Web landing page

Khi xây dựng Landing Page cần chú ý đến việc lập kế hoạch. Kế hoạch cũng là cách để người thực hiện Landing Page chuẩn bị trước những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Dựa trên Landing Page không chỉ giúp giải quyết vấn đề phát sinh mà còn nắm chắc điểm mấu chốt khi muốn nâng cấp, cải thiện một phân đoạn nào đó trong quá trình xây dựng Landing Page. Từ đó, tăng tỷ lệ thành công khi sử dụng Landing Page trong cách chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

Mục lục

Web landing page

Landing page góp phần không nhỏ trong hoạt động Marketing của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhân viên Marketing thường xuyên sử dụng nó trong các chiến dịch truyền thông. Nếu bạn chưa biết Landing Page là gì, vai trò, các bước xây dựng, thiết kế Landing Page thì đừng bỏ qua bài viết này.

Một vài mẹo thiết kế và tối ưu Landing Page

Web landing page

- Lựa chọn bảng màu: Màu sắc là yếu tố tác động nhiều đến cảm xúc của khách hàng. Hãy cân nhắc chọn kỹ trước để đem đến sự thống nhất cho Landing Page của mình. Landing Page cũng góp phần xây dựng và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, nên dừng quên thêm màu sắc của doanh nghiệp để tạo ra sự kết nối.

- Chọn phông chữ: Là nơi chứa nhiều thông tin và là phương tiện truyền tải, phông chữ rõ ràng, dễ đọc là rất cần thiết. Với những phần khác nhau, kích thước và định dạng có thể thay đổi để nhấn mạnh được nội dung cần chú ý. Đặc biệt, với tiêu đề hãy chắc rằng phông chữ đó tiếp cận được người đọc ngay từ lần đầu tiên. 

- Tối ưu thiết kế footer: Phần chân trang rất dễ bị bỏ quên, nhưng đây là phần không thể thiếu. Đây là bơi cung cấp thông tin doanh nghiệp, thông tin thương hiệu khi khách hàng quan tâm. Nếu bỏ qua phần chân trang thì có lẽ khách hàng cũng sẽ bỏ qua Landing Page của bạn. Tối ưu hình thức và nội dung của footer cũng là cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

- Form đăng ký đơn giản nhưng thu hút: Đơn giản là yếu tố cần nhớ khi tạo form đăng ký. Dựa trên mục tiêu chuyển đổi để đề xuất ra nhưng đề mục trong form đăng ký. Đây cũng là một bước mà bạn cần làm đầu tiên để không đi sai hướng và thiếu tính nhất quán trong suốt quá trình xây dựng Landing Page.

- Tiêu đề có chứa các từ hành động: Tiêu đề là yếu tố thông tin đầu tiên mà người dùng tiếp cận khi truy cập vào Landing Page. Việc sử dụng thêm các từ hành động vào tiêu đề sẽ làm kích thích hành vi của người đọc, từ đó, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Một số từ hành động hay được sử dụng như miễn phí, ngay bay giờ, ngay hôm nay. Sự kết hợp giữa từ ngữ hành động và chất lượng thông điệp không chỉ tăng chuyển đổi mà còn giữ người dùng ở lại trên trang lâu hơn.

- Chèn call-to-action (CTA) đúng vị trí: Việc sử dụng CTA tương đương với những từ ngữ hành động đặt trong tiêu đề. Tuy nhiên, CTA đứng một mình, được thiết kế nổi bật, có thể có hiệu ứng và là nơi điều hướng khách hàng trên trang. Yếu tố này quyết định ít nhiều đến tỷ lệ chuyển đổi bởi nếu nó mờ nhạt, người dùng không nhìn thấy thì khó để thu thập thông tin của khách hàng.

- Cung cấp bằng chứng để tăng uy tín: Những phản hồi tích cực của khách hàng là bằng chứng tốt nhất để chứng thực với những người mới chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Những số liệu thống kê theo tuần, theo quý, theo tháng đủ nhiều hoàn hoàn toàn có thể tận dụng để tăng uy tín. Những bằng chứng khác trên mạng xã hội, trong tin nhắn cũng là cách để chứng minh chất lượng.

- Liệt kê các lợi ích có thể đạt được: Lợi ích xuất phát từ việc sử dụng tính năng. Với mỗi nhu cầu, cũng một sản phẩm đem đến lợi ích khác nhau. Khi liệt kê hết những lợi ích, người dùng sẽ biết trước được sản phẩm có phù hợp hay không. Một Landing Page cung cấp đầy đủ thông tin mà người dùng quan tâm, chắc chắn là một trang hoạt động hiệu quả.

