7 điều cần lưu ý khi làm SEO cho website trường học

Vào đầu năm nay, một cuộc khảo sát với 726 học sinh Trung học phổ thông bắt đầu tìm kiếm về các trường Đại học. Tìm kiếm online là phương pháp đứng đầu được sử dụng bởi các ứng cử viên vào Đại học để tìm hiểu về các trường cũng như học phần, và phương pháp phổ biến thứ hai được sử dụng trong cả thời gian đang mùa tuyển sinh và ngay sau đó.

Mục lục

7 điều cần lưu ý khi làm SEO cho website trường học

  • Bạn là một sinh viên có hứng thú làm SEO?
  • Bạn muốn áp dụng những mục tiêu marketing và mục đích cho năm học tới, và SEO là một phần trong đó?
  • Bạn lo lắng không biết nên bắt đầu từ đâu?

Đừng quá lo lắng! Trong bài viết ngày hôm nay, DỊCH VỤ SEO NẮNG XANH sẽ cung cấp cho bạn một vài mẹo để phát triển website của bạn thật hiệu quả.

Vào đầu năm nay, một cuộc khảo sát với 726 học sinh Trung học phổ thông bắt đầu tìm kiếm về các trường Đại học. Tìm kiếm online là phương pháp đứng đầu được sử dụng bởi các ứng cử viên vào Đại học để tìm hiểu về các trường cũng như học phần, và phương pháp phổ biến thứ hai được sử dụng trong cả thời gian đang mùa tuyển sinh và ngay sau đó.

7 điều cần lưu ý khi làm SEO cho website trường học

Tuy nhiên, với bậc học cao hơn cũng đối mặt với những thử thách riêng biệt khi làm Seo. Những website Đại học thường được phân chia bởi các trường, khóa học cũng như phòng ban. Việc này có thể dẫn tới việc có rất nhiều người tham gia vào quá trình SEO, và thường là không có một bản đồ chỉ dẫn rõ ràng để sát sao theo dõi việc tổ chức.

Thêm vào đó, việc khoa IT của một trường Đại học sở hữu khả năng phát triển website là chuyện không xa lạ gì, cũng như việc tạo ra một backlog để thay đổi một số kĩ thuật SEO cần thiết. Trải qua nhiều lần làm việc với các trường Đại học cũng như Cao đẳng về SEO thì chúng tôi nhận thấy những vấn đề xảy ra trong môi trường này rất khác biệt so với các lĩnh vực khác. Chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu và đúc kết được những điều cần chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay.

Khi bạn bắt đầu ưu tiên hóa những kế hoạch marketing và các thủ thuật SEO khi mới bước vào năm học mới thì đây sẽ là 7 thử thách lớn nhất về SEO mà các trường Đại học cũng như những khu vực cần được ưu tiên nhất.

Thực hiện kiểm nghiệm SEO

Trước khi bạn có thể cải thiện xếp hạng thuần của mình thì bạn phải hiểu được phải làm những gì. Thực hiện mội bài kiểm nghiệm SEO sẽ giúp bạn nhận định và ưu tiên được các thủ thuật. Việc này hết sức đặc biệt khi một số những thủ thuật bao gồm các thay đổi kĩ thuật trang.

Thông thường, một phòng ban IT sẽ có một backlog gồm các yêu cầu và thay đổi trang. Các công cụ như Screaming Frog, ahrefs, SEMrush và Deep Crawl cung cấp các phương tiện đo lường dựa trên nhiều yếu tố xếp hạng của SEO và còn có ích khi xác định sức khỏe SEO của website bạn. Xem thêm hướng dẫn làm seo cho website.

Có suy nghĩ “Di động trước tiên”

Google đã thông báo rằng trong những tháng tiếp theo thì họ sẽ áp dụng chiến thuật index “di động trước tiên” Nói cho dễ hiểu thì những phiên bản di động của các website sẽ được xem là phiên bản mặc định để Google tạo ra xếp hạng danh sách thứ tự tìm kiếm, chứ không còn là phiên bản máy bàn nữa.

