Content marketing trong kỷ nguyên 4.0

Trong kinh doanh, một câu chuyện phù hợp sẽ quyết định tài sản quý giá nhất của mọi công ty: Thương hiệu. Những câu chuyện là yếu tố cơ bản của danh tiếng. Không kể được câu chuyện cũng đồng nghĩa với việc không có tiếng tăm hoặc thua cuộc vào tay kẻ khác. 

Mục lục

Content marketing trong kỷ nguyên 4.0

Content marketing trong kỷ nguyên 4.0 đóng một vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch Marketing. Vậy nếu bạn đã từng nghe đến Content Marketing nhưng chưa thực sự hiểu nó là gì thì hãy đọc bài viết này nhé. Biết đâu bạn sẽ tận dụng được kiến thức này cho công việc hoặc các hoạt động kinh doanh của bản thân trong tương lai đấy!

Các loại Content Marketing phổ biến nhất

Content marketing trong kỷ nguyên 4.0

1. Blog

Blog là một trong những dạng Content Marketing có nội dung chất lượng nhất bởi nó dành cho các bài viết dài, có giao diện bắt mắt, có thể kết hợp hình ảnh hoặc video trong bài viết. Doanh nghiệp có thể dễ dàng truyền tải thông điệp của mình một cách sâu sắc, gần gũi thông qua các bài blog.

Một ưu điểm nữa không thể bỏ qua đó là nội dung trên blog hoàn toàn miễn phí, người đọc không cần trả một khoản tiền nào. Blog Marketing có thể được tạo ra bởi chính doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thuê các blogger trong cùng lĩnh vực để hợp tác quảng bá sản phẩm một cách tinh tế và phù hợp.

2. Content Video

Content video là kịch bản hay nội dung của các video/clip viral hoặc TVC do các nhãn hàng tự sản xuất hoặc thuê các đơn vị quảng cáo thực hiện. Ngày nay, người dùng có xu hướng thích xem video hơn là các bài viết hoặc hình ảnh bởi sự thú vị, sống động có âm thanh, chuyển động và câu chuyện. Các video thường dễ thu hút và gây hứng thú cho người xem nên dễ dàng tăng các chỉ số marketing như tỷ lệ chuyển đổi, lượt tương tác, view, share...

3. Content Infographic

Content Infographic là dạng nội dung được chuyển đổi sang hình ảnh đồ họa có màu sắc thu hút người xem. Có thể cho rằng sau video thì Content Infographic là hình thức dễ thu hút sự chú ý của người dùng nhất. Bạn có thể chuyển đổi rất nhiều nội dung sang hình thức này từ câu chuyện thương hiệu, các bài hướng dẫn đến số liệu thống kê, thông tin khuyến mãi,… Với hình thức này nếu bạn sáng tạo và làm khâu hình ảnh tốt thì sẽ rất hiệu quả cho cả chiến dịch Marketing. 

4. Email Marketing

Email Marketing là hình thức gửi thông tin trực giới thiệu, quảng cáo trực tiếp cho khách hàng thông qua email cá nhân mà doanh nghiệp đã thu thập được. Tuy rất khó để thu thập email nhưng hình thức này khá hiệu quả vì rất nhiều người kiểm tra email mỗi ngày, nhất là những người đi làm văn phòng. Nếu nội dung gửi đến đúng với nhu cầu của khách hàng thì tỷ lệ chuyển đổi là rất cao.

5. Social Media

Social Media hay còn gọi là mạng xã hội được coi là kênh truyền thông chính của rất nhiều doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ tại Việt Nam. Doanh nghiệp sử dụng Social Media để cung cấp thông tin chương trình khuyến mãi, quảng cáo, tương tác với khách hàng rất hiệu quả.

Với tính chất lan truyền mạnh mẽ, nó có thể giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu qua những bài viết hoặc video viral mà không cần bỏ ra quá nhiều công sức. Bởi nếu nội dung hay, thú vị thì người dùng sẽ tự chia sẻ đến nhiều người khác. Một số trang mạng xã hội các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sử dụng phổ biến tại Việt Nam là Facebook, Instagram, Tik Tok,...

Tổng quát về Content Marketing

Content marketing trong kỷ nguyên 4.0

1. Content Marketing là gì?

Content Marketing là một phần không thể thiếu trong Marketing, tập trung vào việc sáng tạo, xuất bản và phân phối nội dung đến một tệp khách hàng mục tiêu trên nền tảng online. Doanh nghiệp sử dụng Content Marketing để thu hút khách hàng mục tiêu bằng cách tạo ra các nội dung chia sẻ miễn phí. Từ đó giúp tăng nhận diện và tạo dựng lòng trung thành thương hiệu, cũng như thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ trong tương lai.

