Liên kết nội bộ trong câu trúc website

Với những web nhỏ có ít Category Page, thông thường liên kết hay được đặt tại Navigation Menu để nhận được sức mạnh từ Home Page vốn là 1 page mạnh nhất toàn site và nhận nhiều backlink nhất. Vậy đối với những web lớn có nhiều Category Pages thì sao, đâu có thể  đặt hết lên trên Navigation Menu được.

Mục lục

Đã bao giờ bạn tự hỏi những website như 24h.com.vn, eva.vn hay như THIẾT KẾ WEB NẮNG XANH dot Com làm thế nào để Search keywords nào cũng lên Top mặc dù không building links cho các bài viết đó. Còn website của mình thì không, có điều gì bí ẩn ở đây chăng?

Liên kết nội bộ trong câu trúc website

Không có điều gì là bí ẩn hay khó hiểu hoặc khó giải thích cả, đơn giản vì các website đó có cấu trúc links liên kết nội bộ tốt, bền vững hơn website của bạn. Vậy chỉ cần làm tốt internal links thì web của mình có thể mạnh như THIẾT KẾ WEB CHUẨN SEO?

Mỗi website có những định hướng khác nhau trong việc phát triển, xây dựng internal links sát với mục tiêu của website giúp web luôn đi đúng hướng của người quản trị. Hơn nữa, việc liên kết web vững chắc và có định hướng ngay từ đầu, giúp người quản trị web quản lý được tất cả landing pages của mình khi xây dựng backlinks tránh xa đà vào những landing pages không cần tập trung nhiều nguồn lực.

Tập trung internal links đúng lúc, đúng hoàn cảnh

Lựa chọn phương pháp xây dựng internal links đúng với từng hoàn cảnh

Quay lại với ví dụ về “giày nữ” của mình ở trên, sẽ thế nào nếu như mình có khoảng 1000 sản phẩm giày nam cần lên TOP. Xây dựng backlinks cho 1000 sản phẩm là điều không thể, điều duy nhất mình có thể làm để lên TOP là xây dựng liên kết bền vững cho 1000 sản phẩm đó lợi dụng điểm mạnh và yếu của các cấp độ liên kết trong website.

Từng có người hỏi mình như thế này, làm thế nào để SEO lên TOP mà không cần sử dụng backlinks. Không cần backlinks chắc khó để lên TOP, nhưng internal links chuẩn đúng chỗ đúng hoàn cảnh bạn vẫn có thể lên TOP. Suy cho cùng internal links hay external links đều là links cả.

Xác định mô hình liên kết của website

Thông thường mô hình liên kết của website thường có các cấp độ cơ bản như sau:

  • Trang chủ ( Home )
  • Danh mục ( Category Pages )
  • Sản phẩm ( Product Pages )
  • Chi tiết sản phẩm ( Detail Product Pages )

Mô hình Internal Links cơ bản

Mô hình Internal Links cơ bản

Điều đầu tiên bạn cần phải chọn Landing Pages của mình thường đặt tại mục nào. Để có phương án thiết kế internal links tối ưu nhất.

Ví dụ: Mình SEO web bán hàng sản phẩm giày dép, có danh mục là “giày nữ ” trong đó có rất nhiều sản phẩm. Mình muốn có số lượng lớn khách hàng quan tâm tới giày nam truy cập vào danh mục này thông qua tìm kiếm google, nhưng vì giày nam là một lĩnh vực khá cạnh tranh nên sẽ mất nhiều effort để SEO lên TOP, hơn nữa mình muốn khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi xem hàng. Mình quyết định thiết kế tất cả internal links của Product Page, Detail Product Page về Category Page “giày nữ”. Category Page lúc này sẽ nhận được một lượng lớn liên kết miễn phí ngay trên web của mình.

Với những web nhỏ có ít Category Page, thông thường liên kết hay được đặt tại Navigation Menu để nhận được sức mạnh từ Home Page vốn là 1 page mạnh nhất toàn site và nhận nhiều backlink nhất. Vậy đối với những web lớn có nhiều Category Pages thì sao, đâu có thể  đặt hết lên trên Navigation Menu được.

Những Category Pages đó vô hình chung sẽ bị cô lập và không nhận được liên kết nào từ trong website. Cách giải quyết đơn giản nhất, đó chính là bạn liên kết các Category Pages lại với nhau.