Việc chuyển hướng tới di động này có thể sẽ là một vấn đề với các trường Đại học, bởi có rất nhiều website và hệ thống quản lý nội dung đều được điều hành dưới một tên miền bao quát. Việc này đồng nghĩa rằng sẽ có những phần trong các website trường Đại học đó sẵn sàng với thiết bị di động, nhưng cũng có những phần chưa có gì chuẩn bị.

7 điều cần lưu ý khi làm SEO cho website trường học

Bạn cũng phải nhớ rằng, những công cụ kiểm tra độ thân thiện với di động của Google sẽ hoạt động theo nguyên lí từ từng trang một (page-by-page) Chính vì vậy đừng nghĩ rằng nếu như một trang trong website trường bạn thân thiện với di động thì toàn bộ website cũng như vậy.

Xem lại từ khóa và cách bạn đang chèn chúng vào trong nội dung site

Mặc dù có rất nhiều phần trong website các trường Đại học có thể nằm ngoài vòng kiểm soát của bạn, nhưng hầu hết những ban phòng Marketing đều có quyền kiểm soát nội dung của trang. Việc các trường Đại học đặt tên một bằng cấp và chương trình với tên một nhãn hàng có thể không xứng với từ khóa mà học sinh tìm kiếm là chuyện thường xảy ra. Trong khi Google đang ngày càng giỏi hơn với việc hiểu ngữ nghĩa, nhưng vẫn chưa đạt tới mức hoàn hảo. Hãy giúp Google học cách kết nối chúng bằng cách chèn từ khóa cà cụm từ nhãn hàng vào nội dung.

Hãy xem xét các cụm từ bạn đang sử dụng trong trang. Cho dù cấp độ tên nhãn hàng khá thấp thì bạn cũng có thể viết nội dung kết hợp với những từ khóa quan trọng khác để gia tăng cấp độ cho cụm tìm kiếm. Bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra lại các phần mềm bởi vì thuật ngữ thường thay đổi theo thời gian. Google báo cáo rằng 15% cụm tìm kiếm vào năm ngoái là những cụm chưa tìm thấy bao giờ. Đó là gần 1 triệu cụm tìm kiếm độc nhất mới xuất hiện vào mỗi ngày!!!

Chính vì vậy, hãy cân nhắc xem lại và duyệt lại danh sách từ khóa thường xuyên. Xem thêm 17 cách cải thiện SEO website của bạn.

Tránh việc đăng trùng lặp nội dung

Có rất nhiều website thường xuyên vô ý đăng tải trùng lặp nội dung, nhưng việc nhận ra nội dung trùng lặp và thông báo cho Google biết phiên bản chứa nội dung nào mới là thứ bạn muốn hiển thị trong kết qảu tìm kiếm thuần là hết sức quan trọng. Thông thường sẽ có 3 thủ phạm sau đây nằm đằng sau việc đăng tải trùng lặp nội dung của các website: giao thức bảo vệ (Secure Protocol), tham biến URL (URL parameter) và blog.

Google đã từng cho biết rằng sử dụng giao thức bảo vệ có thể cho website một góc cạnh nằm trong xếp hạng tìm kiếm thuần, cho nên có nhiều website đã áp dụng thủ thuật này. Tuy nhiên, có những website quên phải chuyển hướng các phiên bản không có bảo vệ (HTTP) tới phiên bản bảo vệ (HTTPS).

HTTP và HTTPS xuất hiện như là hai URL khác nhau với Google, chính vì vậy mà khi Google tìm thấy cả hai phiên bản thì cả hai đều sẽ bị index và xếp hạng, tạo ra việc trùng lặp nội dung. Một vấn đề nữa với Google chính là tham biến (parameter). Sau đây là một ví dụ từ trang quyên góp của JMU:

7 điều cần lưu ý khi làm SEO cho website trường học

Bạn hãy để ý tới việc URL hoàn toàn giống nhau trừ tham biến “dids”. Google nhận dạng từng URL là một tham biến độc nhất như là một trang độc nhất. Trong trường hợp này, JMU sử dụng tham biến “dids” để xác định rõ người tặng quyên góp tới ai. Đây chính là trang chỉ có hóa đơn quyên góp được biến đổi thành.