Trong thời buổi 4.0 hiện nay, có đến khoảng 90% dân số tiếp cận với nội dung online trên các nền tảng website, blog, mạng xã hội, email, video,… Bên cạnh đó, tốc độ lan truyền trên các kênh này là rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Đó là một cơ hội lớn để công ty tận dụng Content Marketing tiếp cận khách hàng của mình ở nhiều kênh khác nhau.

Nếu nội dung đánh đúng tâm lý, hữu ích và sáng tạo thì nó sẽ đem về nhiều lợi ích kinh doanh mà không cần tiêu tốn quá nhiều chi phí Marketing. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng các công ty thực hiện Content Marketing tốt sẽ tăng lợi thế cạnh tranh, tăng trưởng nhanh hơn các công ty không sử dụng khoảng 30%.

2. Phân biệt Content và Content Marketing

Cả 2 hình thức Content và Content Marketing đều hướng đến người đọc, người xem. Tuy nhiên, mục tiêu của hai loại này thì khác nhau. Cụ thể thì Content bao gồm tất cả nội dung được tạo ra trên tất cả các nền tảng online và offline. Mục đích là truyền tải được thông điệp của tác giả đến cho mọi người. Các thông điệp, chủ đề đó có thể là chia sẻ kiến thức, câu chuyện, kinh nghiệm trong cuộc sống,… Tóm lại, Content thì có thể bao gồm cả Content Marketing và được tạo ra bởi bất kỳ ai, trên bất kỳ nền tảng nào.

Còn với Content Marketing thì có mục tiêu là thu hút, khuyến khích khách hàng có những hành động cụ thể liên quan đến việc kinh doanh của công ty. Ví dụ như thúc đẩy khách hàng truy cập website bán hàng, thực hiện mua hàng, thanh toán. Content Marketing thường chỉ được các công ty hoặc đơn vị kinh doanh sử dụng nhằm tăng doanh thu của mình.

3. Vai trò của Content Marketing

- Hỗ trợ định hình thương hiệu: Mỗi công ty đều xây dựng cho mình một thương hiệu mang đặc trưng riêng phù hợp với khách hàng mục tiêu và phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Vậy để thương hiệu được hình thành trong tâm trí khách hàng thì Content Marketing chính là thứ làm được điều đó, qua những bài viết trên mạng xã hội hay nội dung trên website.

- Tăng lượng truy cập tương tác: Những bài viết có nội dung hấp dẫn, thú vị, “bắt trend” nhanh rất dễ thu hút khách hàng tương tác bình luận hoặc chia sẻ cho nhiều người khác. Điều này giúp cho thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng và người tiêu dùng.

- Tạo sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp: Lập một kế hoạch Content Marketing chỉn chu, có đầu tư thì các nội dung được xuất bản sẽ rất chất lượng, không mắc các lỗi cơ bản về chính tả hay font chữ. Điều đó giúp cho doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong mắt khách hàng.

- Thu thập thông tin khách hàng: Trên các kênh như Facebook hay website, thường có các bài viết kêu gọi hành động cụ thể như thả cảm xúc, bình luận, để lại email, số điện thoại, … Nếu nội dung thúc đẩy được khách hàng hành động thì sẽ giúp cho doanh nghiệp thu thập được những thông tin có ích mà không cần tốn nhiều chi phí. Ví dụ như đo lường mức độ yêu thích sản phẩm qua tỷ lệ thả cảm xúc, bình luận hay thu thập được thông tin liên hệ của khách hàng.

- Gia tăng kết nối với khách hàng: Chiến dịch Content Marketing được thực hiện xuất phát từ nhu cầu, tâm lý của khách hàng nên rất dễ thu hút sự quan tâm, chú ý. Khách hàng khi lướt thấy nội dung mình hứng thú hoặc đang quan tâm thì sẽ có sự kết nối với thương hiệu, với công ty nhiều hơn.

- Cải thiện doanh số bán hàng: Đây là bước quan trọng và cốt lõi của Content Marketing. Nội dung có tốt đến mấy mà chỉ đến bước thu hút khách hàng dừng lại xem hoặc thả cảm xúc, bình luận thì chưa thực sự thành công. Vì vậy với kế hoạch Content Marketing được xây dựng tốt thì trong giai đoạn quyết định có thể thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng. Giúp tăng doanh số cho công ty.

