Thành lập công ty giáo dục mầm non

Bất kỳ một ngành nghề kinh doanh nào khi đã có cơ hội thì luôn tồn tại nhiều thách thức. Ngành nghề kinh doanh giáo dục mầm non cũng vậy. Những cơ hội vàng mà kinh doanh giáo dục mầm non có được luôn phải đấu tranh với những thách thức nhất định.

Mục lục

Sau đây là phần chia sẻ về trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục mầm non. Hy vọng, thông qua bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ những điều kiện mở công ty giáo dục mầm non để thực hiện thành lập công ty thành công. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến quy định kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục? Hãy liên hệ trực tiếp cho Chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thành lập công ty giáo dục mầm non

Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục

Khi mở doanh nghiệp sản xuất giáo dục mầm non thì doanh nghiệp cần lưu ý chuẩn bị những thủ tục, thông tin như sau:

Chuẩn bị người đại diện pháp luật đáp ứng những quy định chung:

Người đại diện pháp luật của công ty sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến công ty. Do đó, phải chọn một người có đủ kinh nghiệm, đủ khả năng để có thể đưa ra quyết định quan trọng trong khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy theo loại hình công ty. Để đảm bảo thì doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch, phó giám đốc làm người đại diện theo pháp luật cho công ty giáo dục mầm non.

Chuẩn bị loại hình phù hợp cho công ty giáo dục mầm non:

Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải đưa ra sự lựa chọn, đó là loại hình công ty. Căn cứ vào mong muốn, điều kiện hoạt động mà bạn có thể lựa chọn loại hình công ty phù hợp với doanh nghiệp giáo dục mầm non nhất như công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hay công ty hợp danh. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng, bạn hãy cân nhắc để đưa ra sự chọn lựa đúng.

Chuẩn bị tên cho công ty giáo dục mầm non:

  • Tên của công ty giáo dục mầm non phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.
  • Tên công ty giáo dục mầm non có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.

Vốn khi thành lập công ty giáo dục mầm non:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn để mở công ty giáo dục mầm non tùy vào khả năng tài chính hoặc điều kiện ngành nghề. Tuy nhiên, vì các chi phí ban đầu khi mở một công ty khá nhiều, nên bạn hãy chuẩn bị đầy đủ vốn cần thiết nhé.

Kê khai vốn điều lệ – Điều cần thiết phải thực hiện khi mở một công ty

Việc kê khai vốn điều lệ là việc làm quan trọng khi thành lập một công ty mới. Bởi doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ mới có thể đăng ký kinh doanh đúng quy định. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).

Thông thường, đối với ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của mình. Ví dụ, có thể kê khai từ 5 triệu hay 5 tỷ. Bởi không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa trong trường hợp này. Chỉ cần lưu ý là nếu kê khai vốn điều lệ quá thấp đôi khi sẽ ảnh hưởng đến một phần uy tín của công trong mắt đối tác kinh doanh.

Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định được quy định dựa theo ngành nghề. Trường hợp này quy không quy định về mức vốn điều lệ tối đa, nhưng lại có quy định về vốn điều lệ tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

Chuẩn bị địa chỉ cho công ty giáo dục mầm non phù hợp quy định:

Địa chỉ đặt công ty giáo dục mầm non phải bên trong lãnh thổ Việt Nam. Cấm đặt công ty ở khu vực nhà chung cư, nhà tập thể. Công ty phải sử dụng địa chỉ thật, cấm dùng địa chỉ giả. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của bạn bè, người thân để làm địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Hơn nữa, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trong trường hợp kinh doanh giáo dục mầm non thì địa điểm hoạt động kinh doanh sẽ có những quy định về độ vệ sinh, an toàn, do đó, doanh nghiệp cần tuân thủ điều kiện về địa chỉ hoạt động kinh doanh.

Điều kiện thành lập công ty giáo dục mầm non

Khi thành lập công ty giáo dục mầm non thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

Điều kiện về giấy phép: Đào tạo thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu về giấy phép. Do đó, doanh nghiệp cần xin giấy phép hoạt động đào tạo tại Sở Giáo dục và đào tạo, sau đó mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

Điều kiện về chứng chỉ: Doanh nghiệp cần chuẩn bị chứng chỉ liên quan của các nhân sự đảm nhận công tác giảng dạy trong trường học.