VIệc một trong những URL này xếp thứ hạng đứng đầu hết tất cả có thể gây ra rắc rối.; việc này có thể xuyên tạc một cách bất công với cách những sự quyên góp này nhận được nhiều viện trợ. Bằng cách nhận diện nhữngg tham số cần được loại trừ nằm trong Google Search Console thì ta không chỉ có thể sửa chữa chúng mà còn có thể tránh được ngay từ đầu.

Blog cũng có thể dẫn tới việc trùng lặp nội dung

Ví dụ như một trường Đại học có khoảng 10 trang blog được điều hành bởi nhiều thầy cô, học sinh, cũng như trường học. Đôi khi nội dung sẽ bị sao chép và đăng tải lên nhiều trang blog này bởi vì mỗi trang có một lượng khán giả riêng biệt còn nội dung thì lại có thể tiếp cận được tới nhiều thành phần khán giả.   Hãy nhìn vào hai bài blog sau, ta có thề thấy chúng có nội dung y như nhau ngay từ tiêu đề.

7 điều cần lưu ý khi làm SEO cho website trường học

Trong trường hợp này thì bạn nên sử dụng canonical tag để xác định phần nội dung nên được nhận lợi ích SEO Web và là phiên bản nên được Google xếp hạng là nội dung nào.

Quan tâm tới tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một yếu tố Google dùng để xếp hạng trong nhiều năm qua. Một trong những vấn đề thường thấy ảnh hưởng tới tốc độ trang chính là kích cỡ hình ảnh. Việc các website trường Đại học có nhiều người thêm nội dung đính kèm hình ảnh vao trang là rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đăng tải hình ảnh đều đang điều chỉnh hình ảnh cho phù hợp với webiste.

7 điều cần lưu ý khi làm SEO cho website trường học

Ví dụ bên trên cho thấy hai hình ảnh. Hình bên trái chỉ có 194 pixel chiều rộng, đây là kích cỡ gốc của hình ảnh được tải lên trang. Hình bên phải thì có 783 pixel độ rộng và có kích cỡ tập tin là 143K. Giả dụ như hình ảnh được điều chỉnh kích cỡ lại chỉ còn 194 pixel thì kích cỡ tập tin cũng được giảm xuống 88 phần trăm. Việc điều chỉnh kích cỡ hình ảnh có thể giúp cải thiện tốc độ tải trang về lâu về dài, và đây là điều mà các nhà Marketing học sinh có thể điều khiển được.

Những tool miễn phí online như là Compressor.io có thể giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng điều chỉnh kích cỡ hình ảnh mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Bạn cũng có thể thử tool mới được sửa đổi Test My Mobile Site của Google, tool này có công dụng thông báo cho bạn biết trang bạn đang tải nhanh ra sao và bạn đang nằm ở vị trí nào so với các đối thủ cùng ngành. Google thậm chí sẽ gửi cho bạn một bảng báo cáo với đầy đủ lời khuyên cụ thể phải sửa chữa những gì cho tốc độ trang.

Inbound link thường là thể loại link khó có thể có được nhất nhưng lại đem lại rất nhiều giá trị tuyệt vời. Tuy nhiên, khi mà các website thiết lập lại thiết kế hoặc thay đổi cũng như bị dời đi thì có thể có link bị hư. Những link ngoài (external link) từng dùng để dẫn link tới những website hiện hàng nay đã bị gãy, cũng như những inbound link đó đã mất đi lợi ích SEO.

Việc tái chủ quyền đường link đại diện cho một cơ hội tuyệt vời cho nhiều website giành lại được các inbound link giá trị một cách nhanh chóng chỉ bằng việc sửa link hỏng. Bạn hỏi rằng vậy thì có ảnh hưởng gì? Trang Virginia Tech lấy kiêu hãnh với gần 8 triệu inbound link của họ, nhưng trong đó có hơn 400,000 inbound link bị hỏng, bằng việc sử những link này thì Virginia Tech đã gia tăng gần 6% inbound link có ích cho SEO.

