• Hotline: 093.784.1299
  • HCM: 243 Huỳnh Văn Bánh, 12, Phú Nhuận
  • Hà Nội: VINACONEX 7, Cầu Diễn, Từ Liêm

Marketing cho quán trà sữa quảng cáo tìm kiếm khách hàng ra đơn 100%

Tùy vào quy mô quán trà sữa và nguồn quỹ bạn chi cho các hoạt động marketing mà hình thức marketing cũng khác nhau. Song dù thực hiện theo hình thức nào thì mục đích cuối cùng của marketing cũng là để giúp khách hàng được thỏa mãn nhu cầu và người kinh doanh đặt được lợi nhuận như mong muốn.

Marketing cho quán trà sữa

Cách quảng cáo cho quán trà sữa

Tận dụng hiệu quả hệ sinh thái công nghệ trên thị trường F&B

Ngày nay, sự xuất hiện của hàng loạt các nền tảng, ứng dụng dành cho F&B như các app reviews, các app giao đồ ăn, các nền tảng phân phối e-voucher,… cùng với xu hướng chuyển đổi số đã tạo nên nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng, tăng trưởng doanh thu dành cho ngành kinh doanh ăn uống nói chung và kinh doanh trà sữa nói riêng.

  • Ứng dụng giao đồ ăn: Now.vn, GrabFood, Go-Food, Baemin,…
  • Tìm kiếm địa điểm, review quán: Foody, Lozi, 5food,…
  • Phân phối e-voucher: Jamja, Meete, iFind, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…
  • Ví điện tử: Momo, Airpay, Zalopay, VinID,…

Các nền tảng này đều đang phát triển và đã có sẵn 1 cộng đồng users lớn mạnh. Bạn nên tận dụng những nền tảng này để marketing cho quán trà sữa của mình hiệu quả hơn. Lợi ích đầu tiên chính là gia tăng mức độ nhận diện của quán và tiếp cận đến nguồn khách hàng tiềm năng sẵn có. Bên cạnh đó, tham gia vào các chương trình ưu đãi, khuyến mãi mà các ứng dụng thực hiện để thu hút khách hàng, gia tăng doanh số mà không tốn quá nhiều chi phí.

Chiến lược giá cả phù hợp phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu

Tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu, giá trị sản phẩm và độ khác biệt để bạn định ra một mức giá phù hợp. Thương hiệu cung cấp các dịch vụ sản phẩm chất lượng càng cao cấp và hoàn thiện, mang nhiều giá trị thì sẽ càng có cơ hội định giá cao.

Trên thị trường trà sữa Việt Nam, mức giá cho một cốc trà sữa không phải là rẻ, trung bình từ 30.000đ – 40.000đ, nhiều quán trà sữa còn có mức giá cao từ 55.000đ – 60.000đ. Vậy tại sao người tiêu dùng vẫn được đón nhận? Đó là vì chất lượng của đồ uống xứng đáng để khách hàng mong muốn trải nghiệm nhiều hơn.

Tuy nhiên, để tồn tại và cạnh tranh với rất nhiều các quán kinh doanh trà sữa và chuỗi trà sữa trên toàn quốc, bạn cũng cần có những tip cạnh tranh về giá cả. Để “vợt” nhóm khách hàng còn đang lăn tăn về giá, nếu bạn định giá sản phẩm của bạn ở phân khúc cao thì hãy tung ra các sản phẩm trà sữa giá rẻ, xen kẽ với các sản phẩm trà sữa cao cấp và sử dụng chiêu thức so sánh giá để bán các sản phẩm cao cấp. Đây chính là một chiến lược đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng, khi khách hàng luôn nghĩ rằng, sản phẩm đắt hơn thì sẽ có giá trị hơn. Thương hiệu của bạn có thể dễ dàng trở thành hình ảnh là một thương hiệu cao cấp với chất lượng sản phẩm số một. Ngoài ra, để tối đa hóa lợi nhuận, hãy thử tăng giá của một số đồ uống hay kích cỡ cốc đồ uống, rồi khôn khéo đưa ra mức giá hấp dẫn cho các khách hàng mong muốn chọn cỡ cốc đồ uống to hơn.

