• Hotline: 093.784.1299
  • HCM: 243 Huỳnh Văn Bánh, 12, Phú Nhuận
  • Hà Nội: VINACONEX 7, Cầu Diễn, Từ Liêm

Chi phí thiết kế duy trì vận hành website bán hàng online hiệu quả

Trong thời điểm phát triển như hiện nay, con người thường tìm kiếm các thông tin qua internet. Chính vì thế mà xu hướng mua hàng online đã trở nên bùng nổ ở thời điểm hiện tại. Minh chứng rõ nhất có thể thấy thông qua sự tác động của dịch bệnh covid-19. Đại dịch đã làm thay đổi từ thói quen mua sắm truyền thống sang nền tảng mua hàng trực tuyến.

Chi phí thiết kế website bán hàng

Chi phí website bao gồm chi phí thiết kế website, chi phí duy trì và bảo trì website, chi phí phát triển website. Trong đó chi phí thiết kế website thường là lớn nhất thường vào khoảng 5-10 triệu là phổ biến. Còn chi phí duy trì và bảo trì website thường vào khoảng 1-2 triệu/năm. Trong một số trường hợp đặc biệt thì chi phí thiết kế website có thể lên đến vài chục triệu nếu tính năng website phức tạp, giao diện yêu cầu cao. Ngoài ra, nếu bạn muốn website mang lại nhiều hiệu quả cho bạn thì bạn cần đầu tư để phát triển website. Hoạt động phát triển website thường bao gồm chi phí xây dựng nội dung cho website và chi phí quảng bá. Các hoạt động quảng bá có thể như quảng cáo, làm SEO, phát triển fanpage,…

Chi phí thiết kế website bán hàng

Chi phí thiết lập website bán hàng thường vào khoảng 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ là phổ biến. Trong đó đã bao gồm chi phí thiết kế website, tên miền và hosting. Nếu website có tính năng phức tạp hoặc yêu cầu cao về mặt thiết kế giao diện thì chi phí có thể cao hơn.

Trước khi đến với câu hỏi này, bạn cần hiểu được điều mà bài viết muốn đề cập đến: Để bạn có cái nhìn tốt hơn trong việc duy trì một website hiệu quả. 

Việc bạn lập ra kế hoạch về chi phí làm website bán hàng giống như bạn đang xây dựng một ngôi nhà. Nếu bạn muốn ngôi nhà của mình trở nên vững chắc thì bạn phải có móng nhà, gạch và đá. Mà móng nhà với gạch đá trong khâu thiết kế website chính là “hosting”.

Nếu không có tên miền thì sao?

Giống như việc bạn đăng ký hộ khẩu thì bạn phải có địa chỉ nhà đúng không nào? Địa chỉ nhà chính là tên miền mà website bạn đang sử dụng. 

Để căn nhà trở nên xinh đẹp, hoàn thiện bạn phải chi trả cho phần “thiết kế giao diện, lập trình web”. Vậy chi phí làm website bán hàng cần phải chi ra ở những phần quan trọng nào? Chúng ta cùng đến phần tiếp theo nhé.

Cần bao nhiêu tiền để xây dựng một website hiệu quả?

Chi phí thiết kế website bán hàng

Đây chính thứ nhất định phải có trong quá trình xây dựng website. Tên miền chính là yếu tố cốt lõi quan trọng nhất trong khâu xây dựng. Nó giúp khách hàng truy cập vào website khi họ có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

 Tra cứu chi phí làm tên miền tại đây

Không có tên miền thì sao?

Việc không có tên miền sẽ khiến khách hàng không thể nào truy cập vào website  của doanh nghiệp. Giống như việc bạn mời bạn bè đến tân gia nhà, nhưng lại không có địa chỉ thì họ tìm kiếm bằng cách nào? Chính vì thế tên miền là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch về các chi phí làm website bán hàng.

Sẽ có hai loại tên miền chính trong website của bạn:

  • Tên miền trong nước trở nên quen thuộc với bạn khi truy cập internet là “abc.com hoặc abc.com.vn”.
  • Tên miền ngoài nước như “abc.com hoặc abc.info, abc.org,…

Chi phí làm website bán hàng dành cho domain (tên miền)

Hai loại tên miền sẽ tùy vào mục đích mà bạn sử dụng như: mục đích của bạn là muốn kinh doanh trong nước, hoặc tiếp cận với thị trường ngoài nước. Tất nhiên sẽ có những mức giá khác nhau tùy vào mục đích mà bạn sử dụng.

Chi phí làm web bán hàng online dành cho hosting 

Bên cạnh việc chi trả tiền cho domain, thì hosting là một trong những phần quan trọng trong chi phí làm website bán hàng, tuy nhiên đa phần người dùng không quan tâm tới hosting.

Hosting hiểu đơn giản là không gian lưu trữ tất cả những dữ liệu và mã nguồn của một website. Có thể ví hosting như một nền móng để tạo nên căn nhà vững chắc. Nếu không có hosting thì website sẽ không đi vào quá trình hoạt động được. Hoặc một hosting được đầu tư hời hợt sẽ khiến web chậm và không thể hiện được nhiều tính năng như bạn mong muốn.

Giá thành cho hosting phụ thuộc vào dữ liệu

Giá thành của hosting sẽ phụ thuộc vào việc bạn sẽ lưu trữ bao nhiêu dữ liệu. Và lựa chọn hosting là điều mà bạn cần phải lưu ý khi chọn một đơn vị thiết kế website cho doanh nghiệp của mình. 

Đó là hosting có độ tải nhanh, dung lượng phải phù hợp thì website của bạn mới vận hành hiệu quả.

Liệu có thể làm trang web bán hàng miễn phí

Bạn hoàn toàn có thể làm trang web bán hàng miễn phí với WordPress và WIX. Nếu bạn có khả năng code, bạn có thể tận dụng 100% khả năng của website. Tuy nhiên đa số chúng ta không có khả năng về code thì việc cân nhắc trả một khoản phí nho nhỏ để thiết kế website là sự đầu tư hợp lý.

Thông thường chi phí dao động của một website chuyên nghiệp tùy vào chức năng và độ phức tạp của trang web.

Chi phí bảo mật

Bên cạnh đó khách hàng sẽ phải trả thêm các chi phí cho chứng chỉ bảo mật SSL giúp bảo vệ website, tránh tình trạng bị đánh cắp dữ liệu.