Đo lường, tiếp cận và hiểu rõ giá trị SEO

Làm SEO đòi hỏi nhiều công sức và phải tiếp cận tới nhiều khía cạnh trên website của bạn. Vậy bằng cách nào bạn biết được cố gắng của bạn đang đem về những thành quả xứng đáng? Phân tích đo lường dữ liệu là một nơi bạn có thể bắt đầu. Việc đo lường không chỉ lượt Pageview rất quan trọng nếu như bạn muốn có thể cũng như thử nghiệm được cách traffic thuần đang hưởng ứng lại lời kêu gọi hành động (call-to-action) của bạn ra sao. Đặt ra mục tiêu và xem xem traffic thuần của bạn đạt tới đâu của mục tiêu được đề ra.

Với các website Đại học thì việc tìm thấy các tool trung gian như là tool quá trình quá việc nộp đơn nằm trong website không có gì là lạ. Hầu hết những tool trung gian này không cho phép Google Analytics theo dõi mã code nằm trong tool. Việc cân nhắc tạo ra một mục tiêu có thời gian xác định trong Google Analytics để theo dõi khi một khách viếng thăm bắt đầu quá trình nộp đơn và theo dõi lượt PageView để xem khách quay trở lại trang của bạn bao nhiêu khi mà đơn nộp đã được submit. Bán muốn tham gia Khóa học SEO Online.

Việc này sẽ cho phép bạn phân tích được có bao nhiêu người bắt đầu quá trình nộp đơn, bao nhiêu người hoàn thành quá trình và thậm chí cho bạn cung cấp những quảng cáo tái hướng tới trường cho những người không hòa thành quá trình. Chúc bạn thành công! Nếu các bạn gặp khó khăn hãy liên hệ với dịch vụ seo web của chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Quy trình SEO website trường học

Năm 2013 tôi từng chia sẻ với cộng đồng SEO Việt Nam về quy trình SEO tổng quan mà tôi đã áp dụng. Đến thời điểm hiện tại quy trình này đã có những điểm không còn phù hợp với các thuật toán của Google.

Tại bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà tôi thường chia sẻ tới các bạn học viên tại khóa đào tạo SEO của tôi và có những kết quả rất khả quan từ các học viên.

Vì vậy hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà Chúng tôi đang áp dụng rất hiệu quả trong năm nay. Nào bây giờ bạn hãy bắt đầu nhé!

Bước 1: Xây dựng bộ từ khóa SEO

Tôi thường bắt đầu một dự án SEO bằng cách nghiên cứu từ khóa, bởi các hoạt động của quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đều xoay quanh các từ khóa.

Nếu chọn lựa sai từ khóa, bạn có thể sẽ chọn nhầm những từ khóa có độ cạnh tranh cao và đối thủ quá mạnh không phù hợp nên ở thời điểm hiện tại bạn không đủ khả năng cạnh tranh. Hoặc đôi lúc bạn lại chọn lựa những từ khóa có quá ít lượt tìm kiếm, điều này cũng không mang lại hiệu quả kinh doanh nhưng tiêu tốn khá nhiều nguồn lực của bạn.

Để tìm từ khóa SEO, bạn có thể dựa vào sự hiểu biết của mình về ngành nghề hoặc sản phẩm muốn làm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng công cụ Google autocomplete (tại Việt Nam mọi người hay gọi là Google Suggest) để nhận được những gợi ý về từ khóa liên quan.

Bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm của Google và Google sẽ trả về danh sách các từ khóa liên quan (xem ảnh dưới đây)

Những từ khóa được gợi ý thường là những từ khóa tuyệt vời bởi đây là những từ khóa do người dùng tìm kiếm và được gợi ý từ chính Google.

Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra ở phía cuối trang kết quả tìm kiếm để thấy phần các tìm kiếm liên quan và có thể tham khảo tiếp những từ khóa gợi ý khác

Thông thường bạn sẽ nhận được thêm rất nhiều từ khóa mới và các từ khóa này có xu hướng là những từ khóa dài hơn, và có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khóa ngắn.

Tuy nhiên các từ khóa dài này lại có lưu lượng tìm kiếm khá thấp và vì vậy bạn có thể SEO lên TOP nhanh hơn.

Nếu bạn muốn kiểm tra lưu lượng tìm kiếm và xác định mức độ cạnh tranh của các từ khóa đó, bạn có thể sử dụng các công cụ dưới đây:

  • Google Keywords Planner
  • Keywordtool
  • Ubersuggest
  • SEMrush

Bạn hãy cố gắng tìm kiếm và lựa chọn một số từ khóa liên quan và tiếp tục đến bước thứ 2.