Tập trung vào những thuận lợi về địa điểm

Địa điểm của quán rất quan trọng. Nếu bạn “điểm danh” lại những cửa hàng đồ ăn, thức uống bạn hay đến nhất, bạn sẽ phát hiện chủ yếu mình vẫn ghé đến những nơi trên cung đường mình đi làm, về nhà, gần chỗ làm, hoặc là địa điểm trung tâm vui chơi quen thuộc.

Marketing cho từng địa điểm là quá trình bạn khai thác, tận dụng ưu điểm của địa điểm để làm truyền thông cho cửa hàng tại khu vực đó. Tại mỗi địa điểm sẽ có một lượng đối tượng khách hàng khác nhau và địa lí để bạn khai thác.

  • Nếu quán trà sữa của bạn gần khu phố du lịch, bạn có thể quảng bá địa điểm trên các trang web du lịch.
  • Nếu gần trường học, bạn có thể kích cầu bằng một vài chương trình ưu đãi,…
  • Nếu quán trà sữa trong khu dân cư, bạn nên tổ chức những sự kiện thường niên nhỏ nhằm thu hút khách hàng. Mỗi địa điểm sẽ có những giá trị vàng cho bạn khai thác.

Tập trung phát triển khác biệt hoá sản phẩm trà sữa

Từ những phân tích về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng phân khúc, những đối thủ phân khúc cao hơn và thấp hơn, bạn có thể tìm ra điểm nổi bật thu hút khách hàng của thương hiệu. Từ đó nắm bắt được đâu là thức uống trong xu thế để sáng tạo những công thức mới lạ, thu hút cho menu quán trà sữa của bạn.

Bạn có thể thiết kế menu đồ uống đa dạng đáp ứng thị trường và xu thế thay đổi liên tục. Luôn cập nhật món hot nhất trong menu của bạn để chiều lòng khách hàng, tuy nhiên cũng phải có sự sáng tạo riêng để mọi người nhớ tới thương hiệu kinh trà sữa thật lâu.

Tạo điểm khác biệt hoá để trở nên đáng nhớ. Đa số, các sản phẩm trà sữa đều có hương vị gần giống nhau, do đó để có thể tồn tại và phát triển thì phải làm cho khách hàng luôn nhớ tới thương hiệu mỗi khi nhắc đến. Không cần xuất sắc hết tất cả các món nhưng nhất định phải có “MÓN ĐÁNG NHỚ”.

Ví dụ: Nghĩ đến KOI, tại sao người ta luôn nói là “đỉnh cao Macchiato”, mà nói đến Phúc Long thì nhớ đến “đệ nhất trà đào”? Chính là vì họ có một sự khác biệt. Menu quán trà sữa của họ chưa chắc đã ngon hết tất cả, nhưng rõ ràng Phúc Long tạo dấu ấn với vị trà đậm hơn, trong khi KOI có vị béo ngọt rất “phổ thông” để “đúng với mọi khẩu vị”. Bởi vậy bạn thường thấy menu các thương hiệu trà sữa lớn không thể thiếu các món “signature”.

Xây dựng kế hoạch marketing quán trà sữa

Nghiên cứu thị trường trà sữa và đối thủ cạnh tranh

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” và kinh doanh trà sữa cũng không ngoại lệ. Trước khi bắt đầu một chiến lược kinh marketing quán trà sữa thì việc quan trọng đầu tiên chính là nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế nhiều quán trà sữa thường bỏ qua bước này mà bắt tay luôn vào thực hiện các chiến dịch marketing. Với quan niệm kinh doanh nhỏ, vốn ít nên không ai muốn mất thời gian và công sức cho bước nghiên cứu này.