Lưu ý là nếu một Category Pages được liên kết bởi một Category Pages khác mà không phải là Home Page thì sẽ không nhận được nhiều sức mạnh của liên kết vì lúc đó nó đang ở tầng thấp hơn của website. Nhưng điều này vẫn tốt hơn là để một khu vực nào đó bị cô lập một mình. Xem thêm Seo Onpage và SEO Offpage là gì.

Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ

  • Dồn các liên kết nội bộ từ các trang trong website đến trang đích quan trọng.
  • Chủ động đặt internal links tại các trang, bài viết có nhiều liên kết trỏ về
  • Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như yêu cầu của bạn mà trang cần tăng thứ hạng là trang sản phẩm, tin tức hay giới thiệu dịch vụ,…Và việc cần làm là dồn toàn bộ sức mạnh từ các trang khác vào trang này.
  • Điều này hoàn toàn dễ hiểu, các trang hay bài viết có nhiều liên kết trỏ về đồng nghĩa trang đó có sức mạnh rất tốt hơn các trang khác. Và khi đó các trang này sẽ có giá trị hơn đối với trang đích của chúng ta.
  • Nên sử dụng breadcrumb : Breadcrumb còn được gọi là thanh điều hướng thường được đặt ở đầu hay cuối bài viết nhẳm cho người dùng biết vị trị của mình đang đứng ở đâu trong website và giúp cho nó dễ dàng chuyển sang vị trí khác.
  • Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến anchor text khi đặt internal links, không nên đặt những anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng, làm cho nội dung trang website bị loãng hay gây cảm giác phản cảm, dẫn tới người dùng không tin tưởng nội dung đó
  • Thiết lập cấu trúc cho website.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều.
  • Tăng chỉ số Page Author.
  • Thường làm Menu cho trang web.
  • Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
  • Tăng tốc độ index.

Liên kết nội bộ song song

Một vấn đề mà nhiều website gặp phải là họ có quá nhiều trang web quan trọng cần phải có thứ hạng tốt. Các bạn không thể đặt quá nhiều link đến các trang thư mục lên thanh điều hướng chính vì kích thước thanh này chỉ có hạn. Vì thế, đôi khi một hoặc một vài thư mục quan trọng bị “bõ rơi”, như thư mục dưới đây

Một cách để giải quyết vấn đề này là đảm bảo tất cả những trang thư mục này được liên kết với nhau. Giờ đây chúng ta sẽ có sơ đồ liên kết như dưới đây. Lưu ý rằng nếu một trang thư mục được liên kết tới bởi một trang thư mục khác mà không phải trang chủ sẽ không nhận được nhiều link juice (sức mạnh của link) vì bây giờ nó ở tầng thấp hơn trong kiến trúc website. Tuy vậy, điều này vẫn còn tốt hơn nhiều so với việc trang web hoàn toàn không được link tới như hình trên.

  • Xây dựng liên kết nội bộ tại những trang có chỉ số PA cao.
  • Dồn liên kết nội bộ từ những trang khác tới trang đích quan trọng.
  • Xây dựng liên kết nội bộ tại bài viết có nhiều thông tin quan trong.
  • Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
  • Đặt liên kết nội bộ tại footer.
  • Xem thêm các kỹ thuật seo offpage.

Kỹ Thuật Seo Onpage

SEO Onpage là các công việc cần làm để tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website. Mục tiêu của việc này là để giúp web nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, website thu hút nhiều traffic hơn, có thêm nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

SEO Onpage là làm những gì?

Tối ưu URL trong SEO Onpage

Tối ưu SEO Onpage giúp cho URL càng ngắn khả năng website được tăng thứ hạng càng cao. Hãy để từ khóa có lượng search cao nhất của bạn vào URL. Để URL chuẩn SEO Onpage cần 2 yếu tố:

  • URL liên quan bài viết và có chứa từ khóa chính.
  • Ngắn gọn và đủ ý (thông thường URL trung bình có từ 55-60 word).

Tối ưu thẻ Title 

Sau khi trả về kết quả tìm kiếm, điều đầu tiên hấp dẫn người dùng click vào là Title. Bên cạnh đó, việc tối ưu title giúp cho cụ crawl dữ liệu nhanh chóng, chính xác hơn. Trước đây, thủ thuật thêm từ khóa vào title được nhiều người sử dụng để có thêm cơ hội tăng xếp hạng. Tuy nhiên sau những lần cập nhật gần đây, thủ thuật này đã không còn hiệu quả.