Chi phí phát triển web

Chi phí phát triển web thường từ 2.000.000 – 10.000.000 VNĐ mỗi tháng là phổ biến. Chi phí này bao gồm việc quản trị website, làm nội dung cho website và quảng bá website trên Google, Facebook, website thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… Chi phí phát triển web có thể cao hơn phụ thuộc vào mục tiêu mà người chủ sở hữu website hướng đến, phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như sau:

  • Chi phí quản trị website: ngay cả khi bạn không có nhu cầu quảng bá website mạnh mẽ thì bạn vẫn cần phải quản trị website. Ví dụ như các công việc up bài, chỉnh sửa bài, thay đổi thông tin, cập nhật giá sản phẩm, phản hồi khách hàng, kiểm soát các lỗi website,… Còn nếu sau khi làm website, bạn cứ để website không làm gì thì website sẽ không mang lại hiệu quả cao. Việc này bạn có thể trực tiếp làm, giao cho nhân viên làm hay thuê các công ty thiết kế website làm tùy vào quy mô, đặc điểm công ty của bạn.
  • Chi phí làm nội dung cho website: công việc thực tế có thể là viết bài, tìm ảnh, chỉnh sửa hình ảnh hoặc thiết kế hình ảnh cho bài viết. Việc này rất quan trọng. Bởi muốn website có chất lượng, có thể phát triển bền vững thì cần nội dung. Bởi nội dung website chính đích đến của người dùng. Còn giao diện và chức năng chỉ là nền tảng để tôn nội dung lên mà thôi. Vì vậy, muốn website phát triển, bạn nhất định phải dành chi phí để viết nội dung, làm nội dung hình ảnh cho website. Việc này bạn có thể túc tắc tự làm, giao cho nhân viên hoặc thuê cũng đều được. Nhưng là việc đặc biệt quan trọng nên bạn cần hết sức sát sao nhé. Nội dung website tốt, kết hợp với một chút kỹ thuật tối ưu cho SEO là website của bạn sẽ có thứ hạng cao trên Google với nhiều từ khóa. Khi đó bạn sẽ có lượng truy cập, khách hàng tiềm năng và các hợp đồng. Điều này sẽ tạo động lực cho bạn để dành thời gian, công sức, chi phí phát triển website.
  • Chi phí sáng tạo hình ảnh, video: ở một mức cao hơn thì bạn có thể dành thời gian, công sức để tạo ra các video chia sẻ kiến thức, thông tin sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu công ty,… Nhìn chung với điện thoại, máy ảnh là bạn đã có thể sáng tạo ra các nội dung rồi. Còn chất lượng nội dung thì phần lớn phụ thuộc vào sức sáng tạo, công sức bỏ ra mà thôi. Các hình ảnh, video hấp dẫn hữu ích bạn có thể dùng để đăng tải lên website, chia sẻ lên các mạng xã hội để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
  • Chi phí quảng bá website: sau khi đã làm nội dung website cho thật tốt. Bạn có thể đẩy mạnh việc quảng bá website trên Google, Facebook, Shopee, Lazada,… Việc này hướng đến nhiều khách hàng tiềm năng biết đến công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Các hình thức quảng bá hiện nay rất đã dạng. Bạn có thể làm theo các kênh miễn phí như tự làm SEO, tạo fanpage, kênh Youtube,… để quảng bá. Ngoài ra, bạn có thể bỏ chi phí để thuê các công ty chuyên nghiệp quảng bá. Dù làm gì đi nữa thì bạn vẫn luôn cần phải quảng bá website của bạn để có thêm nhiều khách hàng. Đây là đích đến cũng như là động lực.
  • Chi phí duy trì website: ngoài ra, trong quá trình phát triển web thì bạn vẫn cần bỏ chi phí để duy trì tên miền, hosting, SSL, bảo trì cho website. Chi phí duy trì website thường từ 1 – 3 triệu mỗi năm tùy vào các thành phần.

Chi phí duy trì website

Chi phí duy trì website bao gồm

Tên miền: khoảng 500k/ năm

Hosting: Tùy vào nhu cầu sử dụng mà phí hosting.

Chi phí làm website bán hàng dành cho hosting

Chi phí làm website bán hàng online

Giao diện website chính là thứ quyết định, khiến khách hàng của bạn ở lại hay rời đi. Các bố cục và màu sắc được trình bày trên website phải tạo ra sự thân thiện, dễ nhìn, thao tác dễ sử dụng. Các bố cục văn bản trên website phải tạo sự tương thích với tầm mắt của người xem. 

Giao diện web là yếu tố tạo nên sự khác biệt về  chi phí bán hàng online

Bên cạnh đó giao diện trên website cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn giữa các đối thủ khác trên thị trường. Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ website mà mức giá thiết kế được được xác định khác nhau. Sẽ dựa vào các yếu tốt như: mức độ phức tạp, công sức, thời gian. 

Đó là lý do vì sao mà trên thị trường có nhiều doanh nghiệp nhận các dự án về thiết kế website có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Các chi phí: hosting, giao diện. Đây chính là những yếu tố cấu thành lên một website hoàn chỉnh. Chính vì thế mà yếu tố giá cả sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. 

Một số lưu ý khi lập website bán hàng

  1. Nếu bạn không phải là công ty lớn hoặc chỉ lập website bán hàng để bắt đầu kinh doanh trực tuyến thì bạn không cần làm website bán hàng với quá nhiều tính năng hoặc tính năng phức tạp. Bởi website càng nhiều tính năng thì chi phí càng lớn. Trong khi thực tế, bạn sẽ không khai thác hết được các tính năng này. Nếu ngân sách cho phép, bạn nên dành cho việc quảng bá website, marketing trực tuyến để website mang lại nhiều khách hàng cho bạn. Chứ không nên đầu tư quá nhiều tiền cho việc lập website bán hàng trong giai đoạn đầu.
  2. Có nhiều người không chú ý tới giao diện của website. Trong khi trên thực tế, giao diện website đẹp, hấp dẫn khách hàng sẽ giúp bạn có nhiều khách hàng hơn, khách hàng cũng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn nhé. Thế nên hãy cố gắng chọn giao diện website đẹp nhất có thể trong tầm giá bạn nhé.
  3. Bạn nên đầu tư công sức viết nội dung cho website, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thứ hạng cao trên Google, sẽ giúp bạn có nhiều khách hàng hơn. Nhiều người cứ không muốn viết, chia sẻ thông tin mà lại muốn có nhiều khách hàng, tiết kiệm chi phí là điều rất khó. Ngay cả khi bạn bỏ tiền ra quảng cáo mà website có nội dung nghèo nàn thì bạn cũng bị mất tiền quảng cáo mà hiệu quả không cao.
  4. Đã là website bán hàng thì ảnh phải đẹp, phải hấp dẫn bạn nhé. Để có một bức ảnh đẹp về sản phẩm, dịch vụ của công ty thì không quá khó. Bạn có thể dùng điện thoại để chụp cũng là rất đẹp rồi. Nếu bạn biết một vài app chỉnh sửa để làm cho bức ảnh đẹp hơn thì càng tuyệt vời. Ảnh đẹp sẽ giúp website bán hàng của bạn khác biệt với các đối thủ. Hấp dẫn và khiến khách hàng tin tưởng hơn. Khi đó, họ sẽ mua nhiều sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Thậm chí bạn có thể bán giá cao hơn đối thủ một chút cũng không sao.
  5. Một bí quyết để làm nhanh nội dung cho website là hãy xem nội dung của các website đối thủ. Bạn có thể học tập cách viết của họ. Sau đó túc tắc viết dần hoặc giao cho nhân viên viết dần. Còn không nên copy y nguyên của website bán hàng khác nhé. Điều đó làm hạ điểm uy tín của website, khiến website của bạn không có thứ hạng cao trên Google.
  6. Nếu bạn là không phải là người quá am hiểu về website, không cần các tính năng quá phức tạp. Thì bạn chỉ cần làm website bán hàng trong tầm tiền từ 5.000.000 – 15.000.000 VNĐ là rất tốt rồi. Nhiều công ty thiết kế website cứ khuyên bạn làm thêm tính năng này tính năng kia. Tính năng đó có thể phù hợp với các doanh nghiệp lớn hoặc người có yêu cầu cao về website bán hàng. Còn bạn thì cứ cân nhắc và đại đa số là không cần thiết nhé. Tiết kiệm được đồng nào để ưu tiên cho các hoạt động khác sẽ hiệu quả hơn bạn ah :). Xem thêm Các bước xây dựng website bán hàng online.