Bước 2: Phân tích 10 kết quả trên trang nhất Google

Bạn đã có một số từ khóa từ bước 1, bây giờ là lúc bạn có thể nhập các từ khóa đó lên thanh tìm kiếm của Google và hãy bắt đầu nghiên cứu 10 kết quả đầu tiên trên SERP.

Ví dụ như ảnh trên, tôi đã thực hiện truy vấn kế hoạch seo và nhận thấy các website trả về khá nhiều chủ đề khác nhau. Nhưng nổi bật nhất vẫn là một số bài viết được biên tập theo hướng danh sách/các bước lập kế hoạch SEO.

Để hiểu sâu hơn về những nội dung mà đối thủ đang cung cấp, tôi tiếp tục truy cập vào các kết quả để đọc kỹ các nội dung từng bài. Sau khi đọc kỹ tôi đã phần nào nhận thấy chủ đề kế hoạch SEO này đã có những thông tin gì được nhắc tới và cũng nhận ra còn có những thông tin nào đó mà tôi có thể chia sẻ tốt hơn.

Đến bước này tôi đã có thể viết bài nhưng để chắc mình đang biên tập một nội dung chất lượng tôi đã tiếp tục chuyển sang bước 3.

Bước 3: Tối ưu hóa ý định tìm kiếm

Ý định tìm kiếm (Search intent) từ lâu đã trở thành một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng của Google. Để SEO thành công trong những năm tiếp theo chắc chắn bạn không thể không tìm hiểu về khái niệm này.

Bạn hãy hình dung trước đây những người quản lý trang web thường dành thời gian để viết rất nhiều nội dung để tương ứng với những từ khóa cần SEO. Phương thức này thực ra cũng rất hiệu quả, tuy nhiên nó cũng kèm theo những rủi ro nhất định như:

Có quá nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề trong khi chủ đề đó gần như không có nhiều sự thay đổi. Từ đây xuất hiện sự trùng lặp về nội dung trên trang web của họ.

Mặc dù những người quản lý website cũng cố gắng thực hiện các kỹ thuật như tối ưu liên kết nội bộ, hoặc sử dụng các thẻ canonical cho những bài viết đó tuy nhiên vẫn không thể giúp website chiếm vị trí cao trên bảng xếp hạng của Google.

Về cơ bản người dùng có một số ý định tìm kiếm sau:

  • Tìm kiếm thông tin
  • Tìm kiếm mua hàng
  • Tìm kiếm điều hướng

Bằng việc thấu hiểu ý định chính xác mà người dùng đang mong muốn, bạn có thể tạo ra được những nội dung tuyệt vời.

Bước 4: Sáng tạo nội dung chất lượng hơn

Nội dung luôn luôn là điều quan trọng nhất đối với bất kỳ website nào. Khi nói tới sáng tạo nội dung chất lượng bạn có thể chọn cách xây dựng sau:

  • Nội dung nổi bật hơn
  • Nội dung khác biệt

Tạo ra nội dung nổi bật hơn

Tất cả những gì bạn cần làm là hãy làm cho nội dung của bạn tốt hơn nhiều lần so với đang có sẵn.

Ví dụ: Giả sử bạn cần SEO từ khóa: “cách tối ưu thẻ tiêu đề“, và trên kết quả tìm kiếm đều đang có khoảng 10-15 cách tối ưu. Nên nếu lúc này bạn tạo bài viết với khoảng 20 hay 30 cách tối ưu thì có vẻ như không có gì nổi bật hơn. Và chắc chắn để có vị trí cao bạn cần thực hiện nhiều cách làm SEO khác mới có thể đẩy TOP từ khóa này.

Vì vậy để làm nổi bật hơn bạn có thể tạo ra bài viết với hàng trăm cách để tối ưu tiêu đề. Nếu làm được như vậy chắc chắn bạn sẽ tạo ra được một nội dung cực kỳ nổi bật.

Hoặc cách khác, bạn có thể vẫn tạo ra danh sách 20 cách tối ưu tiêu đề nhưng là tập hợp của 20 chuyên gia hàng đầu. Những cách viết như này chắc chắn sẽ giúp bạn có nội dung nổi bật hơn so với đối thủ hiện tại.

