Kênh đầu tư bất động sản nào sẽ sôi động?

Chia sẻ về vấn đề này với Dân Việt, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá, vì kinh tế Việt Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập hạn chế của đại đa số người dân trong thời điểm này khiến tình hình thị trường không có nhiều biến động.

Quý I/2021, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan, nhưng đến giữa quý II/2021, làn sóng Covid-19 thứ 4 bất ngờ bùng phát mạnh mẽ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, khiến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng lâm vào thế khó.

Sắp tới kênh đầu tư bất động sản nào sẽ sôi động?

Chia sẻ về vấn đề này với Dân Việt, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá, vì kinh tế Việt Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập hạn chế của đại đa số người dân trong thời điểm này khiến tình hình thị trường không có nhiều biến động.

Dù phải chật vật với nhiều thử thách dưới áp lực của dịch bệnh, nhưng theo ông Khương đây chỉ là sự chững lại ngắn hạn của thị trường bất động sản trong nước. Trong kịch bản thị trường hồi phục, bất động sản nhà ở sẽ là thị trường sôi động nhất vì nhu cầu thực về nhà ở vẫn là nhu cầu bức thiết của người dân.

"Mức độ hấp thụ của thị trường sẽ không cao bằng những năm trước đây vì người dân mua nhà để ở thường phải sử dụng một phần vốn vay ngân hàng như là vốn chủ sở hữu", ông Khương nói.

Bên cạnh đó, dù giá bất động sản trên thị trường có sụt giảm như giai đoạn 2009 - 2010, có những khu vực bị rớt giá 20 - 30% trong giai đoạn khó khăn, thì phân khúc căn hộ để ở vẫn là tâm điểm nóng nhất, sở hữu sự săn đón của nhiều nhà đầu tư với xu hướng giá bất động sản liên tục tăng theo thời gian.

Ngoài góc nhìn lạc quan về thị trường nhà ở, vị Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam Sử Ngọc Khương còn đưa ra dự báo về nhiều phân khúc của thị trường bất động sản trong tương lai. Đa số các phân khúc đều gặp khó khăn.

Với bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, trong 6 tháng cuối năm, ảnh hưởng kéo dài từ ba đợt dịch trước đến nay khiến phân khúc này vẫn chịu những ảnh hưởng nặng nề cho dù tình hình dịch bệnh có được kiểm soát hiệu quả.

Thị trường bán lẻ, các trung tâm thương mại, siêu thị truyền thống cũng sẽ gặp khó khăn lớn khi phải cạnh tranh với những phương pháp bán hàng trực tuyến, các nền tảng công nghệ tiên tiến.

Về bất động sản cao ốc văn phòng, theo chuyên gia Savills, đây là phân khúc nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhiều năm nay. Khi thị trường hồi phục, với nguồn cung hạn chế về phân khúc hạng A, hạng B tại các tỉnh thành như TP.HCM, Hà Nội, thị trường hiện nay không có nhiều tòa nhà sẵn sàng để bán cho các nhà đầu tư.

Riêng bất động sản công nghiệp, sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dành cho Việt Nam vẫn hiện hữu. Tuy nhiên, thị trường vẫn sẽ gặp hạn chế về vấn đề đi lại, giới hạn các chuyến bay, khiến cho việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp Việt Nam có những hạn chế nhất định, không như kỳ vọng của thị trường.

Vị chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên dành cho các nhà đầu tư cá nhân trong nửa cuối năm 2021. Theo đó, mỗi nhà đầu tư có nhu cầu khác nhau, kỳ vọng khác nhau, điều kiện tài chính khác nhau, nhưng đây vẫn là thời điểm tốt để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.

Tuy nhiên, vấn đề pháp lý, năng lực tài chính, cân đối quản trị rủi ro trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn vẫn là những yếu tố cần được cân nhắc khi quyết định đầu tư. Tư vấn thiết kế website bất động sản chuẩn seo.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế website bds được Tạo Logo nhà đất bđs miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Nguồn: danviet.vn

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17211) - LikeAction (17411) - WriteAction (325)