Thiết kế web bán hàng cần những gì

Nhiều người khi có nhu cầu lập website thường băn khoăn không biết việc lập website cần những gì. Để tổ chức công việc, phân bổ ngân sách cho phù hợp. Với kinh nghiệm 10 năm cung cấp dịch vụ thiết kế website, THIẾT KẾ WEB NẮNG XANH sẽ chia sẻ với các bạn tất cả các nội dung mà bạn cần quan tâm, cần biết nhé.

Để website có thể hoạt động thì bắt buộc cần có:

  • Tên miền website: là địa chỉ để người dùng truy cập vào website. Ví dụ như tatthanh.com.vn, dantri.com.vn, 24h.com.vn,… Tùy theo loại tên miền là quốc tế hay Việt Nam mà chi phí đăng ký và duy trì tên miền có thể từ 200.000 – 850.000 VNĐ. Tên miền Việt Nam .vn thường hiệu quả, bảo mật hơn hơn nhưng đắt hơn tên miền quốc tế như .com, .net. Nếu bạn am hiểu một chút thì có thể tự mình đăng ký tên miền tại các nhà cung cấp cũng được. Còn nếu không am hiểu hoặc cần tư vấn cách chọn lựa tên miền phù hợp thì trong quá trình thiết kế website, các công ty sẽ tư vấn cho bạn.
  • Mã nguồn website: website muốn chạy được thì bắt buộc phải có mã nguồn. Nếu người am hiểu internet hoặc không cần website quá xịn thì có thể sử dụng các nền tảng mã nguồn mở như wordpress. Còn nếu bạn muốn kinh doanh nghiêm túc, muốn website chuyên nghiệp thì cần phải thuê các công ty thiết kế website để lập website. Chi phí thuê thiết kế giao diện, lập trình website thường khoảng 4.000.000 – 10.000.000 VNĐ đối với các gói chuyên nghiệp. Nếu bạn cần thiết kế website cao cấp thì chi phí khoảng 20 – 30 triệu trở lên.
  • Nơi lưu trữ website (hosting): các dữ liệu như hình ảnh, mã nguồn, văn bản, file,… của website cần có một nơi để lưu trữ trực tuyến. Thường bạn sẽ phải thuê nơ lưu trữ này. Chi phí này sẽ phải trả hàng năm như thuê bao internet vậy. Chi phí thuê hosting thường khoảng từ 800.000 – 3.000.000 VNĐ là phổ biến. Hosting gắn liền với mã nguồn và hoạt động của website. Vì thế, bạn nên để đơn vị thiết kế website tư vấn cho bạn là tốt nhất nhé.

Ba thành phần trên là bắt buộc phải có. Vì ba thứ này liên kết với nhau thì website mới có thể hoạt động được. Ngoài ra, hiện nay bạn sẽ cần thêm một số loại chi phí khác nữa nếu muốn website lập ra hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao:

  • Chứng chỉ bảo mật SSL cho website: các trình duyệt hiện tại đều yêu cầu website có chứng chỉ bảo mật này. Nếu không sẽ hiển thị cảnh báo bảo mật ngay cạnh địa chỉ. Chứng chỉ bảo mật này là phương thức bảo mật dữ liệu người dùng và xác thực danh tính chủ sở hữu website. Việc thiếu chứng chỉ bảo mật có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website trên Google. Chi phí để duy trì chứng chỉ bảo mật SSL thường từ 300.000 – 500.000 VNĐ. Bạn cũng nên đầu tư một chút cho hạng mục rất cần thiết này khi lập website.
  • Chi phí làm nội dung cho website: ngày xưa thì người ta hay dùng cách copy dữ liệu của website đối thủ. Tuy nhiên ngày nay cách này rất nguy hiểm, do vi phạm bản quyền nội dung. Google sẽ phạt rất nặng cách website sao chép nội dung bất hợp pháp này. Việc copy dữ liệu của đối thủ, đặc biệt là của các website nổi tiếng trong lĩnh vực của bạn sẽ khiến website bị hạ điểm uy tín, có thể bị đưa và danh sách đen. Khi đó, website của bạn không thể có thứ hạng cao trên Google, bị mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng. Vì vậy, khi lập website bạn cũng nên xác định có một khối lượng công việc gọi là làm nội dung cho website. Bạn có thể tự làm, giao cho nhân viên làm hoặc thuê các công ty khác làm nội dung cho website. Chi phí này tùy theo chất lượng, số lượng nội dung, hình ảnh mà có thể chi phí mất một vài triệu. Tất nhiên, nếu bạn dành thời gian để làm là tốt nhất.
  • Chi phí quảng bá website: có một website tốt giống như việc bạn có một cái lưới đánh bắt cá tốt vậy. Nhưng có lưới tốt mà bạn cứ cất ở nhà, không mang ra sông, ra hồ để đánh bắt cá thì không thể có cá được. Việc khiến website của bạn xuất hiện ở vị trí cao trên Google, Facebook, Youtube, Shopee, Lazada,… chính là khiến nhiều khách hàng biết đến website của bạn. Đây gọi là quảng bá website tới các khách hàng tiềm năng. Hiện tại, trên mạng có rất nhiều tài liệu hướng dẫn cách thức quảng bá website. Hoặc khi thiết kế website tại THIẾT KẾ WEB NẮNG XANH, chúng tôi cũng có thể tư vấn, hướng dẫn bạn cách quảng bá website hiệu quả. Nếu khả năng tài chính tốt, cần làm chuyên nghiệp thì bạn cũng có thể thuê các công ty chuyên về làm SEO, quảng cáo Facebook, Google,… để thực hiện các chiến dịch quảng bá website. Chi phí quảng bá website thường vào khoảng vài triệu một tháng. Nếu cần quảng bá mạnh thì chi phí có thể vài chục hay hàng trăm triệu cũng có.
  • Chi phí quản trị website: nếu tạm thời bạn chưa cần quảng bá. Nếu bạn có thể tự làm việc quản trị, đăng tải, sửa các bài viết thì ok. Còn nếu bạn không có thời gian để làm thì có thể giao nhân viên phụ trách hoặc thuê các công ty bên ngoài làm. Đây cũng là một công việc cần có khi lập website.

Khi bạn đầu tư công sức, chi phí xứng đáng cho website thì website sẽ trở thành một công cụ hiệu quả, giúp bạn có một nguồn khách hàng tự động, liên tục. Chúc các bạn thành công. Nếu các bạn cần tư vấn gì về lập website, hay có băn khoăn gì khi quảng bá website thì có thể liên hệ với THIẾT KẾ WEB NẮNG XANH để chúng tôi có thể tư vấn, hỗ trợ cho bạn nhé :).