Một số lưu ý khi tối ưu title như sau:

  • Mỗi title được ngăn cách bằng dấu – hoặc l.
  • Title nên chứa những từ khóa có lượng search cao thứ hai (lượng tìm kiếm cao nhất nên để ở URL).
  • Không để title và URL giống nhau hoàn toàn.
  • Từ khóa SEO ở vị trí đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỉ lệ CTR và xếp hạng.
  • Title nên chứa từ khóa vừa đủ, quan trọng là cần mạch lạc, tự nhiên, không gượng ép, nhồi nhét từ khóa.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tối ưu trang chủ thì cần có thêm tên thương hiệu ở title. Bên cạnh đó, title cần thể hiện hoặc ít nhất là có liên quan đến được nội dung của tên miền. Để nâng cao kiến thức về SEO, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo SEO tại Chúng tôi để được giải đáp thắc mắc hiệu quả nhất

Tối ưu thẻ Heading

Đối với thẻ Heading 1 trong tối ưu SEO Onpage bạn cần làm các công việc sau:

  • Heading 1 cần chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm nên ở mức 3. (sau URL và thẻ Title).
  • Heading 1 cần bao hàm nội dung bài viết (đôi khi có thể lấy H1 trùng Title).
  • Một bài viết chỉ có 1 thẻ H1.
  • H1 nên là từ khóa LSI khác với URL. (Từ khóa LSI là dạng từ khóa có liên quan chặt chẽ đến ngữ nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề).

Ví dụ: Nếu từ khóa chính là “du thuyền”, “tắm biển”, thì từ khóa LSI có thể là “bãi cháy”, “sầm sơn” chẳng hạn.

Về thẻ H2 và H3 bạn cần lưu ý thêm các thông tin sau:

  • Ngắn gọn, là mô tả, thể hiện nội dung của đoạn văn dưới.
  • Triển khai nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa.
  • Tránh nhồi nhét từ khóa, chú trọng vào nội dung.

Tối ưu thẻ Alt

Tối ưu hình ảnh là việc làm rất quan trọng mà nhiều SEOer bỏ qua. Trong bài SEO, bot Google nhận biết rất nhanh về nội dung chữ. Tuy nhiên, nội dung ảnh thì chưa thể nhận biết được. Bởi vậy, để tối ưu được thẻ Atl, bạn cần làm các công đoạn sau:

  • Đặt tên mô tả ảnh cần không dấu và có dấu – giữa các từ.
  • Tối ưu mô tả cho hình ảnh.

Ngoài ra, nếu muốn tối ưu chuyên sâu hơn, bạn có thể SEO cả hình ảnh lên top tìm kiếm.

Tối ưu thẻ Bold

Các thẻ Bold giúp nhấn mạnh nội dung bài viết. Tối ưu các thẻ này giúp cho Bot Google nhận diện dễ hơn về chủ đề của bài viết mà không mất nhiều thời gian rà soát phân loại.

Tối ưu Internal link

Internal link là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng điều hướng cấu trúc liên kết trên web. Tối ưu các Internal link giúp cho các bài điều hướng đến nhau đều có sự liên quan về nội dung hoặc chủ đề. Từ đó người đọc có thông tin đầy đủ nhanh chóng. Mặt khác, đây là một trong nhưng yếu tố được Google đánh giá cao web của bạn.

Tối ưu nội dung

  • Tối ưu về TOC: Mỗi cuốn sách đều có mục lục. Tối ưu TOC như là giúp cho mục lục bài viết, mục lục của cả website có sự khoa học, dễ tìm kiếm, thuận lợi trong quá trình người dùng tìm kiếm.
  • Tối ưu về độ dài bài viết: Bài viết SEO trên các web chính lên có độ dài từ 1300-1800 từ là phù hợp. Bên cạnh đó, nếu là các bài phân tích chuyên sâu thì từ 2000-3000 là độ dài rất hấp dẫn người đọc.
  • Tối ưu nội dung: Để tối ưu nội dung, trước tiên bạn cần đảm bảo ý nghĩa và thông điệp bài viết. Mặc dù từ khóa quan trọng, tuy nhiên, dù sao cũng là kỹ thuật, bài viết mục đích chính là hướng tới người dùng. Bởi vậy, chúng cần hữu ích và có hệ thống. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng nội dung thu hút, cách thức truyền tải mới lạ độc đáo, để web luôn được ghé thăm thường xuyên.