Ngày nay, ở những thành phố lớn, chỉ đi vòng vòng một con phố nhỏ nơi tập trung đông giới trẻ, học sinh, sinh viên,… bạn đã có thể thấy gần chục quán trà sữa san sát nhau, đủ để hiểu mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh này như thế nào. Dù đã bước qua giai đoạn bùng nổ vào 3-4 năm trước nhưng thị trường trà sữa hiện nay vẫn được coi là ngành kinh doanh hấp dẫn. Ngày càng nhiều quán trà sữa mọc lên, từ sự mở rộng của những chuỗi thương hiệu nhượng quyền lớn như Dingtea, ToCoToCo, Gong Cha,… đến sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nhỏ lẻ. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn và nhu cầu của họ cũng thay đổi ngày càng cao hơn. Do đó làm thế nào để trở nên khác biệt, làm thế nào để theo kịp xu hướng thị trường là thách thức đặt ra cho các thương hiệu trà sữa hiện nay.

Việc nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành và xu hướng thị trường, xác định được vị thế quán trà sữa của bạn hiện tại đang ở đâu, đối thủ của bạn đang như thế nào, có cơ hội nào mà quán trà sữa của bạn có thể nắm bắt,… Tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường và đối thủ cạnh tranh là cách tiếp cận chủ động giúp bạn định hướng kế hoạch marketing quán trà sữa đem lại hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro.

Rất nhiều phương pháp được đưa ra để bạn có thể tìm hiểu về thị trường trà sữa cũng như đối thủ cạnh tranh như phỏng vấn, khảo sát, theo dõi các thảo luận trên mạng xã hội, tìm hiểu từ các nguồn thông tin thứ cấp hay dành thời gian đến các quán trà sữa ở khu vực xung quanh để quan sát hành vi khách hàng và xem cách đối thủ vận hành quán.

Một số câu hỏi cơ bản bạn cần trả lời được khi nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh là:

  • Thị trường trà sữa đang thay đổi như thế nào? Điều gì đang là xu hướng?
  • Phân khúc thị trường nào chưa được đáp ứng?
  • Thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh hay không? Những đối thủ đó là ai?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ là gì? Họ đang marketing như thế nào?
  • Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì? Điều gì khiến quán trà sữa của bạn trở nên khác biệt? (Giá cả, địa điểm, chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, không gian quán,…)

Phân đoạn thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu

“If you sell to everyone, you sell to no one” – khi bạn cố gắng bán cho tất cả mọi người thì thực ra bạn không bán được cho ai cả. Không một quán trà sữa nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Vì vậy hãy chọn ra một phân khúc khách hàng nhất định phù hợp với lợi thế của bạn để đáp ứng nhu cầu của họ. Chỉ khi xác định được rõ bạn đang bán gì, bán cho ai thì lúc đó bạn mới có thể đưa ra những chiến lược marketing quán trà sữa hướng tới đúng đối tượng và phát huy hiệu quả như mong đợi.

Bạn nên phân đoạn thị trường thành những phân khúc nhỏ dựa trên một số tiêu thức như độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý của khách hàng, mô hình quán trà sữa,… Sau đó tiến hành tìm hiểu kỹ hơn từng phân khúc, từ đó tìm ra phân khúc thị trường tiềm năng phù hợp với mong muốn, sở thích và khả năng của bạn.

Hiện nay, đối tượng khách hàng chính mà các thương hiệu trà sữa đang hướng đến là tầng lớp Millennials (những người sinh từ những năm 1980 đến khoảng những năm đầu 1990) và Gen Z (những người sinh ra từ khoảng năm 1995 trở về sau), thường nằm trong độ tuổi từ 15 – 35, trong đó nổi bật hơn là độ tuổi 18 – 25. Họ là nhóm khách hàng trẻ tuổi, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số, thường xuyên tiếp cận những cái mới và sẵn sàng chi tiêu. Ở độ tuổi này, họ rất dễ bị tác động bởi trào lưu, khuyến mãi hay hình ảnh bắt mắt. Nếu bạn xác định được tập khách hàng mục tiêu chuẩn cho quán trà sữa của mình cũng như biết khai thác đúng cách thì sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển. 