Cách marketing hiệu quả cho website bán hàng trực tuyến

1. Tối ưu hóa website

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, còn được gọi là SEO có lẽ là chiến thuật tiếp thị được sử dụng rộng rãi nhất trên web. Đó là tất cả về việc điều chỉnh các trang web của bạn để xếp hạng tốt trên Google khi mọi người tìm kiếm các từ khóa và cụm từ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm trực tuyến, bạn muốn website của mình là một trong những kết quả hiển thị nào của khách hàng, đặc biệt khoảng 1/3 của các nhấp chuột đến từ các kết quả tự nhiên đầu tiên trên google? Việc được đánh giá cao để có một thứ hạng đầu là một phần quan trọng để tạo và duy trì lượng truy cập vào website của bạn.

Search Engine Optimization, SEO là quá trình tối ưu trang web của bạn để tăng cơ hội cho nó trên xếp hạng tìm kiếm từ khóa liên quan.

2. Tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau

Trên thực tế, phải tiếp cận nhiều kênh quảng cáo khác nhau: trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp thị trực tiếp, các chiến dịch quảng bá qua e-mail, cập nhập trang web, văn hóa sản phẩm, xúc tiến bán hàng, giao tiếp nhân viên, triển lãm thương mại … Bên cạnh đó là bất cứ ý tưởng tiếp thị sáng tạo nào thích hợp với các khách hàng tiềm năng của bạn.

Các ấn phẩm văn phòng như name card, biển hiệu, phong bì, tờ phiếu, phiếu thu /chi… sẽ là những nơi lý tưởng để bạn đặt website của mình lên đó. Khi một khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của bạn, họ sẽ biết được địa chỉ website để tìm hiểu.

Việc in địa chỉ website lên các ấn phẩm cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo cho khách hàng sự tiện lợi. Mỗi khi khách hàng cần tìm hiểu thêm thông tin, họ có thể tìm lại địa chỉ web ở những ấn phẩm mà mình đang có.

3. Khuyến khích khách hàng để lại thông tin liên hệ

Bên cạnh những giải pháp mang lại cho bạn lượng truy cập trong dài hạn, vẫn có những giải pháp cung cấp cho doanh nghiệp của bạn một lượng truy cập lớn trong ngắn hạn. Hầu hết mọi người không muốn cho đi dữ liệu cá nhân của họ. Vì lý do này, Eportal khuyên bạn nên đặt một form đăng ký trên trang web của doanh nghiệp và cung cấp một cái gì đó để đổi lấy dữ liệu liên hệ . Cố gắng yêu cầu càng ít thông tin càng tốt. Cung cấp những thứ như dùng thử miễn phí, tư vấn hoặc giảm giá sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

4. Cung cấp nội dung thú vị liên tục đều đặn

Thông thường, độc giả tìm đến một website là để giải trí, học một kỹ năng nào đó hoặc tìm kiếm một nội dung đang quan tâm. Chính vì thế hãy cung cấp nội dung thú vị, hữu ích với người dùng web. Khi hài lòng họ sẽ chia sẻ link với mọi người và sẽ quay trở lại website của bạn trong những lần tới. Đây chính là cách quảng bá và thu hút độc giả trung thành hiệu quả nhất.

5. Tăng lượng truy cập

Với những chiến thuật hiệu quả, bạn có thể tạo ra một lượng truy cập lớn cho website bán hàng của mình.

Lượng truy cập vào website bán hàng sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng cơ hội để biến những người truy cập thành khách hàng trả tiền mua sản phẩm. Một khi bạn đã tăng được số lượng truy cập, hãy xem xét đến việc tối ưu chuyển đổi như một bước quan trọng tiếp theo!

Quy trình bán hàng không phụ thuộc quảng cáo

Năm 2013 tôi từng chia sẻ với cộng đồng SEO Việt Nam về quy trình SEO tổng quan mà tôi đã áp dụng. Đến thời điểm hiện tại quy trình này đã có những điểm không còn phù hợp với các thuật toán của Google.

Tại bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà tôi thường chia sẻ tới các bạn học viên tại khóa đào tạo SEO của tôi và có những kết quả rất khả quan từ các học viên.

Vì vậy hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà Chúng tôi đang áp dụng rất hiệu quả trong năm nay. Nào bây giờ bạn hãy bắt đầu nhé!

Bước 1: Xây dựng bộ từ khóa SEO

Tôi thường bắt đầu một dự án SEO bằng cách nghiên cứu từ khóa, bởi các hoạt động của quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đều xoay quanh các từ khóa.

Nếu chọn lựa sai từ khóa, bạn có thể sẽ chọn nhầm những từ khóa có độ cạnh tranh cao và đối thủ quá mạnh không phù hợp nên ở thời điểm hiện tại bạn không đủ khả năng cạnh tranh. Hoặc đôi lúc bạn lại chọn lựa những từ khóa có quá ít lượt tìm kiếm, điều này cũng không mang lại hiệu quả kinh doanh nhưng tiêu tốn khá nhiều nguồn lực của bạn.

Để tìm từ khóa SEO, bạn có thể dựa vào sự hiểu biết của mình về ngành nghề hoặc sản phẩm muốn làm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng công cụ Google autocomplete (tại Việt Nam mọi người hay gọi là Google Suggest) để nhận được những gợi ý về từ khóa liên quan.

Bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm của Google và Google sẽ trả về danh sách các từ khóa liên quan (xem ảnh dưới đây)

Những từ khóa được gợi ý thường là những từ khóa tuyệt vời bởi đây là những từ khóa do người dùng tìm kiếm và được gợi ý từ chính Google.

Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra ở phía cuối trang kết quả tìm kiếm để thấy phần các tìm kiếm liên quan và có thể tham khảo tiếp những từ khóa gợi ý khác

Thông thường bạn sẽ nhận được thêm rất nhiều từ khóa mới và các từ khóa này có xu hướng là những từ khóa dài hơn, và có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khóa ngắn.

Tuy nhiên các từ khóa dài này lại có lưu lượng tìm kiếm khá thấp và vì vậy bạn có thể SEO lên TOP nhanh hơn.

Nếu bạn muốn kiểm tra lưu lượng tìm kiếm và xác định mức độ cạnh tranh của các từ khóa đó, bạn có thể sử dụng các công cụ dưới đây:

  • Google Keywords Planner
  • Keywordtool
  • Ubersuggest
  • SEMrush

Bạn hãy cố gắng tìm kiếm và lựa chọn một số từ khóa liên quan và tiếp tục đến bước thứ 2.

Bước 2: Phân tích 10 kết quả trên trang nhất Google

Bạn đã có một số từ khóa từ bước 1, bây giờ là lúc bạn có thể nhập các từ khóa đó lên thanh tìm kiếm của Google và hãy bắt đầu nghiên cứu 10 kết quả đầu tiên trên SERP.

Ví dụ như ảnh trên, tôi đã thực hiện truy vấn kế hoạch seo và nhận thấy các website trả về khá nhiều chủ đề khác nhau. Nhưng nổi bật nhất vẫn là một số bài viết được biên tập theo hướng danh sách/các bước lập kế hoạch SEO.

Để hiểu sâu hơn về những nội dung mà đối thủ đang cung cấp, tôi tiếp tục truy cập vào các kết quả để đọc kỹ các nội dung từng bài. Sau khi đọc kỹ tôi đã phần nào nhận thấy chủ đề kế hoạch SEO này đã có những thông tin gì được nhắc tới và cũng nhận ra còn có những thông tin nào đó mà tôi có thể chia sẻ tốt hơn.