- Loại bỏ nội dung không cần thiết: Nội dung đầy đủ và phù hợp giúp ích cho người dùng là điều nên có, nhưng không được phép lan man. Cắt bớt những nội dung không cần thiết, thừa thãi sẽ tạo ra cảm giác chỉnh chu cho Landing Page. Hơn hết, không ai muốn đọc nhiều thông tin mà họ không quan tâm. Nội dung không trọng tâm thì rất khó để người đọc đón nhận.

- Đảm bảo nút chia sẻ hiển thị rõ: Chia sẻ là cách để đưa Landing Page tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Với một nút chia sẻ được thiết kế rõ ràng sẽ giúp người đọc có thể thực hiện thao tác ngày khi họ thấy Landing Page của bạn có điểm ấn tượng.

- Thân thiện với thiết bị di động: Hầu hết người dùng hiện nay sử dụng điện thoại di động làm công cụ tiếp cận, theo dõi thông tin. Nhiều người bỏ qua yếu tố này không chỉ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu khi theo dõi mà còn dễ bị các công cụ tìm kiếm đánh giá thấp và khóc lên top.

- Cải thiện tốc độ tải trang: Hầu hết người dùng sẽ thoát ra nếu website tải quá lâu và tạo ra ấn tượng không tốt đối với người dùng. Tương tự với việc thân thiện với thiết bị di động thì tốc độ tải trang cũng quyết định việc Landing Page có được lên top hay không.

Khi nào cần tạo Landing page?

Web landing page

- Tạo Landing Page khi thu thập email: Email thu thập được từ Landing Page là nguồn dữ liệu chất lượng hoàn hảo để sử dụng trong các chiến dịch Email Marketing. Việc sử dụng Landing Page để thu thập email cũng là cách tốt nhất để tăng tương tác và thúc đẩy hành động của khách hàng mục tiêu. Khách hành cũng biết được sắp tới họ có thể nhận những thông tin nào qua email sau khi điền vào Landing Page.

- Tạo Landing page để tối ưu SEO: Sử dụng WordPress để tạo Landing Page là cách phổ biến được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, nếu là người có kỹ năng, bạn có thể tự tạo ra một Landing Page riêng cho cá nhân. Từ đó, cải thiện SEO cho trang để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Tối ưu SEO cũng là cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí như chạy quảng cáo.

- Tạo Landing page để chạy quảng cáo: Những người chấp nhận truy cập vào một liên kết từ một trang khác nghĩa là họ thật sự đang quan tâm đến chủ đề đó. Việc trang đích chứa quá nhiều nội dung sẽ khiến cho khách hàng của bạn khó chịu, không kích thích được cảm giác mua hàng của khách. Thay vào đó, sử dụng Landing Page để mô tả, hướng dẫn sử dụng hay thu thập thông tin là cách thức tốt hơn cả. 

- Tạo Landing Page để kết nối Social Media: Sử dụng Landing Page cũng là cách hay nhất, ít bị xem là spam nhất trong các cách thức thu thập dữ liệu người dùng. Việc tạo ra một Landing Page kết nối với Social Media còn góp phần tăng khả năng chuyển đổi, thúc đẩy traffic về cho website.

- Tạo Landing page khi ra mắt dịch vụ/sản phẩm mới: Việc ra mắt sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mới không thể thiếu Landing Page để truyền thông. Nó dùng để giới thiệu thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi, thời gian nhận ưu đãi cùng với hình ảnh, hiệu ứng bắt mắt để kích thích người dùng đăng ký, đặt hàng. Landing Page cũng được xem là biểu mẫu cho khách hàng đặt hàng khi có nhu cầu được tư vấn hay mua hàng.

- Tạo Landing page khi muốn tổ chức sự kiện: Khi tổ chức sự kiện, giới thiệu khóa học dù là hình thức online hay offline thì Landing Page đều giúp ích cho việc giới thiệu thông tin đến đối tượng truyền thông. Đây không chỉ là nơi doanh nghiệp tư vấn cho khách hàng mà còn là nơi thuyết phục khách hàng chủ động đăng ký tham gia, để lại thông tin để được hỗ trợ.