Vậy lựa chọn phân khúc khách hàng nào là phù hợp? Một số câu hỏi bạn cần trả lời là:

  • Lợi thế quán trà sữa của bạn phù hợp với phân phúc khách hàng nào?
  • Khả năng và chi phí tiếp cận khách hàng trong phân khúc đó có phù hợp hay không?
  • Phân khúc khách hàng có đủ lớn để mang lại lợi nhuận?
  • Phân khúc khách hàng có khả năng tăng trưởng hay không?
  • Đâu là đối thủ của bạn trong phân khúc khách hàng đó?

Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu

Sau khi đã xác định được khách hàng của bạn là ai thì ở bước này bạn cần làm cho bức chân dung khách hàng đó trở nên rõ nét hơn. Bản chất của marketing bắt nguồn từ sự thấu hiểu khách hàng. Vì vậy khi bắt đầu một kế hoạch marketing quán trà sữa, không nên chỉ dừng lại ở mức biết khách hàng là ai mà cần phải hiểu rõ hơn về thói quen, sở thích, nhu cầu của họ thì mới có thể marketing “chạm” đến trái tim khách hàng.

Khi phác họa chân dung khách hàng mục tiêu, bạn nên tìm hiểu kỹ một số vấn đề như: Thói quen, sở thích của khách hàng là gì? Điều gì ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và lựa chọn quán trà sữa? Ai là người quyết định, ai là người ảnh hưởng? Khách hàng thường đến quán trà sữa theo nhóm hay đi một mình, vào thời gian nào? Họ đến quán trà sữa để làm gì (tụ tập bạn bè, học nhóm,…)? Những điều gì khiến họ quan tâm? Họ thường xuất hiện ở những kênh truyền thông nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu khách hàng mục tiêu từ các nguồn thứ cấp, khảo sát trực tiếp,… bạn cũng có thể nghiên cứu dựa trên dữ liệu khách hàng cũ – những người đã trực tiếp trải nghiệm dịch vụ tại quán trà sữa của bạn. Để làm được điều này bạn sẽ cần đến các công cụ có thể giúp bạn lưu trữ thông tin khách hàng, thống kê, theo dõi được hành vi mỗi lần họ đến quán. Những thông tin bạn có thể khai thác được từ dữ liệu khách hàng cũ như: độ tuổi, giới tính, tần suất đến quán, thói quen sử dụng và đồ uống ưa thích,… từ đó đưa ra các kế hoạch marketing cũng như chăm sóc khách hàng tốt hơn. Phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt cho ngành F&B iPOS là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn trong vấn đề này. Với hệ thống dữ liệu Data Warehouse và ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng iPOS CRM, bạn dễ dàng thu thập thông tin khách hàng, quản lý hội viên, phân tích dữ liệu khách hàng,… đầy đủ và chính xác.

Hoạch định và phân bổ ngân sách cho marketing quán trà sữa

Khi đã xác định được mục tiêu, bạn nên có sự ước lượng ngân sách tổng thể và cách phân bổ ngân sách đó cho từng hoạt động trong kế hoạch marketing quán trà sữa của mình. Việc thiết lập ngân sách cần được tính toán kỹ lưỡng dựa trên tiềm lực tài chính, chi phí kinh doanh, các chi phí bỏ ra trên mỗi khách hàng mang về,… Xây dựng ngân sách càng chi tiết sẽ giúp quá trình thực hiện càng trở nên dễ dàng hơn, tránh những khoản phát sinh quá lớn nằm ngoài dự kiến không kiểm soát được.

Ngân sách đặt ra cũng cần phù hợp để đạt được mục tiêu marketing. Sự hạn chế về ngân sách cũng có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đặt ra. Trong quá trình thực thi kế hoạch marketing sẽ luôn cần có sự theo dõi, đánh giá để điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thiết lập mục tiêu marketing quán trà sữa

Một kế hoạch marketing quán trà sữa muốn đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao không thể tách rời với mục tiêu marketing. Không đặt ra một mục tiêu cụ thể hay đặt ra quá nhiều mục tiêu một lúc sẽ khiến việc triển khai marketing bị rối và không hiệu quả. 