Đến bước này tôi đã có thể viết bài nhưng để chắc mình đang biên tập một nội dung chất lượng tôi đã tiếp tục chuyển sang bước 3.

Bước 3: Tối ưu hóa ý định tìm kiếm

Ý định tìm kiếm (Search intent) từ lâu đã trở thành một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng của Google. Để SEO thành công trong những năm tiếp theo chắc chắn bạn không thể không tìm hiểu về khái niệm này.

Bạn hãy hình dung trước đây những người quản lý trang web thường dành thời gian để viết rất nhiều nội dung để tương ứng với những từ khóa cần SEO. Phương thức này thực ra cũng rất hiệu quả, tuy nhiên nó cũng kèm theo những rủi ro nhất định như:

Có quá nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề trong khi chủ đề đó gần như không có nhiều sự thay đổi. Từ đây xuất hiện sự trùng lặp về nội dung trên trang web của họ.

Mặc dù những người quản lý website cũng cố gắng thực hiện các kỹ thuật như tối ưu liên kết nội bộ, hoặc sử dụng các thẻ canonical cho những bài viết đó tuy nhiên vẫn không thể giúp website chiếm vị trí cao trên bảng xếp hạng của Google.

Về cơ bản người dùng có một số ý định tìm kiếm sau:

  • Tìm kiếm thông tin
  • Tìm kiếm mua hàng
  • Tìm kiếm điều hướng

Bằng việc thấu hiểu ý định chính xác mà người dùng đang mong muốn, bạn có thể tạo ra được những nội dung tuyệt vời.

Bước 4: Sáng tạo nội dung chất lượng hơn

Nội dung luôn luôn là điều quan trọng nhất đối với bất kỳ website nào. Khi nói tới sáng tạo nội dung chất lượng bạn có thể chọn cách xây dựng sau:

  • Nội dung nổi bật hơn
  • Nội dung khác biệt

Tạo ra nội dung nổi bật hơn

Tất cả những gì bạn cần làm là hãy làm cho nội dung của bạn tốt hơn nhiều lần so với đang có sẵn.

Ví dụ: Giả sử bạn cần SEO từ khóa: “cách tối ưu thẻ tiêu đề“, và trên kết quả tìm kiếm đều đang có khoảng 10-15 cách tối ưu. Nên nếu lúc này bạn tạo bài viết với khoảng 20 hay 30 cách tối ưu thì có vẻ như không có gì nổi bật hơn. Và chắc chắn để có vị trí cao bạn cần thực hiện nhiều cách làm SEO khác mới có thể đẩy TOP từ khóa này.

Vì vậy để làm nổi bật hơn bạn có thể tạo ra bài viết với hàng trăm cách để tối ưu tiêu đề. Nếu làm được như vậy chắc chắn bạn sẽ tạo ra được một nội dung cực kỳ nổi bật.

Hoặc cách khác, bạn có thể vẫn tạo ra danh sách 20 cách tối ưu tiêu đề nhưng là tập hợp của 20 chuyên gia hàng đầu. Những cách viết như này chắc chắn sẽ giúp bạn có nội dung nổi bật hơn so với đối thủ hiện tại.

Tạo ra nội dung khác biệt

Hãy nhớ rằng chúng ta luôn luôn mong muốn nhận được những thông tin mới hơn và tốt hơn những gì đã có. Và Google chắc chắn cũng vậy, nếu bạn có thể tạo ra những nội dung tốt hơn và hoàn toàn khác với những gì đang có sẵn chắc chắn bạn có thể chiếm vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm.

Tôi cũng có thể SEO từ khóa này với chủ đề về mẫu kế hoạch SEO bởi đây cũng là ý định tìm kiếm mà người dùng khá quan tâm. Tuy nhiên trong thời điểm trước đấy tôi thấy rằng chỉ cần cung cấp nội dung như vậy là đã đủ để xếp hạng tốt.

Tất nhiên để khác biệt tôi cũng có thể tạo bài viết với chủ đề về kế hoạch SEO 6 tháng – 12 tháng, hoặc kế hoạch SEO tổng thể hoặc kế hoạch SEO cho từng lĩnh vực khác nhau,

Cuối cùng tôi đã chọn một chủ đề chất lượng mang tính tổng quan nhất.

Cụ thể với ví dụ về truy vấn lập kế hoạch SEO tôi đã tạo ra bài viết: “Lập kế hoạch SEO: Cẩm nang từ A – Z” bài viết với hơn 14 bước thực hiện.

Và như các bạn thấy, hiện tại bài viết của tôi vẫn chiếm vị trí TOP1 trên Google với truy vấn liên quan tới kế hoạch SEO và trong Search Console thống kê thì tỉ lệ nhấp của bài viết này của tôi cũng khá tốt.

Trong tương lai, có thể tôi sẽ cập nhật thêm những nội dung về file mẫu kế hoạch SEO hay các kế hoạch SEO theo từng giai đoạn 1 – 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng… Chắc chắn với cách tổ chức nội dung như vậy tôi đã tạo ra được một nội dung vượt trội hơn tất cả những nội dung hiện có.

Bước 5: Tối ưu hóa On-page

On-page SEO là bước vô cùng quan trọng để tối ưu hóa nội dung cũng như từ khóa cần SEO.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO onpage bạn có thể tham khảo chủ đề này trên Chúng tôi Academy hoặc tham khảo video dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Tối ưu liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là những liên kết qua lại trong website của bạn, việc tạo ra các liên kết trong bài viết sẽ giúp Googlebot lập chỉ mục và hiểu tất cả các trang trên website của bạn.

Trong hướng dẫn quản trị trang web Google cũng khuyên chúng ta nên sử dụng các liên kết nội bộ để tối ưu SEO được tốt hơn.

Trong quá trình tối ưu liên kết nội bộ hãy lưu ý tới cách đặt anchor text sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Việc tối ưu các anchor text phù hợp với ngữ cảnh sẽ giúp người dùng dễ nhấp vào các liên kết đó hơn và Google sẽ nhận ra bạn đang tạo ra một trang web chứa những thông tin thực sự hữu ích.

Tối ưu đường dẫn URL ngắn và chứa từ khóa

Ngay từ những ngày đầu tiên làm SEO, tôi đã để ý Google có vẻ như rất thích các đường dẫn ngắn. Cụ thể như độ dài của các đường dẫn trên Blogspot thường có số lượng ký tự dưới 70.

Hay Google cũng đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về tối ưu Breadcrumb dành cho người phát triển trang web để tối ưu hiển thị URL trên kết quả tìm kiếm.

Tối ưu từ khóa ngữ nghĩa

Một trong những kỹ thuật quan trọng của SEO onpage là tối ưu từ khóa ngữ nghĩa. Tại một bài viết khác tôi sẽ chia sẻ với các bạn sâu hơn về từ khóa ngữ nghĩa (LSI Keyword).

Một trong những cách để tìm kiếm từ khóa ngữ nghĩa sáng tạo và thông minh đó là sử dụng công cụ Google.