- Tạo Landing Page cung cấp bản dùng miễn phí: Với những dịch vụ có bản miễn phí và trả phí thì Landing Page là nơi tốt nhất để doanh nghiệp phân biết các đối tượng. Họ cũng biết được ai đang quan tâm, muốn sử dụng bản miễn phí để cấp quyền cho đúng đối tượng.

Các bước thiết kế Landing Page cho chiến dịch

Web landing page

1. Xác định chính xác mục tiêu

Xác định mục tiêu trước khi xây dựng Landing Page sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì, đối tượng là ai để không đi lệch hướng trong suốt quá trình thực hiện. Với từng mục tiêu, từng giai đoạn, cách thức triển khai cũng có sự khác biệt. Sau khi đã xác định được mục tiêu việc chọn ra loại Landing Page cho phù hợp cũng dễ dàng hơn.

2. Thực hiện xây dựng Landing Page

Khi xây dựng Landing Page cần chú ý đến việc lập kế hoạch. Kế hoạch cũng là cách để người thực hiện Landing Page chuẩn bị trước những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng. Dựa trên Landing Page không chỉ giúp giải quyết vấn đề phát sinh mà còn nắm chắc điểm mấu chốt khi muốn nâng cấp, cải thiện một phân đoạn nào đó trong quá trình xây dựng Landing Page. Từ đó, tăng tỷ lệ thành công khi sử dụng Landing Page trong cách chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

3. Tiến hành kéo traffic cho Landing Page

Một số cách kéo traffic cho Landing Page như quảng cáo, Email Marketing, Content Marketing, Social Media. Bằng cách trả phí hay miễn phí để giúp Landing Page được nhiều người nhìn thấy hơn. Lưu ý khi tiến hành kéo traffic cần chuẩn bị danh sách email, nội dung, hình thức phù hợp để thu hút đúng nhóm đối tượng người dùng tiềm năng. Như vậy, việc người đọc mới đi đến trang của bạn và ở lại tìm hiểu nó.

4. Thu thập thông tin khách hàng thử nghiệm

Việc thu thập thông tin khách hàng là điều không thể thiếu trong quá trình tạo dựng và tối ưu Landing Page. Không phải thông tin nào cũng cần thiết và phù hợp với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp. Vì vậy, bạn chỉ nên đề xuất những thông tin cơ bản để người dùng cảm thấy thuận tiện khi điền. Và dữ liệu thu thập được đủ để sử dụng trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ.

5. Tạo Landing Page từ phản hồi thu được

Cách để Landing Page hoạt động có hiệu quả nhất là nâng cấp nó lên sau khi nhận được phản hồi từ xung quanh. Thông thường, doanh nghiệp sẽ chạy nhiều Landing Page để tìm ra được trang hoạt động hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại việc thay đổi, nâng cấp hình thức và nội dung để tìm ra được Landing Page phù hợp nhất với doanh nghiệp và nhóm khách hàng. Thử nghiệm và so sánh là cách tốt nhất để tìm ra phiên bản Landing Page hoàn hảo.

6. Theo dõi Landing Page thường xuyên

Khi đã xây dựng một Landing Page đừng quên việc theo dõi nó. Theo dõi thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời nhìn thấy lỗi và khắc phục. Đối với những trang chạy thử nghiệm, việc theo dõi trong giai đoạn đầu là điều bắt buộc. Cập nhật biến động lượt truy cập mỗi ngày, kiểm tra chỉ số thường xuyên để sửa đổi cho phù hợp.

Các loại Landing Page phổ biến

Web landing page

1. Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng

Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng hay còn gọi là Lead Generation Page. Đây cũng là cách mà phần lớn doanh nghiệp đang sử dụng trong hầu hết chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Những thông tin cơ bản của khách hàng phục vụ cho mục đích bán hàng và chăm sóc khách hàng thường được thu thập như tên, số điện thoại, email, địa chỉ.

2. Landing Page chuyển đổi trung gian

Landing Page chuyển đổi trung gian hay còn gọi là Click Through Landing Pages. Đây là loại Landing Page được những nhà tiếp thị thương mại điện tử và phần mềm dịch vụ SaaS thường dùng. Người dùng sau khi nhấp chuột vào các trang trung gian sẽ được chuyển thẳng đến nơi đăng ký tư vấn hoặc mua hàng. Với một nút kêu gọi hành động đơn giản nhưng có thể thu hút được các đối tượng người dùng truy cập vào.