Điều kiện về vốn: Ngành nghề giáo dục yêu cầu cụ thể về mức vốn pháp định cần có. Nhưng mức vốn này còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn chọn kinh doanh.

Điều kiện ngành nghề: Khi thành lập công ty giáo dục mầm non thì doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp, liên quan để có thể tiến hành dịch vụ giáo dục mầm non và áp mã ngành chính xác để tiến hành kinh doanh giáo dục mầm non.

Cụ thể, khi thành lập công ty giáo dục mầm non, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh ngành nghề sau:

8511: Giáo dục nhà trẻ. Nhóm này gồm: hoạt động giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi, chăm sóc giúp cho trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, tập trung vào các hoạt động tập thể và được thiết kế để cho trẻ em làm quen với môi trường kiểu trường học.

8512: Giáo dục mẫu giáo. Nhóm này gồm: hoạt động giáo dục trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Các hoạt động giáo dục này tập trung vào các hoạt động tập thể và được thiết kế để cho trẻ em làm quen với môi trường kiểu trường học.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể không cần chuẩn bị điều kiện ngành nghề và có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mới được đi vào hoạt động.

Hồ sơ thành lập công ty giáo dục mầm non

Để thành lập công ty giáo dục mầm non thì doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ chi tiết gồm:

  • Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty giáo dục mầm non.
  • Điều lệ công ty giáo dục mầm non.
  • Danh sách các cổ đông hoặc thành viên của công ty
  • Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao).
  • Nếu là tổ chức thì cần thêm giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.

Doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và đầu tư thì thường được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày.

Những thủ tục cần hoàn tất sau khi thành lập công ty giáo dục mầm non

Sau khi thành lập công ty giáo dục mầm non, doanh nghiệp cần hoàn tất những thủ tục sau, để đảm bảo công ty thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh:

Thực hiện góp vốn vào công ty giáo dục mầm non:

Doanh nghiệp có thể thực hiện góp vốn bằng tài sản hoặc tiền mặt. Tài sản được định giá theo sự thống nhất của doanh nghiệp.

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Tiến hành công bố thông tin công ty:

  • Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định để tránh bị xử phạt hành chính.
  • Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.
  • Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh và Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Công ty giáo dục mầm non cần mua chữ ký số:

  • Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.
  • Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Thực hiện làm tài khoản ngân hàng cho công ty:

Mỗi công ty sau khi thành lập đều phải có tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch. Do đó, công ty giáo dục mầm non cũng cần mở một tài khoản riêng cho doanh nghiệp mình. Chủ doanh nghiệp cần mang theo con dấu công ty, CMND, giấy đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản. Hơn nữa, phải lưu ý là phải báo số tài khoản lên cho Sở KH &ĐT.

Thực hiện kê khai và đóng thuế

Công ty giáo dục mầm non cần thực hiện kê khai và nộp tờ kê khai thuế đầy đủ, đúng thời hạn sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh.

Hơn nữa, doanh nghiệp cần đóng những loại thuế như:

  • Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng theo mức lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp.
  • Thuế môn bài, đóng sau khi công ty thành lập, trong vòng 30 ngày. Mức thuế môn bài do mức vốn điều lệ công ty kê khai quyết định.

Đăng ký sử dụng dịch vụ kế toán hay thuê kế toán riêng:

Công ty giáo dục mầm non sẽ cần thuê kế toán thuế khi thành lập công ty để thực hiện các công việc liên quan đến kê khai, nộp tờ kê khai thuế và đóng thuế đúng quy định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của Chúng tôi.

Khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu:

Khắc con dấu sau khi có mã số thuế là việc quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Doanh nghiệp thiết kế và đặt khắc con dấu đúng quy định, sau đó thực hiện thủ tục công khai mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Cần chuẩn bị vốn như thế nào khi thành lập công ty giáo dục mầm non?

Trên thực tế thì vốn tối thiểu cần có khi thành lập công ty giáo dục mầm non sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính, kinh tế của từng doanh nghiệp và quy định của từng ngành nghề kinh doanh. Do đó, mức vốn tối thiểu này sẽ do doanh nghiệp quyết định một phần.