Đầu tiên bạn có thể nhập từ khóa và tìm kiếm trên Google bình thường, sau đó bạn cuộn xuống và xem các từ khóa ở phần cụm từ tìm kiếm liên quan

Hoặc bạn có thể thực hiện một truy vấn trên Google hình ảnh và xem các cụm từ Google gợi ý có liên quan tới chủ đề bạn đang muốn SEO không? Lưu ý rằng cách tìm kiếm này đôi lúc không hiệu quả.

Sau khi tìm được các từ khóa liên quan, bạn hãy khéo léo nhắc tới chúng trong bài viết thay vì chỉ tập trung vào 1 từ khóa duy nhất. Điều này sẽ giúp Google hiểu rõ chủ đề bạn đang muốn nói tới và gia tăng khả năng lên TOP cho website của bạn.

Tối ưu dữ liệu có cấu trúc

Ngày nay Google khá ưu tiên hiển thị những nội dung hữu ích, bạn có thể nhận thấy rất nhiều nội dung có những định dạng hiển thị đẹp và bắt mắt. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và tối ưu nội dung của bạn chuẩn theo những yêu cầu kỹ thuật của Google. Rất có thể bạn sẽ có cơ hội có được những kết quả tuyệt vời.

Nếu bạn muốn tìm hiểu ngay, bạn có thể tham khảo các nội dung về dữ liệu có cấu trúc tại blog của Google. Về kỹ thuật tối ưu dữ liệu có cấu trúc này tôi sẽ chia sẻ với các bạn sâu hơn tại một bài viết khác.

Bước 6: Làm đẹp bài viết

Một nội dung có thiết kế kém bắt mắt sẽ rất khó tạo thiện cảm đối với người đọc. Bạn tưởng tượng khi truy cập vào một trang web và thấy một nội dung toàn chữ và có định dạng rất khó đọc.

Đó là lý do tại sao tôi dành rất nhiều thời gian để tối ưu lại trang web và trình bày bài viết thật bắt mắt với những hình ảnh được đầu tư kỹ lưỡng.

Sử dụng ảnh chụp màn hình

Bạn có thể nhận thấy tôi thường sử dụng khá nhiều ảnh chụp màn hình cho mỗi bài viết. Tuy nhiên tôi không chỉ sử dụng ảnh chụp màn hình chỉ để minh họa cho nội dung đang trình bày.

Tôi cố gắng sử dụng ảnh màn hình để giúp người đọc có thể hiểu rõ các bước cần thực hiện cụ thể.

Sử dụng biểu đồ trực quan

Giống như bài viết này nếu như phần quy trình với 8 bước tôi chỉ liệt kê theo dạng danh sách các bạn vẫn có thể nhớ tốt, tuy nhiên khi tôi đưa vào thành một hình ảnh cụ thể thì các bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ và dễ hiểu hơn.

Sử dụng code làm nổi bật nội dung

Như các bạn thấy trong các bài viết của tôi thường có những đoạn quote hoặc những đoạn hướng dẫn được bôi màu nền. Điều này giúp ích rất nhiều cho những phần nội dung không có hình ảnh. Việc tạo sự nổi bật trong cách trình bày nội dung cũng giúp người đọc dễ theo dõi hơn và có trải nghiệm tốt hơn khi truy cập vào website của bạn.

Thiết kế banner và các hình ảnh minh họa ấn tượng

Nếu có thể bạn hãy đầu tư 1 chút thiết kế cho các hình ảnh minh họa của mình, Google rất thích những hình ảnh độc đáo và người dùng cũng vậy. Tôi nhận thấy có rất nhiều người thường xuyên sử dụng các hình ảnh do tôi thiết kế để tái sử dụng lại cho website của họ. Điều ấy chứng tỏ hình ảnh đó thật sự có giá trị và hữu ích nên họ mới sao chép.

Một bài viết có chứa các hình ảnh bắt mắt, ấn tượng sẽ giúp người đọc ở lại trên trang lâu hơn và điều này sẽ giúp website của bạn được Google đánh giá tốt hơn.

Bước 7: Tối ưu Offpage SEO

Sau khi đã hoàn thiện nội dung, tối ưu Onpage thì đây là lúc bạn cần thực hiện các chiến dịch SEO Offpage để giúp cải thiện E-A-T cho website. Ví dụ như tích cực quảng bá và xây dựng các backlink trỏ về trang nội dung cần SEO.

Ngoài những cách quảng bá bài viết cơ bản như tự chia sẻ lên mạng xã hội hay viết bài giới thiệu trên các blog khác. Bạn có thể thực hiện một trong số những chiến lược Offpage dưới đây để tối ưu cho trang web của mình.

Bạn có thể sử dụng Ahrefs để nghiên cứu hồ sơ backlink của đối thủ và từ đó lên kế hoạch để có được những liên kết chất lượng tương tự

Tại đây bạn sẽ nhìn thấy số lượng tên miền đang trỏ link về website của đối thủ và tổng số Backlink họ đang nhận được. Chỉ cần nhấp chuột vào bạn có thể xem chi tiết từng backlink và có thể xây dựng kế hoạch link building dựa trên những thông tin này.

Gửi email tới các trang web khác và đề nghị chèn link tới website của bạn

Bạn đã tạo ra một nội dung chất lượng, chắc chắn có rất nhiều bài viết khác có sự liên quan đến bài viết của bạn. Hãy soạn sẵn một số email để liên hệ với các Admin của các trang web đó hoặc bằng cách nào đó liên hệ với họ. Và gửi cho họ một lời đề nghị trỏ link tới bạn.

Lưu ý hãy soạn thêm cả phần nội dung mà bạn muốn họ điền thêm vào trong nội dung cũ của họ. Bởi việc đó sẽ giúp họ ra quyết định nhanh hơn khi chỉ cần copy và dán đoạn nội dung đã được chuẩn bị sẵn.

Tìm những liên kết lỗi trên website của người khác

Có những website có những liên kết không còn tồn tại có liên quan đến bạn, bạn hãy liên hệ với người quản lý web và cung cấp cho họ nội dung thay thế. Bằng cách này bạn có thể tạo thêm được mối quan hệ tốt và kết nối với họ.

Bước 8: Cải thiện hiệu quả và duy trì

Hãy cố gắng tạo ra những nội dung có giá trị lâu dài và xóa bớt những nội dung đã lỗi thời. Việc làm này giúp Googlebot không phải tốn công thu thập những dữ liệu đã không còn giá trị mà còn giúp người dùng luôn tìm thấy những thông tin thực sự bổ ích ở trên website của bạn.

Tôi đề xuất một số kỹ thuật cải thiện hiệu quả website bạn có thể áp dụng

Xóa những bài viết ít giá trị

Website Chúng tôi của tôi trước đây có phần danh mục Lịch khai giảng với hơn 70 bài viết nhưng các bài viết này có nội dung tương tự nhau và nhận thấy có sự trùng lặp về thông tin nên mới đây tôi đã quyết định xóa toàn bộ danh mục này và chỉ sử dụng 1 bài viết giới thiệu lịch khai giảng mới nhất.

Điều chỉnh lại những bài viết trùng lặp

Trên website của tôi có khá nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề, điều này không mang lại hiệu quả và giá trị cho người đọc bởi sự phân tán về nội dung. Để khắc phục tình trạng này tôi sẽ gộp các bài viết có thông tin giống nhau vào chung 1 bài và thực hiện tối ưu SEO copywriting cho bài viết đó.