Tạo ra nội dung khác biệt

Hãy nhớ rằng chúng ta luôn luôn mong muốn nhận được những thông tin mới hơn và tốt hơn những gì đã có. Và Google chắc chắn cũng vậy, nếu bạn có thể tạo ra những nội dung tốt hơn và hoàn toàn khác với những gì đang có sẵn chắc chắn bạn có thể chiếm vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm.

Tôi cũng có thể SEO từ khóa này với chủ đề về mẫu kế hoạch SEO bởi đây cũng là ý định tìm kiếm mà người dùng khá quan tâm. Tuy nhiên trong thời điểm trước đấy tôi thấy rằng chỉ cần cung cấp nội dung như vậy là đã đủ để xếp hạng tốt.

Tất nhiên để khác biệt tôi cũng có thể tạo bài viết với chủ đề về kế hoạch SEO 6 tháng – 12 tháng, hoặc kế hoạch SEO tổng thể hoặc kế hoạch SEO cho từng lĩnh vực khác nhau,

Cuối cùng tôi đã chọn một chủ đề chất lượng mang tính tổng quan nhất.

Cụ thể với ví dụ về truy vấn lập kế hoạch SEO tôi đã tạo ra bài viết: “Lập kế hoạch SEO: Cẩm nang từ A – Z” bài viết với hơn 14 bước thực hiện.

Và như các bạn thấy, hiện tại bài viết của tôi vẫn chiếm vị trí TOP1 trên Google với truy vấn liên quan tới kế hoạch SEO và trong Search Console thống kê thì tỉ lệ nhấp của bài viết này của tôi cũng khá tốt.

Trong tương lai, có thể tôi sẽ cập nhật thêm những nội dung về file mẫu kế hoạch SEO hay các kế hoạch SEO theo từng giai đoạn 1 – 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng… Chắc chắn với cách tổ chức nội dung như vậy tôi đã tạo ra được một nội dung vượt trội hơn tất cả những nội dung hiện có.

Bước 5: Tối ưu hóa On-page

On-page SEO là bước vô cùng quan trọng để tối ưu hóa nội dung cũng như từ khóa cần SEO.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO onpage bạn có thể tham khảo chủ đề này trên Chúng tôi Academy hoặc tham khảo video dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Tối ưu liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là những liên kết qua lại trong website của bạn, việc tạo ra các liên kết trong bài viết sẽ giúp Googlebot lập chỉ mục và hiểu tất cả các trang trên website của bạn.

Trong hướng dẫn quản trị trang web Google cũng khuyên chúng ta nên sử dụng các liên kết nội bộ để tối ưu SEO được tốt hơn.

Trong quá trình tối ưu liên kết nội bộ hãy lưu ý tới cách đặt anchor text sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Việc tối ưu các anchor text phù hợp với ngữ cảnh sẽ giúp người dùng dễ nhấp vào các liên kết đó hơn và Google sẽ nhận ra bạn đang tạo ra một trang web chứa những thông tin thực sự hữu ích.

Tối ưu đường dẫn URL ngắn và chứa từ khóa

Ngay từ những ngày đầu tiên làm SEO, tôi đã để ý Google có vẻ như rất thích các đường dẫn ngắn. Cụ thể như độ dài của các đường dẫn trên Blogspot thường có số lượng ký tự dưới 70.

Hay Google cũng đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về tối ưu Breadcrumb dành cho người phát triển trang web để tối ưu hiển thị URL trên kết quả tìm kiếm.

Tối ưu từ khóa ngữ nghĩa

Một trong những kỹ thuật quan trọng của SEO onpage là tối ưu từ khóa ngữ nghĩa. Tại một bài viết khác tôi sẽ chia sẻ với các bạn sâu hơn về từ khóa ngữ nghĩa (LSI Keyword).

Một trong những cách để tìm kiếm từ khóa ngữ nghĩa sáng tạo và thông minh đó là sử dụng công cụ Google.