- Tiết kiệm chi phí cho khâu quảng cáo: Những nội dung được xuất bản trên các kênh truyền thông nếu đánh đúng tâm lý, khơi gợi được sự tò mò, thích thú của khách hàng đôi khi có tác dụng tốt hơn cả quảng cáo. Đặc biệt là trên các kênh truyền thông xã hội, với khả năng lan truyền nhanh và tiếp cận rộng lớn, nội dung nếu chạm được đến cảm xúc thì người xem sẽ tự chia sẻ cho nhiều người hơn nữa. Nhờ đó thương hiệu của bạn được tự động tiếp cận đến nhiều người mà không cần tốn chi phí chạy quảng cáo.

Cách Content Marketing hoạt động

Content marketing trong kỷ nguyên 4.0

1. Giai đoạn nhận thức (Awareness stage)

Ở giai đoạn đầu tiên, nội dung của bạn cần tập trung vào nhu cầu và mối quan tâm lớn nhất trong hiện tại của khách hàng mục tiêu. Hãy viết nội dung về những trăn trở, thắc mắc, thách thức mà khách hàng đang gặp phải để thu hút được sự chú ý của họ. Nội dung trong giai đoạn này phải mang tính giáo dục, hướng dẫn, mang lại giải pháp cho người đọc.

2. Giai đoạn cân nhắc (Consideration stage)

Trong giai đoạn này, bạn phải tạo ra thông tin hữu ích cho khách hàng nhưng phải kết hợp tiếp thị. Cụ thể hơn, nội dung phải giúp cho khách hàng tìm hiểu được các tính năng, chức năng về sản phẩm/dịch vụ, giải quyết được nhu cầu tìm kiếm của họ.

Bên cạnh đó, tinh tế giới thiệu doanh nghiệp và thương hiệu của bạn như là một sự lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu đó. Bạn có thể dùng các nội dung như video hướng dẫn, bài viết về top những sản phẩm tốt nhất,...

3. Giai đoạn kết thúc (Closing stage)

Đây là giai đoạn quan trọng nhất bởi nó quyết định doanh số của doanh nghiệp, công ty có tăng lên hay không. Trong giai đoạn này, bạn cần sử dụng các luận điểm, đưa ra lý do vì sao sản phẩm của công ty bạn là tốt nhất, phù hợp với nhu cầu khách hàng nhất.

Bạn nên sử dụng các từ ngữ CTA (Call to action) tức lời kêu gọi hành động cụ thể như “mua ngay, đăng ký ngay, order ngay số lượng có hạn,...” để thúc đẩy khách hàng thực hiện bước mua hàng. Nội dung cụ thể bạn có thể sử dụng là video giới thiệu tính năng vượt trội của sản phẩm, nội dung do người dùng tạo ra, hoặc những phản hồi của người mua khác,...

Để chiến lược Content Marketing hiệu quả

Content marketing trong kỷ nguyên 4.0

- Mang đến thông tin hữu ích: Tất cả mọi người đều muốn xem hoặc đọc một nội dung có mang lại lợi ích gì đó cho họ. Ví dụ như xem video hài để được giải trí, đọc các bài hướng dẫn để biết cách sử dụng sản phẩm, các bài chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng,... Vì vậy, những nội dung bạn tạo ra cần hướng đến khách hàng và có thể giúp một điều nào đó cho họ. Cần tránh việc nói quá nhiều đến sản phẩm và thương hiệu vì đôi khi sẽ khiến khách hàng khó chịu.

- Nội dung sáng tạo, độc đáo và chỉn chu: Những nội dung sáng tạo, độc đáo rất dễ thu hút người xem. Bởi đơn giản là ai cũng thích những điều mới lạ và bất ngờ. Điều đó khiến cho khách hàng dễ yêu thích công ty hoặc nhãn hàng hơn vì nó mang đến cho họ sự hứng thú và cuốn hút. Bên cạnh đó, sự chỉn chu, chuyên nghiệp cũng là điều bạn cần quan tâm bởi những nội dung xuất bản trên các kênh cũng được cho là bộ mặt, đại diện cho thương hiệu và công ty.

- Đảm bảo tính chân thật cao: Ngày nay không còn nhiều người thích xem những nội dung viễn vông, không thực tế nữa. Đặc biệt, khách hàng rất ghét những nhãn hàng nào quảng cáo sai sự thật, không đúng với sản phẩm. Vì vậy, nội dung càng chân thật, gần gũi thì số lượng ủng hộ nhãn hàng của bạn chắc chắn sẽ càng cao.

- Phù hợp với hành trình của người mua: Ở mỗi giai đoạn, khách hàng sẽ quan tâm đến một vấn đề khác nhau. Vậy trong hành trình khách hàng, bạn phải xác định nội dung phù hợp với khách hàng trong từng điểm chạm. Ví dụ, trong bước tìm kiếm sản phẩm thì bạn cần tạo ra các bài viết trên website giới thiệu về đầy đủ các thông tin giá cả, công dụng, tính năng, so sánh sản phẩm,... Đánh đúng nhu cầu họ đang tìm kiếm. Từ đó, tăng khả năng khách hàng sẽ chuyển đổi sang bước mua hàng.