Bên cạnh vốn tối thiểu, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý đến một số loại vốn khác như vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ. Khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với  khả năng, điều kiện của công ty mình hoặc tùy theo quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu gì về vốn thì có thể đăng ký kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào mong muốn hay tài chính công ty.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định hay vốn ký quỹ thì cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định, tức là phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu ít nhất ngang bằng với vốn pháp định hoặc đăng ký nhiều hơn, chứ không được ít hơn so với mức vốn pháp định.

Kinh nghiệm kinh doanh giáo dục mầm non

Nhu cầu mở các lớp mầm non ngày càng tăng cao do nhu cầu thực tế cuộc sống. Muốn khởi nghiệp thành công với việc mở lớp dạy mầm non thì bạn cần đặc biệt chú ý một số kinh nghiệm hữu ích sau

Chuẩn bị mặt bằng, cơ sở vật chất

Mặt bằng và cơ sở vật chất rất quan trọng, là vấn đề tiên quyết việc bạn có mở được cơ sở hay không bởi nếu không đảm bảo được các vấn đề trên thì sẽ không đạt theo kết quả thẩm định của cơ quan chức năng, điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể xin được giấy phép hoạt động kinh doanh.

Bạn cần đảm bảo thiết kế xây dựng đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khuôn viên trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài, xây dựng cổng đảm bảo an toàn cho bé.
  • Diện tích phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo mật độ tối thiểu 1,5m2/trẻ.
  • Phòng ngủ: tối thiểu 1,2m2/trẻ
  • Phòng vệ sinh diện tích trung bình tối thiểu là 0,4m2/trẻ
  • Yêu cầu của người quản lý trường mầm non:
  • Có tối thiểu bằng trung cấp
  • Dưới 65 tuổi
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý/chứng chỉ bồi dưỡng mầm non ít nhất 30 ngày.
  • Yêu cầu của Hiệu trưởng mầm non cũng tương tự, cần hoàn thành chương trình nghiệp vụ quản lý giáo dục.

Xây dựng kế hoạch quản lý giáo viên, học sinh

Để trường hoạt động hiệu quả lâu dài, thì không thể không kể đến tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non, chính vì thế việc tuyển dụng giáo viên mầm non tâm huyết với nghề là cực kỳ quan trọng.

Các chủ trường, hiệu trưởng mầm non chắc hẳn cũng khá đau đầu trong việc tuyển dụng những giáo viên có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức, có tình yêu thương tôn trọng trẻ em…

Ngoài đội ngũ giáo viên, nhà trường nên cân đối với số lượng học sinh: Trung bình 10-15 học sinh mẫu giáo/giáo viên; 6-7 trẻ 13-18 tháng/giáo viên; 8-9 trẻ 19-24 tháng/giáo viên; 10-12 học sinh 25-36 tháng/giáo viên; 4-5 trẻ dưới 12 tháng/giáo viên. Nên chú ý không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Số lượng giáo viên cũng phải cân đối với số trẻ để tránh tình trạng một cô phải trông quá nhiều trẻ dẫn đến không quản lý và xử lý hết được các tình huống. Và lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ cũng như thương hiệu của trường.

Xây dựng giáo trình dạy học sáng tạo, dễ hiểu

Dù bạn là trường mầm non tư thục, trường mầm non song ngữ quốc tế thì chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục của bạn vẫn cần tuân theo quy định của Bộ GD & ĐT.

Và chương trình học còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, sự sáng tạo của các cô giáo trên trường mầm non.

Xây dựng thương hiệu cho trường

Đây là cách mà tất cả các trường mầm non cần phải làm chứ không chỉ riêng gì trường tư thục.
Với số lượng trường mầm non ngày càng tăng lên, việc chú trọng đến hình ảnh, chất lượng là điều cần thiết.
Marketing cho trường mầm non của mình là việc làm cần thiết.

Những thông tin hoạt động chương trình đặc biệt của nhà trường cần được khéo léo chia sẻ tới phụ huynh qua các kênh truyền thông của trường như: Website, Fanpage, Zalo,…

Những hoạt động học trên lớp, những buổi trải nghiệm dã ngoại toàn trường đem đến bao kiến thức thực tế cho trẻ mầm non nếu được các cô lưu lại, chia sẻ cũng là một hình thức xây dựng hình ảnh toàn trường.