Đối với một quán trà sữa, mục tiêu marketing có thể là quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, thúc đẩy doanh số trong ngắn hạn hoặc dài hạn,…. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của quán trà sữa sẽ có những mục tiêu marketing khác nhau. Vì vậy cần xác định rõ tại giai đoạn nào  bạn cần đạt được điều gì để xây dựng mục tiêu marketing phù hợp nhất.

Một lưu ý quan trọng khi thiết lập mục tiêu marketing quán trà sữa là mục tiêu bạn đặt ra cần đảm bảo quy tắc SMART, tức là hội tụ đủ 5 yếu tố: Specific (cụ thể, dễ hiểu), Measurable (đo lường được), Achievable (có thể đạt được), Realistic (tính thực tế) và Time bound (có kỳ hạn).

Xây dựng thông điệp marketing quán trà sữa

Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới, công việc tiếp theo là xây dựng thông điệp truyền thông (key message) có thể truyền tải đúng giá trị quán trà sữa của bạn đến với đúng khách hàng trong phân khúc đó. Một thông điệp tốt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, cho khách hàng thấy rằng bạn có thể giải quyết vấn đề của họ như thế nào, vì sao họ nên tin bạn và vì sao họ nên chọn bạn thay vì rất nhiều quán trà sữa khác xung quanh.

Các tiêu chí cho một thông điệp marketing quán trà sữa hiệu quả:

  • Ngắn gọn và rõ ràng: một câu ngắn gọn truyền tải đúng trọng tâm sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ
  • Ấn tượng và có khả năng khơi gợi trí tưởng tượng của khách hàng
  • Nên tập trung vào lợi thế cạnh tranh, điểm khác biệt của bạn
  • Đúng định vị và truyền tải được những giá trị mà quán trà sữa của bạn mang lại cho khách hàng
  • Đảm bảo tính đồng nhất trên tất cả các phương tiện truyền thông

Thông điệp truyền thông được xây dựng từ những giá trị của sản phẩm hoặc thương hiệu. Có thể bạn có rất nhiều giá trị tốt nhưng không nên truyền tải quá nhiều. Vì khách hàng sẽ không thể nhớ hết được. Thậm chí, họ sẽ bị “bội thực” vì tiếp nhận quá nhiều thông tin. Bạn hãy chọn lọc và gửi gắm những thông điệp thật sự cần thiết và phù hợp với mục tiêu marketing.

Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Khi đã chọn được một thông điệp marketing phù hợp cho quán trà sữa của mình, bạn cần chọn đúng kênh truyền thông để đưa thông điệp đó đến với những khách hàng mục tiêu. Từ các kênh truyền thông offline như tờ rơi, băng rôn, roadshow,… đến các kênh truyền thông online như mạng xã hội, quảng cáo online,… khách hàng ở đâu, truyền thông ở đó. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và nguồn lực tài chính để bạn lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. 

Với đối tượng khách hàng chính của quán trà sữa là thế hệ trẻ thì kênh truyền thông mạng xã hội trở nên vô cùng quan trọng. Bất kỳ thương hiệu trà sữa mới mở nào cũng nên có sự hiện diện trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… Đây được xem là kênh truyền thông dễ tiếp cận đến số lượng lớn khách hàng tiềm năng, cũng là nơi để bạn có thể tương tác, quảng bá thương hiệu cũng như tiếp nhận phản hồi từ khách hàng mà không tốn quá nhiều chi phí. Bên cạnh đó, marketing truyền miệng trên mạng xã hội cũng cần được chú trọng. Các hội nhóm review ăn uống trên mạng xã hội luôn thu hút rất nhiều sự quan tâm và có mức độ tin tưởng cao. Đây là cơ hội để quán trà sữa của bạn được nhiều người biết đến nhưng đồng thời cũng có thể là thách thức nếu quán của bạn xuất hiện với một review xấu.