Đầu tiên bạn có thể nhập từ khóa và tìm kiếm trên Google bình thường, sau đó bạn cuộn xuống và xem các từ khóa ở phần cụm từ tìm kiếm liên quan

Hoặc bạn có thể thực hiện một truy vấn trên Google hình ảnh và xem các cụm từ Google gợi ý có liên quan tới chủ đề bạn đang muốn SEO không? Lưu ý rằng cách tìm kiếm này đôi lúc không hiệu quả.

Sau khi tìm được các từ khóa liên quan, bạn hãy khéo léo nhắc tới chúng trong bài viết thay vì chỉ tập trung vào 1 từ khóa duy nhất. Điều này sẽ giúp Google hiểu rõ chủ đề bạn đang muốn nói tới và gia tăng khả năng lên TOP cho website của bạn.

Tối ưu dữ liệu có cấu trúc

Ngày nay Google khá ưu tiên hiển thị những nội dung hữu ích, bạn có thể nhận thấy rất nhiều nội dung có những định dạng hiển thị đẹp và bắt mắt. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và tối ưu nội dung của bạn chuẩn theo những yêu cầu kỹ thuật của Google. Rất có thể bạn sẽ có cơ hội có được những kết quả tuyệt vời.

Nếu bạn muốn tìm hiểu ngay, bạn có thể tham khảo các nội dung về dữ liệu có cấu trúc tại blog của Google. Về kỹ thuật tối ưu dữ liệu có cấu trúc này tôi sẽ chia sẻ với các bạn sâu hơn tại một bài viết khác.

Bước 6: Làm đẹp bài viết

Một nội dung có thiết kế kém bắt mắt sẽ rất khó tạo thiện cảm đối với người đọc. Bạn tưởng tượng khi truy cập vào một trang web và thấy một nội dung toàn chữ và có định dạng rất khó đọc.

Đó là lý do tại sao tôi dành rất nhiều thời gian để tối ưu lại trang web và trình bày bài viết thật bắt mắt với những hình ảnh được đầu tư kỹ lưỡng.

Sử dụng ảnh chụp màn hình

Bạn có thể nhận thấy tôi thường sử dụng khá nhiều ảnh chụp màn hình cho mỗi bài viết. Tuy nhiên tôi không chỉ sử dụng ảnh chụp màn hình chỉ để minh họa cho nội dung đang trình bày.

Tôi cố gắng sử dụng ảnh màn hình để giúp người đọc có thể hiểu rõ các bước cần thực hiện cụ thể.

Sử dụng biểu đồ trực quan

Giống như bài viết này nếu như phần quy trình với 8 bước tôi chỉ liệt kê theo dạng danh sách các bạn vẫn có thể nhớ tốt, tuy nhiên khi tôi đưa vào thành một hình ảnh cụ thể thì các bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ và dễ hiểu hơn.

Sử dụng code làm nổi bật nội dung

Như các bạn thấy trong các bài viết của tôi thường có những đoạn quote hoặc những đoạn hướng dẫn được bôi màu nền. Điều này giúp ích rất nhiều cho những phần nội dung không có hình ảnh. Việc tạo sự nổi bật trong cách trình bày nội dung cũng giúp người đọc dễ theo dõi hơn và có trải nghiệm tốt hơn khi truy cập vào website của bạn.

Thiết kế banner và các hình ảnh minh họa ấn tượng

Nếu có thể bạn hãy đầu tư 1 chút thiết kế cho các hình ảnh minh họa của mình, Google rất thích những hình ảnh độc đáo và người dùng cũng vậy. Tôi nhận thấy có rất nhiều người thường xuyên sử dụng các hình ảnh do tôi thiết kế để tái sử dụng lại cho website của họ. Điều ấy chứng tỏ hình ảnh đó thật sự có giá trị và hữu ích nên họ mới sao chép.

Một bài viết có chứa các hình ảnh bắt mắt, ấn tượng sẽ giúp người đọc ở lại trên trang lâu hơn và điều này sẽ giúp website của bạn được Google đánh giá tốt hơn.

Bước 7: Tối ưu Offpage SEO

Sau khi đã hoàn thiện nội dung, tối ưu Onpage thì đây là lúc bạn cần thực hiện các chiến dịch SEO Offpage để giúp cải thiện E-A-T cho website. Ví dụ như tích cực quảng bá và xây dựng các backlink trỏ về trang nội dung cần SEO.