Việc nhờ đến các cá nhân, tổ chức hỗ trợ tư vấn xây dựng hình ảnh cũng là một lời khuyên bổ ích dành cho các hiệu trưởng, quản lý mầm non tư thục lúc này.

Có thể nói khi quyết định đầu tư vào giáo dục thì quan trọng nhất là vị trí định đầu tư.Thứ hai là khâu vận hành, quản lý, người điều hành phải giỏi cả chuyên môn, quản lý, đào tạo, giám sát. Bên cạnh đó cũng cũng có những rủi ro khi khởi nghiệp với cơ sở mầm non mà bạn cần tính đến

Nếu bạn đang cần xin việc, mời tham khảo: Làm thế nào để thu hút chú ý của nhà tuyển dụng

Tính toán các rủi ro khi khởi nghiệp với cơ sở mầm non

Tính cạnh tranh cao

Rủi ro về cạnh tranh khi đầu tư trường mầm non tư thục khá lớn khi có nhiều người đầu tư mở trường. Sự cạnh tranh này sẽ gây ra khó tuyển đủ số lượng học sinh và lợi nhuận ngành sẽ giảm xuống do các trường cạnh tranh về giá. Việc cạnh tranh cũng dẫn đến việc giáo viên đòi hỏi cao, dễ nhảy việc

Để giảm thiểu cạnh tranh và vượt qua đối thủ thì giải pháp là nâng cao trình độ giáo viên, khác biệt hóa trong quy trình giảng dạy và tăng cường các giá trị cộng thêm cho học sinh. Cạnh tranh bằng chất lượng và khác biệt hóa chứ không phải cạnh tranh bằng giá cả.

Thu hồi vốn chậm

Chi phí mở trường lớn là một rủi ro khi mở trường. Đặc thù của mô hình này là thu hồi vốn chậm nên vốn phải lớn. Ban đầu do số lượng học sinh ít và trường chưa được biết đến nhiều nên chưa có lợi nhuận.
Chi phí lớn nhất là chi phí mặt bằng sau đó đến lương giáo viên. Nhiều trường mầm non do không đủ chi phí đã phải đóng cửa hoặc sang nhượng trước khi đến được thời điểm sinh lợi nhuận.

Để có thể duy trì hoạt động hiệu quả trường mầm non cần phải có một số vốn dự trù đối với cơ sở vật chất là 1 năm tiền mặt bằng. Đồng thời cũng phải dự trù khoản tiền 6 tháng lương của giáo viên ( nếu nhà đầu tư không muốn nợ lương giáo viên )

Kinh nghiệm của một số chủ trường là không nên tốn quá nhiều chi phí cho mặt bằng và cắt giảm các chi phí không cần thiết trong giai đoạn đầu.

Sai phạm các quy định, chính sách của nhà nước

Rủi ro về chính sách nhà nước cũng là một rủi ro cần tính đến. Chính sách nhà nước về giáo dục mầm non vẫn đang thay đổi và hoàn thiện. Vì vậy mà nhiều trường mầm non không đảm bảo hoạt động theo quy định sẽ gặp khó khăn với những chính sách của nhà nước.

Đơn cử như quy định về số lượng giáo viên, số lượng học sinh, quy định về cơ sở vật chất, quy định về vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Tốt nhất nên tuyển dụng giáo viên tốt nghiệp bằng cấp chính quy tối thiểu từ trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Nhà đầu tư cũng phải là người trong nghề để có thể quản lý hiệu quả.Ít nhất nên tham gia học trung cấp mầm non 1 năm ( hệ Văn bằng 2 mầm non )

Để có lợi nhuận thì phải tính toán kỹ càng về tác động của yếu tố bên trong (Điểm mạnh, điểm yếu) và yếu tố bên ngoài (Cơ hội, thách thức) để có thể xây dựng mô hình tốt. Tối ưu chi phí trong quá trình hoạt động để có lợi nhuận.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Biên tập viên
Biên tập viên
Biên tập viên Nắng Xanh. Chuyên biên tập cập nhật nội dung mới nhất về công nghệ, công ty... Xem thêm
FollowAction (17345) - LikeAction (17545) - WriteAction (325)