1.8. Lên phương án đo lường hiệu quả marketing

Để đánh giá được hiệu quả của chiến dịch marketing thì bạn cần phải có phương pháp đo lường. Vì vậy khi lập một bản kế hoạch marketing quán trà sữa thì không thế thiếu phương án đo lường hay phương án đánh giá. Rất nhiều hạng mục cần đo lường như hiệu quả từng hoạt động, hiệu quả từng kênh truyền thông, mục đích marketing có đạt được hay không,…

Vậy làm thế nào để đo lường hiệu quả marketing quán trà sữa? Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Khảo sát khách hàng: Tùy theo mục tiêu để bạn đưa ra những câu hỏi khảo sát khác nhau làm tiêu chí đo lường. Ví dụ, “Bạn biết đến quán trà sữa này từ đâu?” – câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá được kênh truyền thông nào đang có hiệu quả.
  • Phát hành voucher: Tỷ lệ quay lại của khách hàng cũng có thể được đánh giá thông qua số lượng sử dụng voucher được phát hành.
  • Theo dõi số lượng đơn hàng và doanh thu hàng ngày: Mức độ tăng trưởng số lượng đơn hàng như thế nào so với ngày thường? Chi phí bỏ ra  là bao nhiêu? Từ đó có thể đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch marketing.

Phương án đo lường sẽ giúp bạn theo dõi sát sao hiệu quả marketing qua từng giai đoạn, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng của kế hoạch marketing.

Marketing cho quán trà sữa trên mạng xã hội

Marketing quán trà sữa cần biết lựa chọn sử dụng đúng kênh tiếp thị mới có thể nhắm trúng mục tiêu đối tượng khách hàng tiềm năng. Dưới đây là những chiến lược marketing cho quán trà sữa hiệu quả để bạn tham khảo: 

Đưa quán lên Google Maps

Các chủ kinh doanh quán trà sữa có thể sử dụng công cụ Google My Business để marketing cho quán trà sữa. Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí do Google cung cấp đề bạn tận dụng, làm nổi bật sự xuất hiện thông tin quán với người dùng Google, bao gồm xuất hiện qua thông qua việc tìm kiếm và cả trên Google Maps.

Trong quá trình thực hiện xác minh doanh nghiệp, cá nhân cần chỉnh sửa thông tin chính xác để khách hàng có thể tìm thấy quán của bạn trên Google một cách dễ dàng nhất. Nếu bạn tối ưu được tài khoản GMB thì thông tin và hình ảnh quán của bạn sẽ được hiển thị ở tất cả trải nghiệm khách hàng trên Google, đặc biệt là các đối tượng đang tìm kiếm quán trà sữa ở gần họ.

Thông tin và hình ảnh quán trà sữa cần phải cung cấp thống nhất và chính xác, do các thông tin từ trang GMB mà bạn đã cung cấp sẽ được đồng hóa trên app Google Maps. Quán trà sữa nào gần khách hàng sẽ được Google sắp xếp hiển thị lên vị trí đầu tiên.

Các thông tin cần phải cung cấp chính xác bao gồm:

  • Địa chỉ, tên quán
  • Giờ mở cửa, đóng cửa
  • Danh mục kinh doanh, thông tin liên hệ, liên kết website quán nếu có.
  • Khu vực hoạt động của quán trà sữa.
  • Hình ảnh thực tế, đội ngũ nhân viên phục vụ,...

Cách marketing hiệu quả trên Google Maps đó là cập nhật nội dung hàng ngày. Chẳng hạn như đưa ra các ưu đãi mới, nhận và đăng tải các đánh giá, nhận xét của khách hàng về quán trà sữa,...

Xây dựng chiến lược marketing trên Tiktok

Tiktok là mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, đây cũng chính là một công cụ marketing hữu ích đối với lĩnh vực ẩm thực. Muốn marketing Tiktok hiệu quả thì các chủ kinh doanh cần phải có sự đầu tư về ý tưởng bởi Tiktok ưu tiên hiển thị những đoạn phim hữu ích, chất lượng với người dùng, tỷ lệ người dùng ở lại xem video cũng lâu hơn. 