Làm mới nội dung hiện tại

Các bài viết của tôi đã tồn tại từ rất lâu nên có nhiều thông tin đã lỗi thời, ngay khi phát hiện ra điều này tôi đã thực hiện rất nhiều chỉnh sửa. Tôi cập nhật thêm các nội dung mới hơn, hữu ích hơn và xóa đi những phần nội dung không còn đúng nữa.

Cách marketing bán hàng online mang lại hiệu quả cao nhất

1. Đầu tư sản phẩm chất lượng

Đây là một bước rất quan trọng cho những người bán hàng online, sản phẩm của bạn phải thật sự đảm bảo chất lượng, một sản phẩm chất lượng sẽ mang lại cho người dùng cảm giác tin tưởng và an tâm hơn khi sử dụng.

2. Tối ưu giá của sản phẩm

Một điều thực tế rằng, khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua một sản phẩm xứng đáng với giá trị của nó. Vì vậy trước khi tung giá cho một sản phẩm nào đó bạn cần phải khảo sát, trước hết bạn nên khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh, tiếp đến bạn nên khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng với giá của sản phẩm đó như thế nào. Với giá sản phẩm như vậy, họ kì vọng như thế nào về sản phẩm này. Bạn cần phải phân tích và đưa ra giá hợp lý và thỏa mãn khách hàng nhất có thể. Lúc đó sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ được nhiều khách hàng chấp nhận.

3. Tên sản phẩm rõ ràng

Về sản phẩm bạn nên đặt tên rõ ràng không nên đặt theo mã số, vì sẽ làm khách hàng dễ chán vì họ sẽ không biết sản phẩm này như thế nào, nó để làm gì, có tác dụng gì. Để tránh tình trạng này xảy ra bạn nên kèm theo vài dòng mô tả cho sản phẩm của bạn để khách hàng có thể theo dõi dễ hơn. Đây là điểm quyết định mua hàng hay không nên tốt hên hết bạn nên mô tả một cách đầy đủ thông tin cho sản phẩm của bạn.

4. Đặt bản thân vào vai trò khách hàng

Khi bạn đặt mình vào vị trí của khách hàng bạn sẽ biết được tâm lý người mua hàng online muốn gì. Từ đó bạn có thể áp dụng vào chiến lược quảng cáo và đưa ra những lợi ích mà khách hàng mong muốn nhất

5. Chiến lược quảng cáo thu hút sự quan tâm của người dùng

Nếu sản phẩm của bạn không phải độc quyền, thì bạn càng cần phải đầu tư cho việc thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bởi vì bạn đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng, vì vậy bạn nên chuẩn bị một chiến lược quảng bá kĩ càng để khách hàng chú ý đến shop online của bạn chứ không phải bất kì shop nào khác

6. Nội dung bài post quảng cáo

Nội dung quảng cáo về sản phẩm của bạn phải thật súc tích, tập trung vào những ý chính, những lợi ích mà sản phẩm của bạn có thể mang lại cho khách hàng. Tránh viết những lời sáo rỗng, không chân thực.

7. Sản phẩm phải đi kèm với hình ảnh

Nếu bạn bán hàng online mà không có hình ảnh của sản phẩm thì 100% thất bại. Nếu bạn lấy hình ảnh của những website khác làm sản phẩm của mình thì việc kinh doanh của bạn chẳng còn có bản sắc riêng nữa. Bí quyết để có một sản phẩm với hình ảnh hấp dẫn là bạn tự chụp sản phẩm của mình hoặc đầu tư sử dụng dịch vụ chụ ảnh sản phẩm đang được khá nhiều đơn vị cung cấp. Điều này sẽ mang lại dự thống nhất, đồng bộ và chuyên nghiệp cho cửa hàng online của bạn.

8. Đầu tư cho website

Bên cạnh việc bán hàng online trên Facebook hay mạng xã hội, đừng quên một kênh bán hàng online hiệu quả đầy tiềm năng khác nữa đó chính là website bán hàng của bạn. Bạn vẫn chưa thiết kế website bán hàng ư? Làm ngay trong hôm nay thôi vì hầu hết các đối thủ của bạn đã và đang thành công với một website bán hàng chất lượng, cập nhật thông tin mỗi ngày và thu về hàng ngàn đơn hàng từ website rồi đấy. Ngoài ra, trên trang web của bạn, bạn có thể trao đổi liên kết với các website có cùng nội dung, khi đó bạn sẽ được nhiều khách hàng biết tới hơn.

9. Mini game, chương trình khuyến mãi

Theo thống kê, một mã code khuyến mãi sẽ tăng từ 5-10 đơn hàng cho doanh nghiệp của bạn trong 1 ngày, và việc tổ chức các chương trình, trò chơi mini game trên fanpage sẽ gia tăng độ tương tác đáng kể cho Fanpage bán hàng online của bạn. Hãy chăm chỉ hơn trong việc đầu tư các coupon, chương trình khuyến mãi vì điều này ảnh hưởng rất tích cự đến việc bán hàng online hiệu quả của bạn.

10. Đội ngũ nhân viên bán hàng online phải chất lượng

Đối với bán hàng online, bạn chỉ có thể chăm sóc khách hàng thông qua các công cụ online như Yahoo, Facebook, Skype…và khách hàng cũng chỉ có thể đánh giá bạn qua cách nói chuyện cũng như ngữ điệu giọng nói. Vậy nếu bạn không sở hữu một giọng nói ngọt ngào, dễ nghe hay ảnh hưởng vùng miền thì sao? Điều này sẽ ảnh hướng khá nhiều đến tâm lí mua hàng của khách hàng. Bạn có thể thuê cho mình 1-2 nhân viên chăm sóc khách hàng riêng hoặc một bộ phận tư vấn khách hàng để làm công việc này thay cho bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải kiên nhẫn, không, tuyệt đối không tỏ ra khó chịu hay buông những lời khó nghe với các “thương đế” của mình. Vì trên mạng, các đoạn chat hay nói chuyện đó rất dễ dàng được lan truyền và một khi nó xảy ra, doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn rất khó lấy lại uy tín như ban đầu. Xem thêm Xây dựng quy trình bán hàng online.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web bán hàng được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

4.75 sao của 2954 phiếu bầu
Chi phí thiết kế website bán hàng
Chi phí thiết kế website bán hàng
Ý tưởng thiết kế web 090.696.7056 093.784.1299 243 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Q. Phú Nhuận, HCM
Xem thêm
Nếu bạn chưa tìm được câu trả lời cho vấn đề của mình===>Truy cập vào đây