Ngoài những cách quảng bá bài viết cơ bản như tự chia sẻ lên mạng xã hội hay viết bài giới thiệu trên các blog khác. Bạn có thể thực hiện một trong số những chiến lược Offpage dưới đây để tối ưu cho trang web của mình.

Bạn có thể sử dụng Ahrefs để nghiên cứu hồ sơ backlink của đối thủ và từ đó lên kế hoạch để có được những liên kết chất lượng tương tự

Tại đây bạn sẽ nhìn thấy số lượng tên miền đang trỏ link về website của đối thủ và tổng số Backlink họ đang nhận được. Chỉ cần nhấp chuột vào bạn có thể xem chi tiết từng backlink và có thể xây dựng kế hoạch link building dựa trên những thông tin này.

Gửi email tới các trang web khác và đề nghị chèn link tới website của bạn

Bạn đã tạo ra một nội dung chất lượng, chắc chắn có rất nhiều bài viết khác có sự liên quan đến bài viết của bạn. Hãy soạn sẵn một số email để liên hệ với các Admin của các trang web đó hoặc bằng cách nào đó liên hệ với họ. Và gửi cho họ một lời đề nghị trỏ link tới bạn.

Lưu ý hãy soạn thêm cả phần nội dung mà bạn muốn họ điền thêm vào trong nội dung cũ của họ. Bởi việc đó sẽ giúp họ ra quyết định nhanh hơn khi chỉ cần copy và dán đoạn nội dung đã được chuẩn bị sẵn.

Tìm những liên kết lỗi trên website của người khác

Có những website có những liên kết không còn tồn tại có liên quan đến bạn, bạn hãy liên hệ với người quản lý web và cung cấp cho họ nội dung thay thế. Bằng cách này bạn có thể tạo thêm được mối quan hệ tốt và kết nối với họ.

Bước 8: Cải thiện hiệu quả và duy trì

Hãy cố gắng tạo ra những nội dung có giá trị lâu dài và xóa bớt những nội dung đã lỗi thời. Việc làm này giúp Googlebot không phải tốn công thu thập những dữ liệu đã không còn giá trị mà còn giúp người dùng luôn tìm thấy những thông tin thực sự bổ ích ở trên website của bạn.

Tôi đề xuất một số kỹ thuật cải thiện hiệu quả website bạn có thể áp dụng

Xóa những bài viết ít giá trị

Website Chúng tôi của tôi trước đây có phần danh mục Lịch khai giảng với hơn 70 bài viết nhưng các bài viết này có nội dung tương tự nhau và nhận thấy có sự trùng lặp về thông tin nên mới đây tôi đã quyết định xóa toàn bộ danh mục này và chỉ sử dụng 1 bài viết giới thiệu lịch khai giảng mới nhất.

Điều chỉnh lại những bài viết trùng lặp

Trên website của tôi có khá nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề, điều này không mang lại hiệu quả và giá trị cho người đọc bởi sự phân tán về nội dung. Để khắc phục tình trạng này tôi sẽ gộp các bài viết có thông tin giống nhau vào chung 1 bài và thực hiện tối ưu SEO copywriting cho bài viết đó.

Làm mới nội dung hiện tại

Các bài viết của tôi đã tồn tại từ rất lâu nên có nhiều thông tin đã lỗi thời, ngay khi phát hiện ra điều này tôi đã thực hiện rất nhiều chỉnh sửa. Tôi cập nhật thêm các nội dung mới hơn, hữu ích hơn và xóa đi những phần nội dung không còn đúng nữa.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Hiện tại chúng tôi đang có chương trình khuyến mãi thiết kế web được thiết kế logo miễn phí + tên miền + hosting + hướng dẫn quảng cáo seo tổng thể marketing online miễn phí. Hãy liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Henry Hoàng
Henry Hoàng
Chuyên gia SEO Henry Hoàng. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực seo, cải thiện % CTR cho website, nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Phân tích đánh giá độ cạnh tranh từ khóa, từ đó đưa ra định hướng SEO phù hợp. Xem thêm
FollowAction (12426) - LikeAction (12626) - WriteAction (900)