Những ý tưởng cho video marketing quán trà sữa trên nền tảng Tiktok mà bạn có thể tham khảo:

  • Thiết kế không gian quán trà sữa đẹp
  • Quá trình chế biến thạch, trà sữa ngon
  • Hướng dẫn cách đặt món, đặt bàn 
  • Tạo các đoạn phim về thưởng thức, cảm nhận trà sữa
  • Các dịch vụ đặt tiệc, ưu đãi mà chỉ có quán bạn có,...

Marketing Instagram

Instagram là mạng xã hội có lượng người dùng tăng nhanh, phần lớn là các bạn trẻ có độ tuổi từ 16 - 25. Đây được đánh giá là nền tảng tốt để quảng bá món ngon trà sữa bạn làm ra bằng hình ảnh. Cuối mỗi bài viết, hãy tận dụng #Hashtag hợp lý giúp bài viết tiếp cận được nhiều người dùng hơn. 

Marketing Instagram cần đẩy mạnh vào việc quảng bá hình ảnh thật ấn tượng, đẹp mắt. Hình ảnh càng được đầu tư chất lượng cao thì càng hấp dẫn và tạo sự chú ý với nhiều khách hàng hơn. 

Quảng cáo quán trà sữa trên Meta (Facebook)

Meta (Facebook) là mạng xã hội nổi tiếng cơ lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam, người dùng có độ tuổi đa dạng nên đây là kênh bán hàng tiềm năng mà nhiều người đang áp dụng hiện nay. 

Trước tiên, bạn cần phải tạo một fanpage cho quán trà sữa của mình. Sau đó lên concept từ tông màu chủ đạo, logo, hình ảnh đại diện, xây dựng nội dung, khung giờ lên bài,... thành một thể thống nhất. Luôn luôn cập nhật thông tin quán đều đặn trên fanpage và tương tác thường xuyên với khách hàng.

Hiện nay có rất nhiều dạng quảng cáo trên Facebook phù hợp cho quán trà sữa để bạn tham khảo như Collection Ads, Facebook Lead Ads, Carousel Ads, Dynamic Ads,...

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web bán hàng online được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

4.75 sao của 2241 phiếu bầu
Marketing cho quán trà sữa
Marketing cho quán trà sữa
Chiến dịch marketing 090.696.7056 093.784.1299 243 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Q. Phú Nhuận, HCM
Xem thêm
Bạn muốn===>Tìm hiểu thêm

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Thành tỷ phú nhờ thiết kế web bán trà sữa online
Thành tỷ phú nhờ thiết kế web bán trà sữa online
Nhà đồng sáng lập chia sẻ: "Sau đại dịch, chúng tôi nhận thấy hơn 70% đơn hàng đến từ các nền tảng trực tuyến. Khách hàng thường đến cửa hàng theo nhóm 3-4 người để trò chuyện và ăn uống. Tuy nhiên, giờ đây, khách hàng sẽ đặt hàng online bất cứ khi nào họ thấy thích."
Bài viết quảng cáo trà sữa bá đạo Stt bán trà sữa online
Bài viết quảng cáo trà sữa bá đạo Stt bán trà sữa online
Viết quảng cáo về trà sữa như thế nào để hút hồn người đọc là một câu hỏi được nhiều chủ shop trà sữa hiện nay quan tâm. Khi một tiệm trà sữa vừa được khai trương chắc chắn chưa có nhiều người biết đến. Vì vậy, bộ...
Thiết kế logo trà sữa online tạo logo quán trà sữa mẫu logo trà sữa
Thiết kế logo trà sữa online tạo logo quán trà sữa mẫu logo trà sữa
Sự phát triển của thị trường đồ uống, thức ăn nhanh khiến không ít các đơn vị kinh doanh trà sữa, cà phê phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày căng lớn. Bên cạnh chất lượng của sản phẩm, nhiều người tiêu dùng còn chú trọng...

