầu chính là BackRub. Nhưng cái tên này lại có thể nhầm lẫn với dịch vụ matxa (chà lưng) và hầu hết mọi người sẽ không liên tưởng tới công cụ tìm kiếm nào với cái tên BackRub hết. Cho nên hai nhà kinh doanh này đã chọn một cái tên khác: Google. Đúng vậy đó! Công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất hành tinh có cái tên khởi đầu là BackRub.

13 thủ thuật cần biết khi không có domain như ý

Vậy nếu như tên miền lý tưởng của bạn đã bị ai đó lấy thì hãy xem đây là một cơ hội để làm lại. Bạn sẽ phải tốn thêm chút thời gian nhưng rất có thể bạn sẽ nghĩ ra được một cái tên khác biệt, nổi bật.

Tổng kết

Việc có được địa chỉ .com hoàn hảo cũng cần nên được cân nhắc. Chúng ta đang tiến vào thời kì mà tên miền thay thế đang ngày càng thịnh hành, thế nhưng đuôi miền .com vẫn là nổi bật nhất. Nó có ở khắp mọi nơi. Khi mọi người nghĩ tới một website thì họ sẽ tự động nghĩ rằng đuôi miền sẽ là .com

Cho nên nếu như ai đó biết tới tên nhãn hàng của bạn thì rất có thể sẽ tra tìm nhãn hàng của bạn bằng URL là tennhanhang.com Đó là một trong những ưu điểm lớn của đuôi miền .com Nhưng thời thế đang từ từ thay đổi rồi. Mọi người đang ngày càng quen với các TLD khác như là .tv hoặc .coffee Chuyện các TLD thay thế trở nên thịnh hành chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Hiện tại nếu như bạn có thể có được đuôi miền .com thì cứ làm vậy. Nhưng nếu như không thể thì hãy hảy thử áp dụng 13 thủ thuật này giúp mình.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13255) - LikeAction (13455) - WriteAction (479)