Tại sao phải tối ưu SEO Onpage cho bài viết?

Đối với bộ máy tìm kiếm Google

Tối ưu Onpage SEO với bộ máy tìm kiếm để “Bot Google” hiểu và thu thập nhanh chóng các thông tin trên website. Bởi chỉ bài viết chuẩn SEO thôi chưa đủ, bạn cần thực hiện các kỹ thuật để bài viết chuẩn SEO Onpage và kết hợp thêm một số kỹ thuật Offpage.

Đối với người dùng

Tối ưu SEO Onpage giúp cho website thân thiện hơn với người dùng. Từ đó, qua hoạt động đánh giá, bạn sẽ kiểm soát được nội dung và giúp bài viết được tối ưu hơn.

Tất cả các mục đích tối ưu SEO Onpage để Google đánh giá uy tín, chất lượng. Còn tối ưu đối với người dùng là đề cao trải nghiệm người dùng. Ngoài việc tạo ra chuyển đổi thì hấp dẫn người dùng truy cập trên trang web là yếu tố rất quan trọng khi làm SEO.

Một số tiêu chuẩn tối ưu Onpage nâng cao

Tối ưu meta description

Meta description là đoạn mô tả ngắn (120-150 từ) hiển thị trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Đoạn này cho cung cấp thông tin sơ lược về nội dung tìm kiếm của người dùng. Cách chèn từ khóa vào phần này đến nay đã không còn hiệu quả. Bạn cần tối ưu để tăng tỉ lệ CTR qua những câu từ ngắn gọn, gợi mở, có tính hấp dẫn. Từ đó kích thích người đọc click vào tìm hiểu.

Tối ưu readability

Readability là khả năng thu thập thông tin của người dùng qua bài viết của bạn. Bởi vậy, để làm bài viết chuẩn SEO và cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới “Readability”:

  • Tỉ lệ thoát.
  • Thời gian đọc bài viết.
  • Tỉ lệ chuyển đổi.
  • Feature Snippets (đoạn mã tính năng nổi bật): Đây là cách thức mà rất ít SEOer biết và áp dụng cho web của mình. Đoạn mã này sẽ giúp bạn có cơ hội trở thành top 0.

Tối ưu độ chuyên sâu của content

Để tối ưu chuyên sâu cho content việc các Heading thể hiện sự liên kết và tính thống nhất rất quan trọng. Ví dụ về một bài viết về đau mỏi vai gáy:

  • Đau vai gáy là gì?
  • Các dấu hiệu của bệnh đau vai gáy.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy.
  • Cách chữa trị bệnh đau vai gáy.
  • Những điều cần lưu ý về sinh hoạt và chế độ ăn.
  • ….

Các bài viết có độ chuyên sâu được Google đánh giá rất cao và được người dùng rất tin tưởng.

Feature Snippet

Feature Snippet là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng và giúp web có thể lên top 0. Các yếu tố ảnh hưởng chính đến vị trí này bao gồm:

Website có độ uy tín nhất định ở bộ từ khóa

Các web mà có thứ hạng top 0 đều đến từ những web có độ tin tưởng cao của Google. Bởi vậy, việc tạo ra các chủ đề các bài viết có liên quan, tạo sự tin tưởng và uy tín là rất quan trọng. Điều này quyết định rất lớn đến cơ hội lên top 0 của những website top đầu của Google.

Thông tin cần chính xác

Một web cần có những vị trí top đầu luôn cần bảo đảm về những thông tin của mình. Khi đã lên top đầu, để lên top 0 vẫn cần một quá trình. Không chỉ nội dung của bạn cần hấp dẫn, hữu ích, mà bot Google còn so sánh thông tin của web bạn với các web chính thống để xem sự trùng khớp và đánh giá. Để Google thuận tiện hiểu được các thông tin này, bạn cần phải tối ưu Readability

Tối ưu Readability

Để tối ưu Readability, trước tiên bạn cần tìm hiểu qua về Yoast SEO. Bạn cần cài Yoast SEO và bật phần Readability lên và làm theo hướng dẫn. Bên canh đó, để cho web hấp dẫn bạn còn cần phải tạo thêm video, ảnh thiết kế,.. giúp bài viết sống động, giúp tăng tương tác. Các tiêu chuẩn cơ bản khi chèn video là:

  • Có video minh hoạ ở các URL SEO chủ đạo.
  • WIdth có 600 pixel.
  • Video và ảnh được căn chỉnh giữa bài viết.