3. Landing Page bán hàng

Landing Page bán hàng hay Sales Page là ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số bán hàng. Những nội dung trên Landing Page giúp người dùng nắm bắt được thông tin sản phẩm, dịch vụ, chương trình ưu đãi nhận được. Vì vậy, nếu doanh nghiệp bạn vừa muốn truyền thông vừa muốn thể hiện sự sáng tạo, tập trung chốt sale thì Landing Page bán hàng là giải pháp tốt nhất giúp thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp.

4. Landing Page đăng ký

Trong khi Landing Page bán hàng tập trung vào điểm nổi bật cả sản phẩm, dịch vụ để thuyết phục người dùng mua hàng thì Landing Page đăng ký mang mục tiêu thu thập thông tin người dùng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ. Đối với loại trang này, người thiết kế cần lưu ý form đăng ký phải được tối ưu về nội dung và hình thức để nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang. Nội dung của Landing Page đăng ký nên xoay quanh những lợi ích mà khách hàng nhận được khi đăng ký tư vấn hay dùng thử sản phẩm. Dựa trên mục tiêu để xây dựng một Landing Page phù hợp.

5. Landing Page tham khảo

Landing Page tham khảo thường được dùng trong việc kéo người sử dụng về từ các nguồn tìm kiếm. Loại trang này cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Nó có thể là những trang đơn, độc lập phù hợp với các công ty nhỏ, hoặc cũng có thể là trang đơn trong một website lớn.

Vai trò Landing Page trong Marketing

Web landing page

- Landing Page giúp tăng chuyển đổi: Landing Page là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông. Nó tạo sự thích thú cho đối tượng truyền thông và thu thập được thông tin của họ. Đặc biệt với Social Media, Landing Page sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc thu thập thông tin người quan tâm.

- Landing Page cung cấp thêm insight: Dựa trên thông tin thu thập được thông qua Landing Page bạn sẽ biết được insight của người dùng. Từ đó, việc tạo ra Landing Page mới, chiến dịch truyền thông mới hay chương trình ưu đãi, cách chăm sóc khách hàng được hoàn thiện tốt hơn.

- Landing Page giúp thu thập email khách hàng: Landing Page giúp doanh nghiệp thu thập email của khách hàng được tự nhiên hơn. Từ đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho các chương trình truyền thông sau. Với nhân viên Marketing, những email thu thập được từ Landing Page là nguồn khách hàng tốt để doanh nghiệp mở rộng đối tượng truyền thông.

- Landing Page tạo ra hình thức quảng cáo mới: Khi doanh nghiệp muốn quảng bá một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mới của doanh nghiệp trên thị trường, Landing Page là không thể thiếu. Hiệu quả mà Landing Page mang lại trong giai đoạn này cũng cao hơn hình thức quảng cáo để truyền thông, tiếp cận khách hàng. Một Landing Page với thông điệp chính sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.

- Landing Page cho phép đo lường các chỉ số: Những chỉ số quan trọng và cần thiết đối với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có thể đo lường được khi sử dụng Landing Page. Dựa trên những chỉ số thu thập được có thể xác định hiệu suất của chiến dịch Marketing, giúp tăng hiệu xuất bán hàng. Và đặc biệt bạn có thể đo lường được mức độ hiệu quả của từng kênh truyền thông.

- Thử nghiệm A/B testing với Landing Page: Bạn có thể thiết kế, sáng tạo Landing Page thoải mái, không cần theo một khuôn khổ nào. Với những nhóm khách hàng riêng, Landing Page cần được thử nghiệm để tìm ra được cách riêng, phù hợp với nhóm khách hàng của mình. Việc thay đổi Landing Page mang đến rủi ro thấp hơn so với các trang trên website của bạn.

- Tăng giá trị thương hiệu và tạo thiện cảm: Doanh nghiệp còn có thể thay đổi thiết kế Landing Page để tối đa sự thân thiện với người dùng. Nội dung trên Landing Page đem đến cho đối tượng tiếp nhận những trải nghiệm thú vị. Nhờ vậy, Landing Page giúp tăng tính chuyển đổi, định hướng hành động cho người dùng.

Phân biệt Landing Page và trang chủ

Landing Page hay trang đích là nơi thu thập thông tin khách hàng quan tâm đến một sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, trang chủ lại là trang đầu tiên khách hàng tiếp cận được khi truy cập vào website của bạn. 

Landing Page là trang được thiết kế ra với mục đích tăng tính chuyển đổi cho doanh nghiệp. Mục đích của trang chủ là điều hướng thông tin, tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu những trang khác trên website.