Các bước xây dựng Content Marketing

Content marketing trong kỷ nguyên 4.0

1.. Tạo hồ sơ khách hàng mục tiêu 

Trong bất kỳ chiến lược hoặc kế hoạch nào, chúng ta cũng cần phải xác định khách hàng mục tiêu. Đối với Content Marketing thì đó là nhóm đối tượng mà các bài viết cần hướng tới để thu hút sự quan tâm của họ.

Sau khi chọn nhóm khách hàng mục tiêu dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hoặc hành vi thì tiếp theo cần mô tả được các đặc điểm đặc trưng về thông tin cơ bản, tâm lý, hành vi, thói quen tiêu dùng,… Đó được gọi là hồ sơ khách hàng mục tiêu. Xác định đúng đối khách hàng mục tiêu là một điều rất quan trọng giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, chi phí của công ty. 

2. Xác định các định dạng phù hợp

Sau khi xác định và tạo được hồ sơ khách hàng mục tiêu thì điều bạn cần quan tâm tiếp theo đó chính là phần nội dung và hình thức. Đối với hình thức, bạn cần phải dựa trên sở thích và hành vi của khách hàng mục tiêu. Tìm hiểu để biết khách hàng thích hình thức nào, bài viết, video hay hình ảnh. Nếu là bài viết thì khoảng bao nhiêu chữ là hợp lý, video thì dài bao nhiêu phút là vừa phải hoặc hình ảnh thì bố cục như thế nào sẽ khiến khách hàng thích xem.

3. Lựa chọn kênh liên lạc và điểm tiếp xúc

Trong thời đại công nghệ đã gắn liền với đời sống của con người thì những điểm tiếp xúc với khách hàng trên nền tảng số cũng tăng lên. Các kênh liên lạc công ty có thể dễ dàng liên lạc nhất với khách hàng là mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok,... hoặc các kênh khác như email, ứng dụng, diễn đàn,... Vậy, người lập kế hoạch Content Marketing hoặc công ty phải xác định được các điểm tiếp xúc nào khách hàng thường xuyên “chạm” đến nhất để triển khai các bài viết, hình ảnh, video tại đó.

4. Triển khai nội dung Content

Khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng “phần chìm”, tức là các bước nghiên cứu mà khách hàng không thể thấy được thì phần tiếp theo bạn cần đầu tư là “phần nổi”. Phần nổi ở đây là những nội dung sẽ xuất bản, đăng tải lên các kênh truyền thông để khách hàng có thể xem thấy. Đây là phần rất quan trọng, quyết định sự thành công của chiến dịch. Nội dung cần phải đánh vào tâm lý, mối quan tâm, những trăn trở của khách hàng thì mới thu hút được họ dừng lại và xem.

5. Thực hiện theo các phương pháp hay nhất

Ngoài những cách thức phổ biến như bài viết hoặc đăng tải hình ảnh thì các chiến dịch Content Marketing cũng nên tìm hiểu các phương pháp mới lạ, độc đáo, nắm bắt xu hướng hơn để không gây nhàm chán cho khách hàng. Bạn có thể dùng các hình ảnh 3D, hình ảnh 360 độ, GIF hoặc tổ chức minigame, livestream,... Những hình thức này có thể sẽ dễ gây sự hứng thú hơn đối với đối tượng khách hàng trẻ tuổi.

6. Thống kê và đánh giá kết quả

Sau khi đã thực hiện xong chiến dịch Content Marketing, bạn cần phải thống kê lại kết quả đã đạt được để biết mức độ hoàn thành mục tiêu của chiến dịch. Bên cạnh đó, bạn sẽ tìm ra được những nội dung, hình thức hoặc kênh nào tốt hay chưa tốt để có sự điều chỉnh thích hợp.

Cụ thể hơn là tiếp tục triển khai những phần đạt kết quả tốt và giảm thiểu hoặc loại bỏ phần đạt kết quả chưa tốt. Việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp kế hoạch Content của bạn ngày một hoàn thiện và thu hút được khách hàng mục tiêu nhiều hơn. Điều này sẽ thúc đẩy sự yêu thích thương hiệu và tăng khả năng mua hàng của khách hàng.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Donnie Hùng
Donnie Hùng
Chuyên viên Marketing Donnie Hùng là người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Anh đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Xem thêm
FollowAction (9310) - LikeAction (9510) - WriteAction (929)
Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12423) - LikeAction (12623) - WriteAction (900)