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Viết phần mềm quản lý Salon Tiệm tóc Nail chạy online theo yêu cầu
Viết phần mềm quản lý Salon Tiệm tóc Nail chạy online theo yêu cầu
Nếu bạn đang muốn thông qua công nghệ mới nhất để thể hiện sự tận tâm trong mắt khách hàng, Chúng tôi có một giải pháp hoàn chỉnh, nhiều hơn cả những thứ bạn đang biết. Hệ thống phần mềm phù hợp nhất cho các chuỗi tiệm nail, viện tóc, hair salon.
Viết phần mềm quản lý công việc chạy online trên điện thoại máy tính
Viết phần mềm quản lý công việc chạy online trên điện thoại máy tính
Mỗi một công việc là một Profile chi tiết được thiết kế như một nền tảng Chát trực tuyến. Bạn có thể Thảo luận, tương tác bất cứ nội dung gì ngay trên chính Platform này.Tính năng giám sát chuyên nghiệp giúp bạn cập nhật tiến...
Tìm kiếm khách hàng trên zalo cho Spa Thẩm mỹ viện tiệm nail cắt tóc..
Tìm kiếm khách hàng trên zalo cho Spa Thẩm mỹ viện tiệm nail cắt tóc..
Dù bằng cách nào thì tìm kiếm khách hàng tiềm năng luôn là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm để mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh lâu dài. Với kiến thức mà Chúng tôi chia sẻ, bạn đã có thể áp...
Giải pháp gửi tin nhắn hàng loạt trên ZALO dịch vụ ZNS Zalo Zalo OA
Giải pháp gửi tin nhắn hàng loạt trên ZALO dịch vụ ZNS Zalo Zalo OA
Zalo Notification Service (ZNS) là dịch vụ gửi thông báo chăm sóc khách hàng tự động qua API tới các số điện thoại đang sử dụng Zalo
Cách marketing trên zalo các hình thức phần mềm Marketing hiệu quả
Cách marketing trên zalo các hình thức phần mềm Marketing hiệu quả
Zalo Marketing là chiến lược tiếp thị trực tuyến dựa trên nền tảng mạng xã hội Zalo, bao gồm các hoạt động như quảng cáo tiếp thị, PR thương hiệu, chăm sóc khách hàng,... Hiện nay, Zalo marketing được các doanh nghiệp sử dụng như...
Hướng dẫn marketing quảng cáo bán điều hoà máy lạnh ra đơn 100%
Hướng dẫn marketing quảng cáo bán điều hoà máy lạnh ra đơn 100%
Điện tử điện lạnh vẫn đang là một trong những ngành xã hội luôn có nhu cầu. Hè nóng thì cần máy lạnh, đông giá rét thì cần máy sưởi. Hoặc các loại thiết bị lọc không khí, tủ lạnh.. Đây đều là các mặt hàng có nhu cầu quanh năm. Đặc biệt có mùa cao điểm vào từng thời điểm nhất định trong năm.
Marketing cho web bán máy ảnh máy quay phim ra đơn 100%
Marketing cho web bán máy ảnh máy quay phim ra đơn 100%
Website bán máy ảnh là công cụ để doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng. Thông qua hình ảnh, cách bố trí và hiển thị giao diện, thông tin về mục tiêu, tầm nhìn, đối tác, các chứng nhận đã đạt được,... người dùng sẽ biết đến và đánh giá được sự chuyên nghiệp, văn hóa làm việc,... của công ty.
Hướng dẫn marketing quảng cáo bán hàng gốm sứ ra đơn 100%
Hướng dẫn marketing quảng cáo bán hàng gốm sứ ra đơn 100%
Tại Việt Nam có khoảng gần 300 cơ sở sản xuất gốm sứ với các thương hiệu khác nhau. Trong đó các thương hiệu lâu đời như gốm Bát Tràng, Minh Long, Bàu Trúc, Thanh Hà,… đang chiếm ưu thế cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có nhiều sản phẩm...
Tìm kiếm khách hàng cho công ty sản xuất Facebook Google Zalo Youtube
Tìm kiếm khách hàng cho công ty sản xuất Facebook Google Zalo Youtube
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất được hiểu cơ bản chính là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Đó là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Khái niệm doanh...
093.784.1299
Mục lục