Internal link và Outbound link

Bài viết được hoàn chỉ nhất cần có sự kết hợp của cả Internal link và Outbound link.

Internal link sẽ giúp cho Google thu thập thông tin nhanh chóng và dễ điều hướng người dùng hơn. Bên cạnh đó, chúng giúp các bài viết có sự liên kết thông tin với nhau.

Outbound link là các liên kết bên ngoài trang web của bạn. Không chỉ là mối quan hệ với các trang web mà đây cũng là cách thức giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung trên web của bạn. Ngoài ra, những liên kết ngoài này còn tạo độ trust lên nhiều lần.

Cải thiện tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quyết định đến việc người dùng có đọc nội dung trên web của bạn hay không. Để thử nghiệm tốc độ tải trang, bạn có thể thử qua rất nhiều cách. Bạn có thể sử dụng trực tiếp công cụ Google PageSpeed Insights để kiểm tra và làm theo những đề xuất được đưa ra để cải thiện tốc độ web của bạn như:

  • Sử dụng phần mềm nén file để giảm kích thước của CSS, HTML,… trên 150 byte.
  • Sử dụng phần mềm Photoshop để không làm ảnh bị nhòe, vỡ hình.
  • Tối ưu code ( bỏ các ký tự thừa, code thừa, chấm phẩy,..).
  • Hạn chế tối đa việc chuyển hướng trên web.
  • Giảm tối thiểu dung lượng ảnh.

Website đảm bảo Mobile-friendly

Trải nghiệm người dùng trên di động ngày càng được Google quan tâm nhiều hơn. Bởi vậy, việc thiết kế web thân thiện với mobile đã trở thành một trong những yếu tố xếp hạng web. Bên cạnh đó, bạn nên tối ưu thêm một số vấn đề dưới đây để đảm bảo khả năng hiển thị được tốt nhất:

Triển khai AMP (Accelerated Mobile Pages)

Cài đặt AMP (tối ưu hóa tốc độ tải trang) là một trong những yếu tố giúp cho web của bạn có tốc độ tải nhanh nhất. Bên cạnh đó, các yếu tố của bạn và đối thủ đều ngang nhau khi bạn có AMP chúng sẽ giúp bạn có xếp hạng cao hơn.

Loại bỏ dạng hiển thị form đăng ký

Tối ưu giao diện thì form đăng ký dạng động sẽ rất phiền toái với người dùng trên trang web. Bởi vậy, bạn nên để form những vị trí thích hợp và hạn chế đặt quá nhiều trên web của mình.

18/ 301 Redirect

301 Redirect là cách rất hiệu quả để bạn rút ngắn URL. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ, khi bài viết của bạn lên top 3 trở nên, thì không nên chỉnh URL nữa. Bởi lúc này nếu chỉnh web của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề và ảnh hưởng tới cấu trúc web.

Tuổi đời web

Tuổi đời web là yếu tố không thể tối ưu. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung các thông tin mới, làm mới thao các dạng nội dung hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn.

Social share

Việc được người dùng chia sẻ bài viết web lên mạng xã hội là yếu tố được Google đánh giá rất cao. Bởi vậy, bạn nên tận dụng và tạo ra những nội dung bổ ích, chất lượng để người dùng sẵn sàng chia sẻ bài viết của bạn về các trang mạng xã hội.

404 và https 

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc bảo mật thông tin vô cùng quan trọng. Bởi vậy, Google sẽ có sự ưu tiên lớn về thứ hạng và đánh giá tốt cho những web có https.

Trên đây là tổng hợp và chia sẻ của Chúng tôi về SEO Onpage, mong rằng qua bài viết này, bạn được tối ưu tốt hơn và hạn chế lỗi cho website của mình. Nếu có vướng mắc hay cần từ vấn thêm các kiến thức về SEO, Digital Marketing, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua website để được hỗ trợ nhanh nhất. Xem thêm hướng dẫn tối ưu hóa website bán hàng.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12434) - LikeAction (12634) - WriteAction (900)