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

100 đơn hàng chỉ trong 3 bước khi làm web bán hàng ra đơn 100%
100 đơn hàng chỉ trong 3 bước khi làm web bán hàng ra đơn 100%
Trong quá trình đọc những cuốn sách truyền cảm hứng về khởi nghiệp & Kinh doanh, tôi đã rất ấn tượng với một câu mà tác giả của cuốn sách đó đã để trong mục giới thiệu về nội dung tóm lược của sách. Tôi xin chích ra đây để các bạn cùng tham khảo.
Danh sách phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Offline Online Pc Excel
Danh sách phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Offline Online Pc Excel
Bài viết sau tổng hợp cho các bạn TOP phần mềm quản lý bán hàng miễn phí, tốt nhất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được phần mềm thích hợp để sử dụng. Nếu có bất kỳ phản hồi gì thì hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!
Viết phần mềm quản lý bán hàng chạy online trên điện thoại máy tính
Viết phần mềm quản lý bán hàng chạy online trên điện thoại máy tính
Hiện nay, không chỉ quản lý bán hàng tại cửa hàng chuyên nghiệp, phần mềm bán lẻ còn hỗ trợ tốt nhất cho chủ shop khi bán trên Facebook và sàn thương mại điện tử. Tất cả mọi dữ liệu từ đơn hàng, khách hàng, tồn kho sản phẩm...
Danh sách phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi miễn phí Offline Online
Danh sách phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi miễn phí Offline Online
Phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi là một công cụ hữu ích giúp cho các doanh nghiệp quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, để sử dụng phần mềm này đạt hiệu quả cao nhất,...
Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho cửa hàng bán lẻ miễn phí
Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho cửa hàng bán lẻ miễn phí
TOP phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ tốt, dễ sử dụng trên máy tính, mà bạn có thể sử dụng để quản lý cửa hàng của mình. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy để lại dưới phần bình luận nhé. 
Phần mềm quản lý cửa hàng miễn phí Offline Online trên điện thoại
Phần mềm quản lý cửa hàng miễn phí Offline Online trên điện thoại
Bài viết tổng hợp cho các bạn TOP phần mềm quản lý bán hàng offline online miễn phí, tốt nhất . Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được phần mềm thích hợp để sử dụng trong công việc của bạn. Đừng quên chia sẻ nếu thấy hữu ích và mọi góp ý hãy để lại bình luận bên dưới.
100 ý tưởng kinh doanh mới lạ ý tưởng khởi nghiệp ý tưởng làm giàu
100 ý tưởng kinh doanh mới lạ ý tưởng khởi nghiệp ý tưởng làm giàu
Nếu bạn muốn làm chủ cuộc sống của mình, muốn tự do về tài chính thông qua việc khởi nghiệp với những dự án kinh doanh nhỏ và sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Thì trước tiên bạn nên có những ý tưởng kinh doanh mới lạ. Bạn...
Tối ưu hóa nội dung cho web bán hàng viết bài giới thiệu sản phẩm
Tối ưu hóa nội dung cho web bán hàng viết bài giới thiệu sản phẩm
Tối ưu hóa là rất quan trọng để tối đa hóa giá trị của nội dung. Đối tượng khách hàng phù hợp phải có khả năng tìm ra nội dung. Và nội dung phải thúc đẩy kết quả kinh doanh. Việc đảm bảo rằng nội dung của bạn thân thiện với...
Quảng cáo bán hàng online trên Facebook Zalo Tiktok Web không ra đơn?
Quảng cáo bán hàng online trên Facebook Zalo Tiktok Web không ra đơn?
Theo thống kê từ Facebook F8 Developer Conference 2021: "Trung bình mỗi nhà quảng cáo Việt Nam tiêu tốn khoảng 327,2$ (7,8 triệu đồng) cho một chiến dịch, trong đó chi phí để tạo các nhóm quảng cáo chạy thử lên tới 49,5% (tương đương 3,8...

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thiết kế website bán hàng thời trang marketing seo web tổng thể ra đơn
Thiết kế website bán hàng thời trang marketing seo web tổng thể ra đơn
Việc thiết kế web thời trang là điểm mấu chốt cho công việc kinh doanh online của bất kỳ cửa hàng nào. Website là nơi hiển thị mọi sản phẩm của cửa hàng, là nơi chinh phục người tiêu dùng thúc đẩy đến quyết định mua hàng của...
Thiết kế web bán giấy dán tường Marketing Seo Quảng cáo ra đơn 100%
Thiết kế web bán giấy dán tường Marketing Seo Quảng cáo ra đơn 100%
Trong thời đại công nghệ 4.0 việc marketing hay tiếp cận với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, bạn chỉ cần thiết kế một trang web và tiến hành marketing online như SEO website, chạy quảng cáo… Việc marketing online sẽ giúp...
Thiết kế website bán cây cảnh Seo Quảng cáo Marketing ra đơn 100%
Thiết kế website bán cây cảnh Seo Quảng cáo Marketing ra đơn 100%
Website bán cây cảnh còn được xem như một phòng trưng bày,một phòng triển lãm nghệ thuật,để người xem có thể tham khảo và cảm nhận qua cách giới thiệu các loại cây cảnh,hoa trên web bán cây cảnh của mình.Ngoài ra nó còn như cuốn từ...
Thiết kế website bán máy đếm tiền seo quảng cáo marketing ra đơn 100%
Thiết kế website bán máy đếm tiền seo quảng cáo marketing ra đơn 100%
Bạn đang cần tìm hiểu về thiết kế web bán máy đếm tiền như thế nào cho chuyên nghiệp, để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất trong thời buổi kinh doanh online cạnh tranh từng ngày, từng giờ như hiện nay. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu...
Thiết kế website shop bán đồ thú cưng seo quảng cáo ra đơn 100%
Thiết kế website shop bán đồ thú cưng seo quảng cáo ra đơn 100%
Một website chính là cách quảng bá phù hợp nhất trong thời đại công nghệ. Nó hướng trực diện đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn: những bạn trẻ thường xuyên sử dụng smartphone, máy tính. Bạn cần một trang web bán hàng...
Thiết kế web bán máy lạnh điều hòa Marketing+Seo+Quảng cáo ra đơn
Thiết kế web bán máy lạnh điều hòa Marketing+Seo+Quảng cáo ra đơn
Như các bạn thấy điện tử điện lạnh hiện được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Để thúc đẩy kinh doanh những mặt hàng về về điện tử điện lạnh, bên cạnh những chiến lược kinh doanh truyền...
Thiết kế web dịch vụ sửa nhà marketing seo tổng thể khách gọi liên tục
Thiết kế web dịch vụ sửa nhà marketing seo tổng thể khách gọi liên tục
Website sửa chữa nhà giúp giới thiệu những dịch vụ bảo hành, sửa chữa của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng mục tiêu cùng với form thông tin liên hệ trực tuyến cho phép khách hàng có thể dễ dàng liên hệ khi cần thiết. Với...
Thiết kế web kiến trúc marketing Ads seo tổng thể kiếm khách hàng
Thiết kế web kiến trúc marketing Ads seo tổng thể kiếm khách hàng
Với sự tốc độ lan truyền Internet ngày một mạnh mẽ thì website xây dựng, kiến trúc, nội thất chính là nơi giúp doanh nghiệp quảng bá một cách hiệu quả. Khi khách hàng quan tâm về lĩnh vực xây dựng kiến trúc thì họ thường sẽ tham...
Thiết kế web xây dựng Marketing Seo Ads tổng thể tìm khách hàng online
Thiết kế web xây dựng Marketing Seo Ads tổng thể tìm khách hàng online
Dù là website đơn giản hay website giới thiệu công ty cao cấp thì thiết kế website cũng là nhu cầu quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào. Thời đại 4.0, mọi thứ đều được công nghệ hóa kể cả thói quen tìm kiếm thông tin...
093.784.1299
Mục lục