So với Landing Page, trang chủ có mang nhiều yếu tố gây sao nhãng khi nó có nhiều liên kết chuyển tiếp đến những trang khác. Cũng chính vì có ít liên kế hơn nên Landing Page có khả năng chuyển đổi cao hơn và được sử dụng trong các hoạt động Marketing nhiều hơn.

Tổng quát về Landing Page

Web landing page

1. Định nghĩa Landing Page

Landing page là một website độc lập thường được nhân viên Marketing dùng trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp. Landing page hay còn gọi là trang đích, thường xuất hiện trong các Email Marketing, Facebook, Google,... người dùng có thể truy cập vào để theo dõi hoặc đăng ký tham gia sự kiện, mua hàng hóa.

Mục đích chính Landing page đem lại là tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Đồng thời, tiết kiển, giảm thiểu chi phí truyền thông, chi phí bán hàng cho sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, nút kêu gọi hành động hay CTA là yếu tố bắt buộc phải có đối với một Landing page. 

2. Thành phần cần có trong Landing Page

Nội dung trang đầu tiên - Above-the-Fold Content

- Tiêu đề chính (Main headline): Tiêu đề của Landing page là yếu tố đầu tiên người dùng nhìn thấy khi truy cập vào. Vì vậy, tiêu đề chính của Landing page cần có thông điệp mạnh mẽ, nhắm trực tiếp vào nhu cầu của khách hàng. Một tiêu đề chính đạt chuẩn cần phải mô tả được rõ ràng thông tin và lợi ích mà người đọc nhận được khi truy cập vào trang đích.

- Tiêu đề phụ (Supporting headline): Nhiệm vụ chính của tiêu đề phụ là giữ chân người dùng ở lại trên trang. Tiêu đề phụ thường sẽ nằm ngay dưới tiêu đề chính, vì vậy thông tin cần có sự khác biệt để giúp cho người đọc không cảm thấy chán. Ngoài ra, nội dung của tiêu đề phụ cần đi vào chi tiết, cụ thể hơn so với tiêu đề chính.

- USP – Unique Selling Proposition: USP là thành phần cần ngắn gọn khi xuất hiện trên Landing page. USP thường mô tả lợi ích cụ thể cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, được chia nhỏ và cô đọng từ ngữ. Khi đưa USP lên Landing page, hãy chắc rằng nó đúng với tính chất của sản phẩm, dịch vụ và thông điệp phải rõ ràng để người đọc hiểu lý do họ nên quan tâm để sản phẩm, dịch vụ đó.

- Lời kêu gọi hành động (CTA): CTA là yếu tố bắt buộc phải có trong Landing page. Nó thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng, tác động vào hành động, thuyết phục họ click vào. CTA thường chuyển đến bài viết, form đăng ký, link tài liệu, link thông tin,...

- Ảnh, video minh họa (Hero shot): Hình ảnh minh họa và video là yếu tố giúp cho người dùng dễ hiểu nội dung và thông điệp của Landing page. Đối với video, sau khi nghiên cứu thói quen và hành vi của khách hàng họ sẽ đưa ra kịch bản có nội dung gần gũi để tạo ra sự đồng cảm.

- Các lợi ích của sản phẩm/dịch vụ: Lợi ích của sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng, đem đến cho họ cảm giác vui vẻ, khỏe mạnh, thậm chí là tiết kiệm tiền bạc. Đây là đặc điểm cảm tính của người dùng đối với sản phẩm, dịch vụ, tùy nhu cầu, mục đích sử dụng mà mỗi người sẽ nhận được những lợi ích khác nhau. Lợi ích của sản phẩm, dịch vụ cũng là lý do chính thuyết phục người dùng ra quyết định mua hàng.

- Đánh giá thực tế từ khách hàng: Đánh giá thực tế xuất hiện dựa vào sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Nó là cảm giác thỏa mãn, đạt được kỳ vọng thông qua trải nghiệm mua, sử dụng sản phẩm dịch vụ.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer
Tuấn Graphic designer (Thiết kế đồ họa) sáng tạo, phác thảo cho các sản phẩm như: website, logo, banner, bao bì sản phẩm và tất cả những thứ liên quan đến giao diện. Mục tiêu là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Sản phẩm có hấp dẫn, bắt mắt thì mới thu hút được nhiều người quan tâm. Xem thêm
FollowAction (13255) - LikeAction (13455) - WriteAction (479)